Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

04:10 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Giêng, 2011

Những quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc.

Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa. Ngược lại thì có thể đưa đến bất hạnh cho đất nước và con người liên hệ.

Giữa thế kỷ XIX trong buổi giao thời giữa hai chế độ ở Nhật Bản, trình độ văn hóa và tố chất nhân văn của các lãnh đạo các bên tranh chấp đã cứu được nước Nhật thoát khỏi cuộc nội chiến kéo dài, thoát khỏi nanh vuốt của các cường quốc Âu – Mỹ đang mở rộng thuộc địa, và mở ra thời đại canh tân, hiện đại hóa đất nước. Hai nhân vật nổi bật, nắm vận mệnh đất nước hồi đó là Saigo Takamori (1827-1877) và Katsu Kaishu (1823-1899).

Trong 15 năm giữa thế kỷ XIX tình hình chính trị ở Nhật vô cùng rối ren. Năm 1853, hạm đội của Đô đốc Perry (Mỹ) đến bến cảng Uraga đòi chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (1603-1867) mở cửa giao thương. Đến năm 1858, Nhật phải ký các hiệp ước bất bình đẳng với Mỹ và một số nước Tây phương khác. Trước tình thế đó, các phiên ở địa phương ngày càng mất tin tưởng vào khả năng của chính quyền Tokugawa trong việc giữ nước và cận đại hóa đất nước. Đặc biệt hai phiên ở phía Nam là Choshu và Satsuma tập họp lực lượng để đánh đổ chế độ tướng quân Tokugawa (thủ phủ đặt tại Edo tức Tokyo bây giờ), giành lại thực quyền cho thiên hoàng (ở Kyoto). Saigo Takamori, lúc đó là Đông chinh Đại tổng đốc, trở thành chỉ huy trưởng của lực lượng này.

Tướng quân đương thời và cũng là tướng quân cuối cùng của Tokugawa là Yoshinobu (1837-1913) thỏa hiệp bằng cách trả lại thực quyền cho thiên hoàng (tháng 10/1867) với hy vọng tham gia chính phủ mới trong đó quyền lợi của Tokugawa được duy trì. Tuy nhiên kết cuộc phía Tokugawa thấy mình bị mất quá nhiều quyền lợi, kể cả quyết định không cho Yoshinobu tham gia chính quyền mới và phải giải tán quân đội đã có từ trước, nên đã đem quân chống lại phía thiên hoàng. Cuộc nội chiến kéo dài gần nửa năm, cuối cùng Tokugawa suy yếu phải rút quân về cố thủ thành Edo. Tướng giữ thành lúc đó là tổng đốc lục quân Katsu Kaishu. Quân đội phía thiên hoàng do Saigo Takamori chỉ huy tiến về Edo chuẩn bị vây thành.

Lúc này trong thành nhiều người chủ trương tử thủ, kể cả kế hoạch dùng hỏa công thiêu chết quân đội thiên hoàng nếu họ công thành dù thành Edo phải cháy tan theo. Tình thế này buộc những nhà lãnh đạo hai bên phải có quyết định để tránh tổn thất lớn cho đất nước, trước mắt là bảo đảm sinh mạng của khoảng một triệu người đang sống trong thành. Cần nói thêm là lợi dụng tình thế rối ren, nội loạn ở Nhật, một số nước phương Tây muốn nhảy vào hòng thôn tính Nhật Bản. Cụ thể là Anh đã liên hệ với phe thiên hoàng, còn Nga và Pháp đã liên hệ với phía Tokugawa hứa sẵn sàng viện trợ để chiến thắng trong cuộc tranh chấp này. Tuy nhiên cả tướng Saigo và tướng Katsu đều cương quyết từ chối sự can thiệp của nước ngoài. Katsu nhận định rằng nếu cầu viện Nga thì ít nhất sẽ phải cắt cho họ miền đất Hokkaido (đảo lớn ở phía Bắc) và mất đất thì không thể chấp nhận được. Còn Saigo đã nói thẳng với sứ giả Anh rằng "chuyện nước tôi để chúng tôi lo, đối với chúng tôi không có gì xấu hổ hơn là cầu viện nước ngoài".

Cuối cùng, phân tích lực lượng hai bên và tình hình thế giới, và suy nghĩ về tương lai đất nước, tướng Katsu đã đi đến quyết định là phải đầu hàng quân đội thiên hoàng mới cứu được nước Nhật ra khỏi thảm họa. Ông thuyết phục phe chủ chiến trong thành và hứa sẽ đưa ra các điều kiện đầu hàng không phương hại đến tính mạng và tài sản tối thiểu của gia đình, thân tộc và quan lại của tướng quân Yoshinobu. Tướng Katsu vốn biết tiếng tướng Saigo là người bao dung, trọng nhân nghĩa và có con mắt nhìn xa trông rộng nên tự tin là Saigo sẽ chấp nhận các điều kiện đầu hàng do phía Tokugawa đưa ra.

