Về tư tưởng của Benjamin Franklin

06:54 CH @ Thứ Ba - 06 Tháng Bảy, 2021

Benjamin Franklin (17/1/1706-17/4/1790) là nhà triết học, nhà khoa học, nhà chính khách, nhà ngoại giao, nhà sáng chế người Mỹ...

- Một trong các tác giả của bản Hiến pháp Mỹ (1787).
- Năm 1776, Franklin được cử sang Pháp làm đại sứ nhằm đạt được liên minh với Pháp chống lại Anh, và vay tiền.
- Ông đã sáng chế ra cột thu lôi.
- Nước Mỹ thế kỷ 18 không biết đến một ai có tài năng toàn diện và năng động như ông: một nhà văn, nhà xuất bản, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội và một nhà ngoại giao, người ta đã gọi ông là "người đầu tiên trong những người Mỹ văn minh".
- Ông mất ở tuổi 84 và lễ tang "một trong những người kiệt xuất nhất của nhân loại" đã kéo dài 30 ngày.

Con tem có hình Benjamin Frankin

* TƯ TƯỞNG

1. Điều quan trọng nhất đối với chúng ta không phải là tri thức về phương thức mà giới tự nhiên thực hiện các quy luật của mình; biết được bản thân các quy luật đó là đủ.

2. Niềm tin của tôi là như sau. Tôi tin vào một Chúa duy nhất - bậc sáng tạo ra vũ trụ, tin vào việc Chúa điều hành vũ trụ nhà tiên tri, tin rằng cần phải phục tùng Chúa, tin rằng sự phục vụ hợp ý Chúa nhất là làm điều thiện cho các con chiên khác của Chúa, tin rằng linh hồn của con người là bất tử và cần phải đối xử với nó một cách công bằng, phù hợp với lối ứng xử của nó trên trần gian này.

3. Tiến bộ nhanh chóng của khoa học chân chính đôi khi làm cho tôi thấy đáng tiếc là tôi đã sinh ra quá sớm. Không thể hình dung được đỉnh cao mà quyền lực của con người đối với vật chất đạt tới sau một nghìn năm... Cuộc sống của chúng ta sẽ kéo dài theo ý muốn. Khoa học Đạo đức sẽ đi theo con đường hoàn thiện đúng đắn, do vậy sẽ không có chuyện "người với người là chó sói” như bây giờ, và rốt cuộc thì con người sẽ hiểu được cái mà hiện nay họ gọi không đúng là nhân ái

4. Luật pháp trong chính trị có thể làm được gì nếu không có đạo đức?

5. Sự tiến bộ của chúng ta trong triết học là nhỏ bé biết nhường nào?

6. Khi có tôn giáo mà con người còn yếu đuối như vậy, nếu không có tôn giáo thì họ sẽ làm được gì?

7. Tôi nghĩ rằng cần phải phán xét về các ý kiến theo ảnh hưởng và kết quả của chúng.

8. Mọi sinh vật đều hạn chế ở hành động của mình và chỉ có khả năng làm những gì mà Chúa giao phó cho, không có khả năng khước từ thực hiện gì mà Chúa sẽ thực hiện. Do vậy nó không có tự do, tự do ý chí, khả năng thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó.

Đôi khi tự do được hiểu là vắng mặt các trở ngại, với nghĩa đó thì có thể nói thực rằng mọi hành vi của chúng ta là hệ quả của tự do của chúng ta. Nhưng tự do này cũng giống như tự do rơi xuống đất của vật rắn. Vật này cũng tất yếu phải rơi xuống nếu không có gì cản trở nó...

9. Tôi bắt đầu dần dần tin tưởng rằng chân lý, sự chân thành và sự chính trực trong quan hệ giữa người với người có một ý nghĩa to lớn đối với hạnh phúc, và tôi đã viết các quy tắc ứng xử.

