Vì sao chúng ta lạc điệu với thế giới lâu thế?

05:11 CH @ Thứ Ba - 04 Tháng Chín, 2018

“Quay lại nhìn xem, chúng ta có gì. Chúng ta chẳng có gì để giúp học sinh hình dung khi học môn Lịch Sử, để khoe với thế giới về những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, của các nhạc sĩ của chúng ta ngoài một số bản thảo viết tay của một số lãnh tụ cách mạng"- PGS.TS Nguyễn Văn Huy.


PGS. TS Nguyễn Văn Huy. Ảnh: Petrotimes

.

Là một nhà nghiên cứu, đi nhiều, tìm hiểu nhiều, ông có biết vì sao học sinh ở các nước lại thích thú với môn Sử?

Trò chuyện với một số học sinh cấp 2 một trường quốc tế tôi thấy các em bày tỏ sự yêu thích và hiểu biết môn lịch sử một cách đặc biệt. Thậm chí có em còn nắm được các kiến thức sử của lớp 12.

Tham khảo sách giáo khoa ở một số nước trên thế giới, ví dụ Pháp sẽ phần nào hiểu vì sao học sinh nước họ lại hứng thú với môn Sử. Đó là những cuốn sách được in mầu, trình bày gọn gàng, khoa học và bắt mắt. Từng bài sử không dài, chữ viết rất ít, chủ yếu là những hình ảnh minh họa cho từng vấn đề ở từng thời kỳ.

Những cuốn sách giáo khoa đó không chỉ đơn thuần là những câu chuyện lịch sử khô cứng, nội dung trong đó được lồng ghép cả địa lí và lịch sử nghệ thuật hay giáo dục công dân.

Tại nhiều nước, học lịch sử là giúp học sinh được tắm mình trong những trải nghiệm khám phá và nâng cao hiểu biết theo vấn đề chứ không phải bắt buộc phải học thuộc lòng từng chi tiết, từng con số một cách máy móc.

Có lẽ tôi chưa thấy có nước nào trên thế giới lại đi tích hợp môn Giáo dục công dân và Tổ quốc. Tổ quốc là môn gì? Bởi lẽ tất cả những gì thuộc về tổ quốc cũng là nằm trong 3 môn lịch sử, môn địa lí và môn giáo dục công dân rồi. Bởi lẽ, khoa học về lịch sử, địa lý, và công dân là khoa học cơ bản nhất của chuyên ngành khoa học xã hội, chúng rộng hơn khái niệm của cái gọi là bộ môn Tổ quốc nhiều.

Ở Pháp và một số nước khác, Giáo dục Quốc phòng chỉ là một phần trong bộ môn Giáo dục Công dân chứ không thành một môn độc lập. Dạy Quốc phòng là để giúp học sinh nhận biết về quốc phòng là gì, luật pháp về quốc phòng, như tổ chức quốc phòng, ai quyết định quốc phòng, về nghĩa vụ bảo vệ đất nước... Và môn Giáo dục công dân giúp học sinh biết cả về luật giao thông, luật bảo vệ môi trường…

Như vậy có thể thấy rằng nội dung giảng dạy trong sách giáo khoa của ta rất khác với nhiều nước?

Đúng vậy. Vì sao chúng ta cứ lạc điệu với thế giới lâu thế? Chúng ta đã hội nhập sát sườn thế giới về kinh tế, không có lí do gì giáo dục của chúng ta lại không hội nhập.

Hội nhập không chỉ ở cách tổ chức dạy học, cách tổ chức làm sách giáo khoa. Mà chúng ta có thể hội nhập bằng cách lựa chọn một bộ sách giáo khoa chuẩn của những quốc gia tiên tiến, đã được thực tiễn chứng minh là thành công trong giáo dục Mỹ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Singapore để nghiên cứu và từ đó rút kinh nghiệm, học phương pháp để xây dựng sách giáo khoa của ta cho phù hợp với điều kiện nước ta.

Tôi được biết, ở các nước, ngoài những bộ sách giáo khoa dạy Sử, hay những cuốn truyện sử với những nội dung phong phú, sinh động, họ còn có hệ thống bảo tàng dồi dào hiện vật được xem là như những giáo trình trực quan có đúng không ạ?

Đúng vậy, để hiểu lịch sử, ngoài các câu chuyện được ghi lại, cần có những di sản được lưu giữ. Nếu như việc học lịch sử qua sách giáo khoa với những bức ảnh lịch sử hay tranh tượng nghệ thuật giúp các em về kiến thức thì việc học qua bảo tàng giúp các em dễ dàng hình dung và phát huy được sự chủ động tìm tòi và sáng tạo. Bởi lẽ trăm nghe không bằng một thấy.