Tượng ông Katsu Kaishu. Ảnh Trần Thanh Việt – ERCT

Cuộc đàm phán giữa hai tướng Saigo và Katsu đã diễn ra thuận lợi ngoài dự tưởng của Katsu, nhất là thái độ của Saigo đối với người chiến bại đã làm phía Tokugawa thấy yên tâm và không hề có mặc cảm của người thất thế. Theo Okazaki Hisahiko trong Học tập những người khổng lồ về trí tuệ thời Minh Trị (Nhà xuất bản Seishun, 2005), Katsu sau đó đã nói với những người chung quanh như sau: "Trong cuộc hội đàm, đối với chúng tôi, những đại thần của Tokugawa, Saigo luôn giữ thái độ tôn trọng người đối thoại. Từ đầu đến cuối ông ấy luôn ngồi thẳng, tay để trên đầu gối, không một mảy may cho thấy uy phong của người chiến thắng, không hề tỏ thái độ xem thường người chiến bại".

Phía tướng Katsu cũng trình bày nội tình của phe Tokugawa với thái độ chân thành. Saigo đã đồng ý các điều kiện đầu hàng. Ông đã về thuyết phục những người chủ chiến phía thiên hoàng. Phía thiên hoàng lúc đó không ít người chủ trương bắt phía Tokugawa phải đầu hàng vô điều kiện, kể cả xử tử hình tướng quân Yoshinobu. Nhưng với uy tín của Saigo, cuối cùng họ đã chấp nhận chấm dứt chiến tranh theo kết quả cuộc hội đàm của Saigo và Katsu. Lịch sử đã ghi lại sự kiện này bằng bốn chữ Vô huyết khai thành (mở cửa thành đầu hàng để tránh đổ máu). Tướng quân Yoshinobu được cho về sống cuộc đời ẩn dật tại Shizuoka (gần núi Phú Sĩ). Những người tài giỏi của thời Tokugawa được chính quyền Minh Trị mời cộng tác. Đặc biệt tướng Katsu được mời làm bộ trưởng hải quân vì ông nguyên là chuyên gia về kỹ thuật quân sự Tây phương, am hiểu nghệ thuật cầm quân trên biển. Hải quân của Nhật được cận đại hóa và sau này giành thắng lợi trong chiến tranh Nhật – Nga (1905) một phần to lớn có công lao của Katsu, nói rộng ra là nhờ chính sách đặt lợi ích dân tộc lên trên hết của những người lập ra chính quyền Minh Trị nên những người tài của chế độ cũ được trọng dụng.

Vài tháng sau sự kiện vô huyết khai thành, Edo được đổi tên là Tokyo (tháng 7/1868) và sau đó ít lâu Minh Trị thiên hoàng dời đô từ Kyoto về Tokyo (tháng 10/1868). Tuy nhiên một số phiên trấn phía Bắc tiếp tục chống lại chính quyền mới, đến giữa năm 1869 phiên trấn cuối cùng mới quy thuận. Một điểm đáng nói thêm ở đây là trong các cuộc hành quân đi đánh dẹp các phiên trấn này, tướng Saigo có lần được phân công cử binh đến thu phục Shonai, một phiên trấn phía Đông Bắc. Quân dân của Shonai đã nghe uy của Saigo nên lo sợ và xin đầu hàng. Cũng theo Okazaki trong sách đã dẫn, trong bàn thương lượng về điều kiện đầu hàng, thái độ của Saigo rất ôn hòa, luôn giữ lễ đối xử với người đối thoại đến nỗi người thứ ba nhìn vào bàn thương lượng không biết ai là người thắng và ai là người phải xin đầu hàng.

Tượng Saigo Takamori ở công viên Ueno, Tokyo. Ảnh Trần Thanh Việt – ERCT

Saigo Takamori xuất thân từ tầng lớp vũ sĩ cấp thấp tại phiên Satsuma (tỉnh Kagoshima ngày nay). Từ nhỏ quyết chí học tập cả văn lẫn võ. Về văn, ông theo nho học, thấm nhuần đạo đức nho giáo "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín" và triết lý "tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Khắc khổ trong học tập và tu thân đã đưa Saigo lên vị trí lãnh đạo trong thế lực tôn phò thiên hoàng sau khi hai phiên trấn Satsuma và Choshu trở thành đồng minh trong cuộc vận động đánh đổ Tokugawa để lấy lại thực quyền cho thiên hoàng.