10. Hãy làm theo Chúa Giêsu và Xôcrát.

11. Kinh nghiệm là một trường học đắt giá nhưng biết làm gì nếu không có trường học khác cho những kẻ ngu xuẩn.

12. Nếu bạn không quý sự khôn ngoan thì nó tất yếu sẽ trả thù bạn.

13. Kiếm củi ba năm đốt một giờ./ Thời gian là tiền bạc.

14. Chế ngự ý muốn đầu tiên ở mình dễ hơn là đáp ứng mọi ý muốn sau đó.

15. Trước khi hỏi ý kiến ham muốn kỳ quặc thì hãy hỏi ý kiến túi tiền của mình.

16. Nếu bạn muốn người khác luôn làm vừa lòng bạn thì hãy tự phục vụ mình.

17. Mèo bị nhốt trong cũi không bắt được chuột.

18. Chìa khóa được sử dụng thì luôn sáng.

19. Hãy lịch sự với tất cả, chan hòa với đa số, đùa vui với một số.

20. Sự lười biếng giống như sắt bị gỉ: nó ăn mòn nhanh hơn là do việc sử dụng liên tục làm đồ sắt hao mòn.

21. Nhìn thấy thì dễ, còn nhìn thấy trước mới khó.

22. Người có tài minh biện thì khó có thể có được tài khác nữa.

23. Mắt của người chủ làm được nhiều thứ hơn hai tay.

24. Không theo dõi người làm tức là mở hầu bao của mình cho họ.

25. Ba lần đổi nhà bằng một lần cháy nhà.

26. Tất cả các nhà triết học đều có các câu châm ngôn uyên bác, nhưng lại có có lối ứng xử ngu xuẩn.

27. Các sự kiện lớn của thế giới, chiến tranh, cách mạng đều do các đảng phái thực hiện và lãnh đạo...

Quan điểm của các đảng đó được quy định bởi mục đích chung trước mắt của chúng hay là bởi cái chúng coi là như vậy... Sự khác nhau về quan điểm của các đảng đó tạo ra một mớ bòng bong...

Trong khi đảng thực hiện các mục đích chung thì mỗi người lại theo đuổi mục đích riêng của mình...

Ngay khi đảng đạt được mục đích cơ bản của mình thì mỗi đảng viên đều bắt đầu quan tâm tới lợi ích riêng của mình: qua đó nó mâu thuẫn với những đảng viên khác, sự chia rẽ diễn ra trong đảng, điều này tạo ra mớ bòng bong lớn hơn... Trong số những kẻ làm công việc xã hội thì chỉ có một số ít người vì phúc lợi của đất nước mình, cho dù ai có nói gì thì nói.

28. Tôi coi một quy tắc là tránh mâu thuẫn trực tiếp với ý kiến của người khác, cũng như bảo vệ quan điểm của mình một cách tự tin. Tôi thậm chí còn tự cấm mình sử dụng cách diễn đạt ý kiến cứng nhắc như "đương nhiên", "hiển nhiên" và vv., mà thay vào chúng là "tôi giả định", "tôi lo ngại", "tôi nghĩ" hay là "tôi cảm thấy". Khi ai đó đưa ra ý kiến sai lầm, tôi không chỉ ngay ra tính nhảm nhí của nó, mà bắt đầu câu trả lời của mình từ nhận xét rằng ý kiến đó là đúng trong điều kiện nào đó, nhưng trong trường hợp này thì tôi cảm thấy tình hình lại khác...

29. Nếu bạn tranh luận, nổi nóng và bác bỏ, bạn có thể giành được thắng lợi, nhưng đó sẽ là một thắng lợi vô bổ, vì bạn không bao giờ giành được thiện chí của địch thủ... 

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thomas Jefferson: Tác giả Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ

    26/07/2017Phạm Văn TuấnÔng Thomas Jefferson là một nhà ngoại giao, một nhà lý thuyết chính trị, vị sáng lập ra Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ nhưng ông được ghi nhớ do chức vụ Tổng Thống thứ ba của Hoa Kỳ và ông cũng là tác giả “Bản Tuyên Ngôn Độc Lập”...
  • 04/07/1776: Mỹ tuyên bố độc lập

    04/07/2021Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy HoàngVào ngày này năm 1776, ở thành phố Philadelphia, Pennsylvania, Quốc hội Lục địa đã thông qua bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố nền độc lập của Hoa Kỳ tách biệt với Vương quốc Anh và quốc vương của nó. Bản tuyên ngôn này được đưa ra 442 ngày sau khi loạt súng đầu tiên của Cách mạng Mỹ nổ ra ở Lexington và Concord ở Massachusetts và đánh dấu sự mở rộng về mặt tư tưởng của cuộc xung đột...
  • Tại sao tờ 100 USD lại in hình chân dung Benjamin Franklin?

    03/06/2019Phương NamNhiều người Việt nam thích tờ 100 đô của Mỹ, nhưng chắc không mấy ai tò mò tự hỏi: - Chân dung trên tờ tiền này là ai ?
  • 14 danh ngôn hành động biến mọi điều thành sự thực của nhà lập quốc Benjamin Franklin

    02/09/2015Tân HoaTự phát triển là một nỗ lực bền bỉ trong suốt cuộc đời vĩ đại ông sống. Rõ ràng, Benjamin Franklin là người biết cách biến mọi điều thành hiện thực...
  • Vài nét về Hiến pháp Mỹ

    25/01/2013Hà Văn ThịnhCách đây 230 năm, năm 1783, cuộc chiến tranh giành độc lập của nhân dân 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ giành được thắng lợi – đây là thành công đầu tiên trong sự nghiệp giải phóng dân tộc của toàn thể loài người bị áp bức trong thời đại tư bản chủ nghĩa!
  • Thomas Paine – người suy tư Khai sáng cấp tiến và 2 tác phẩm Khai sáng

    20/04/2011Thomas Paine sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ, nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của Common Sense (Lương tâm) (1776). Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mĩ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trợ cho cách mạng...
  • xem toàn bộ