Không một quốc gia văn minh tiên tiến nào lại không phát triển hệ thống bảo tàng. Bởi lẽ bảo tàng chính là ngôi trường học đầy những trải nghiệm sống động và thực tiễn. Bảo tàng mang đến phương pháp tiếp cận trực quan tốt nhất cho học sinh. Không chỉ là nơi lưu giữ rất nhiều những di sản quốc gia về văn hóa nghệ thuật, địa lí, lịch sử… hệ thống bảo tàng quốc gia còn là một kho tàng đầy tính trí tuệ và nhân văn. Đó là nơi đem lại những chất liệu tốt nhất cho thầy cô và các em học sinh bổ sung thêm nhận thức phong phú và sáng tạo.

Nhìn ra thế giới xung quanh sẽ thấy, người Nga tự hào với bảo tàng Puskin; Người Đức thuyết phục chúng ta bằng bảo tàng về thi hào Goethe ở Frankfurt am Main… Người Mỹ có những bảo tàng vô cùng hấp dẫn. Quay lại nhìn xem, chúng ta có gì. Chúng ta chẳng có gì để giúp học sinh hình dung khi học môn Lịch Sử, để khoe với thế giới về những sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, của các nhạc sĩ của chúng ta ngoài một số bản thảo viết tay của một số lãnh tụ cách mạng.

Nhìn di sản của cha ông, nhất là của giới khoa học và sáng tạo cứ mai một mất dần, rồi biến mất, tôi tiếc lắm.

Bàn tiếp về chuyện dạy và học môn Lịch Sử, PGS. TS Nguyễn Văn Huy cho biết, “các nước tiên tiến, phát triển, người ta không áp đặt về tư duy. Học sinh có thể viết theo cách hiểu biết và sáng tạo riêng của mình”. Mời độc giả theo dõi tiếp kỳ 2.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học nhớ đời cho người nghĩ không ai giỏi hơn mình

    11/12/2018Sưu tầmMột anh tài xế xe tải làm công việc thường ngày giao hàng cho một bệnh viện tâm thần, đang đậu xe bên cạnh một ống cống nước. Lúc chuẩn bị rời bệnh viện, anh nhận thấy có một bánh xe bị xì hơi...
  • Đối thoại giữa Lịch sử và Tương lai

    24/06/2018Nguyễn Tất ThịnhLịch sử và Tương lai vốn không mâu thuẫn gì, nhưng có những quan điểm khác... cuộc trò chuyện này đi đến sự hợp nhất về chiều hướng thời gian của sự phát triển...
  • Ai là người giết nhiều vua nhất trong lịch sử Việt Nam?

    24/06/2018Nguyễn Thanh TuyềnNgười giết nhiều vua nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam không ai khác chính là Trịnh Tùng, vị chúa đầu tiên của dòng họ Trịnh...
  • Hư cấu hay xuyên tạc lịch sử?

    13/01/2018Nhà văn Trần Bảo Hưng:Vấn đề hư cấu nghệ thuật của nhà văn khi viết về lịch sử, về các nhân vật lịch sử tưởng đã được giải quyết đâu vào đấy rồi. Hóa ra không phải. Dư luận đang xôn xao về truyện ngắn “Bắt đầu và kết thúc” của tác giả Trần Quỳnh Nga trên báo Văn nghệ ra số 50 (ngày 16/12/2017)...
  • Nhà văn Hoàng Quốc Hải: Tiểu thuyết lịch sử là sự giải mã lịch sử

    22/08/2017Cao MinhChúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Hoàng Quốc Hải về một số vấn đề viết tiểu thuyết lịch sử...
  • Xác minh sự thật lịch sử không đơn giản

    31/07/2017Thư Hiên thực hiện“Chức năng cao cả nhất của lịch sử là tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, nhận thức lịch sử là một quá trình” - giáo sư, nhà giáo nhân dân Phan Huy Lê, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, trò chuyện cùng TTCT sau lễ vinh danh học sinh giỏi quốc gia môn sử lần đầu được tổ chức.
  • Bài học lịch sử

    16/11/2015Nhà văn Thiếu Sơn (1908-1978)Bỏ được chiếc ngai vàng là một bước tiến vĩ đại giúp cho nhà lãnh đạo phải thân dân, chịu sự kiểm soát của dân. Nhưng cũng do đó mà họ có sự hậu thuẫn thường xuyên của dân tộc. Thiếu sự hậu thuẫn đó hay làm mất sự hậu thuẫn đó, họ sẽ bị lạc lõng cô đơn. Nếu họ không bị nhân dân quật ngã thì họ cũng bị ngoại bang chi phối...
  • 10 bài học rút ra từ một Singapore thành công của ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Phúc DuyHôm 29.3.2015, Singapore tổ chức lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào ngày 23.3 ở tuổi 91. Ông là người đã đưa Singapore đạt được thành công đáng kể trong việc chuyển mình từ một nước thế giới thứ ba trở thành một nước thế giới thứ nhất và các quốc gia có thể rút ra nhiều bài học từ sự thành công này...
  • Giảng viên Lịch sử: 'Xã hội đang coi thường môn Sử'

    25/03/2014Hồng NhungThừa nhận môn Lịch sử quá nhiều số liệu, khô khan nhưng các chuyên gia, giáo viên cũng cho rằng, ít học sinh thi Sử xuất phát từ chính gia đình, xã hội...
  • xem toàn bộ