Katsu Kaishu giống Saigo ở chỗ sinh ra trong gia đình vũ sĩ cấp thấp (Katsu thì ở Edo) và khắc khổ học tập, tu thân. Nhưng Katsu thì theo Tây học từ năm 17 tuổi vì sớm biết được sức mạnh của văn minh phương Tây. Ông nghiên cứu nghệ thuật và khoa học quân sự, nhất là lĩnh vực hải quân. Ông từng giữ chức giám đốc Trường thao luyện hải quân và là người có vai trò chủ chốt trong việc lập ra hải quân cho chính quyền Tokugawa. Vào cuối thời kỳ của chính quyền này, ông là tổng đốc lục quân. Tuy theo Tây học nhưng Katsu cũng thấm nhuần văn hóa Đông phương, hiểu được tinh hoa của đạo quân tử. Katsu cũng để lại nhiều bài thơ chữ Hán, đặc biệt bài thơ nói tâm trạng của mình khi đưa ra quyết định vô huyết khai thành được nhiều người biết đến.

Nước Nhật có cái may là ở buổi giao thời của hai chế độ và trước hiểm họa ngoại xâm, ở cả hai chiến tuyến đều có những người lãnh đạo nhìn xa trông rộng, đầy trí tuệ mà cũng đầy nhân cách của bậc quân tử. Nhờ vậy, Nhật đã chấm dứt sớm cuộc nội chiến và bước vào giai đoạn canh tân đất nước.

(Tokyo, đầu Xuân 2011)

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tinh thần võ sĩ đạo qua một số nhân vật lịch sử Nhật Bản

    08/04/2020Trần Văn Thọ (Tokyo)Nếu sống ở Nhật một thời gian tương đối dài ta sẽ nhận thấy tính cách độc đáo của người Nhật về lối giao tiếp, về nghi lễ, về cách xử thế, v.v… Nhiều người nước ngoài có thể thấy phiền toái hoặc thấy khó hiểu về lễ nghi, về cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, về quan niệm đạo đức của người Nhật. Nhưng nếu suy nghĩ kỹ ta sẽ thấy bề sâu của tính cách độc đáo ấy là sự tuyệt hảo của các quy phạm đạo đức Đông phương như nhân, nghĩa, lễ, dũng, tín.
  • Thoát Á luận

    08/06/2019Fukuzawa Yukichi - Hải Âu, Kuriki Seiichi dịchTừ thế kỷ 19, Fukuzawa Yukichi (Nhật Bản) đã viết: "Đường giao thông trên thế giới là phương tiện để làn gió của văn minh phương Tây thổi vào phương Đông. Khắp mọi nơi, không có cỏ cây nào có thể ngăn được làn gió văn minh này".
  • Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ

    14/08/2018Nguyễn Cảnh BìnhCó thể nói, ở hai ông Nguyễn Trường Tộ và Fukuzawa Yukichi (Phúc-Trạch Dụ-Cát). Có rất nhiều sự tương đồng về thời đại, về đất nước, về tình hình thế giới bởi cả hai sống cùng trong một giai đoạn lịch sử. Từ thực tế trên, việc so sánh hai nhân vật lịch sử này, đồng thời cũng là những nhà tư tưởng về cải cách, mở cửa có thể mang lại cho chúng ta nhiều điều thú vị...
  • Nhật Bản khác ta những gì ?

    11/06/2016GS Nguyễn Lân DũngNước ta có 85 triệu người, đứng thứ 13 trong 200 nước trên thế giới, nếu kể cả Việt kiều là 88 triệu người. Chúng ta có một lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đã đánh bại chiến tranh xâm lược của hầu hết các cường quốc trên thế giới. Chắc chắn trí tuệ dân mình chẳng chịu thua ai khi có điều kiện phát huy...
  • Việt Nam cần các tư tưởng Khai sáng

    12/05/2012Nguyễn Trang NhungTrong những bước đường đưa nhân loại tới nền văn minh hiện tại, một trong những cột mốc quan trọng là phong trào khai sáng bắt nguồn từ Âu châu, mà khởi đầu tại Anh quốc vào cuối thế kỷ 17, và tiếp sau tại Pháp, Mỹ và Nhật Bản vào các thế kỷ 18, 19.
  • Ông Fukuzawa Yukichi sẽ nói gì với Việt Nam?

    06/12/2011Nguyễn Quang ThạchGiả định rằng nếu có kiếp luân hồi, được tái sinh ở nước ta hiện nay và đang ở độ tuổi 30, ông Fukuzawa Yukichi sẽ nói với chúng ta những gì? Với lòng ngưỡng mộ và tôn kính nhà tư tưởng Nhật Bản, tôi xin giả định một số điều mà ông sẽ tâm sự với thế hệ thanh niên chúng tôi...
  • Khuyến học: tự nhận thức để thành công

    11/05/2009Phạm Hữu Lợi dịch, tác giả Fukuzawa YukichiKhuyến học giúp độc giả không chỉ thấy thông tin không chỉ thấy thông tin hay hiểu về việc vì sao Nhật Bản đạt được những kỳ tích như ngày nay, mà thậm chí xa hơn có thể rèn luyện suy nghĩ, có được nhân sinh quan mới, phương pháp tư duy và hành động mới, khoa học hơn, quyết liệt để thành công trong cuộc sống.
  • “Hoa Anh Đào Nhật bản và cô hàng bánh rán bán rong” hay một triết lý giáo dục mới

    21/04/2009PhD. Nguyễn Thế HùngHình như có một sự liên lạc mơ hồ giữa điệu múa “Hoa Anh Đào khô” của Nhật Bản với các gánh hàng quà rong nhan nhản trên khắp các phố phường Hà Nội. Điệu múa “Hoa Anh Đào khô” cho phép chúng ta nhìn sâu sắc hơn những đặc điểm tâm lý cơ bản dân tộc của Việt nam. Những đặc điểm ấy chi phối mỗi người dân Việt nam chúng ta hàng ngày, hàng giờ, trong mọi hoạt động. Những đặc điểm này làm nên lịch sử và văn hóa của đất nước chúng ta. Nhưng vì những đặc điểm này là máu thịt của ta, nên ta quá quen biết chúng, đến độ xem các đặc điểm tâm lý ấy là tầm thường.
  • Xin lỗi - yếu tố quan trọng của văn hoá lãnh đạo

    06/11/2008GS. Tương LaiTheo dòng thời sự trên mặt báo, thường đọc thấy những lời xin lỗi, khi thì của Nguyên thủ quốc gia, khi thì của Thủ tướng Chính phủ, khi thì Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Tổng Giám đốc Công ty …Nghĩ kỹ, chính đó là một biểu hiện của văn hoá lãnh đạo.
  • Đạo lý và kinh tế

    01/01/1900Hoàng Vân HảiKinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, làm gia tăng phúc lơi chung của cộng đồng khi vận hành trong cơ chế đạo lý, luân lý dựa trên tình yêu thương con người, tôn trọng con người, tôn trọng con người, bình đẳng, dân chủ, tín nghĩa, thành tâm giữa người với người.
  • Đạo Khổng còn hợp với thời nay không?

    26/11/2005Nguyễn Văn NghệGần đây, trong mối giao lưu và hội nhập ngày càng được đẩy mạnh với các nước trong khu vực, nhiều học giả đã quay trở lại với việc đánh giá vai trò của Nho giáo trong xã hội Việt Nam thời hiện đại. Bài viết sau giúp bạn đọc tổng hợp một số ý kiến của các học giả nước ngoài, và quan diểm của một số nhà nghiên cứu Việt Nam...
  • Kinh doanh kiểu “Võ sỹ đạo”

    18/02/2004Phương MinhNhật Bản không những làm lu mờ tên tuổi các sản phẩm lừng danh thế giới như đồng hồ thuỵ Sỹ, máy ảnh Đức, xe hơi Mỹ,... mà còn nổi tiếng cả những sản phẩm rất bình thường như xe đạp, khoá quần áo, đồ gia dụng, thực phẩm công nghiệp,... Có nhiều giải thích trái ngược nhau về “Bí quyết Nhật Bản”, nhưng có lời nhận xét được mọi người thừa nhận: “Ý chí Nhật + Khoa học công nghệ phương Tây”
  • Văn hoá doanh nghiệp tại Nhật

    11/11/2003Tại Mỹ, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu mối quan hệ giữa hoạt động của doanh nghiệp, thành tựu của doanh nghiệp và nội dung văn hóa của doanh nghiệp đó. Họ nhận thấy rằng hầu hết các công ty thành công đều duy trì, gìn giữ nền văn hóa doanh nghiệp của mình. Có sự khác biệt giữa các nền văn hóa trong các công ty. Mỗi nền văn hóa khác nhau có thể đưa ra một hệ thống văn hóa doanh nghiệp khác nhau.
  • xem toàn bộ