Vì sao Minh Béo được đưa ra xét xử sớm?

05:07 CH @ Thứ Năm - 31 Tháng Ba, 2016

Theo thông tin từ Mỹ, Minh Béo bị bắt vào ngày 24.3 và sẽ được đưa ra xét xử vào ngày 15.4 tới. Việc xét xử nhanh chóng này khiến trên mạng loan truyền thông tin pháp luật Mỹ điều tra nhanh, xét xử gọn, không “câu dầm” vụ án như ở Việt Nam. Đây là một cách hiểu sai, nên tôi xin thông tin ở chỗ này...


Trước hết, xin nói rộng một chút về các hệ thống pháp luật. Trên thế giới có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, trong có 2 hệ thống Common Law và Civil Law. Nước Mỹ theo hệ thống Common Law còn Việt Nam theo hệ thống Civil Law. Hai hệ thống này khác nhau nhiều thứ trong đó có khác nhau về mô hình tố tụng, nghĩa là cách thức tiến hành các bước của một vụ án.
Mô hình tố tụng của Common Law cũng là của nước Mỹ là tố tụng tranh tụng, còn mô hình tố tụng của Civil Law cũng là của Việt Nam là tố tụng thẩm vấn.


Nếu dùng mô hình tố tụng tranh tụng, thì 3 công đoạn điều tra, truy tố và xét xử sẽ được tiến hành song song. Chính vì vậy ở Mỹ thường đưa vụ án ra xét xử rất nhanh chóng. Như vụ án nghệ sĩ Minh Béo, thì chỉ 20 ngày kể từ lúc cảnh sát bắt giam anh là đã đưa ra xét xử. Tại tòa, bên buộc tội (công tố) và bên gỡ tội (luật sư) sẽ cùng tranh luận với nhau. Nếu chưa đủ chứng cứ buộc tội, thì phía buộc tội phải tiếp tục trở lại giai đoạn điều tra và vụ án sẽ được mở lại lần sau. Sau một thời gian theo luật định, nếu bên buộc tội không thắng được bên gỡ tội, thì tòa án (đứng giữa) sẽ tuyên trắng án.

Như vậy mô hình tố tụng tranh tụng sẽ phải mở nhiều phiên tòa khác nhau và mở rất sớm, nhưng vụ án có thể kéo dài nếu chưa xong.

Ngược lại mô hình tố tụng thẩm vấn theo quy trình nối tiếp nhau cho các công đoạn điều tra – truy tố - xét xử. Quy trình này đòi hỏi việc điều tra phải hoàn thiện xong mới được chuyển qua truy tố và xét xử. Vì thế việc đưa ra xét xử chậm hơn so với mô hình tố tụng tranh tụng. Tuy nhiên, nếu so sánh trên góc độ tổng thể, thì không phải tố tụng tranh tụng là nhanh gọn hơn vì ngay khi đưa ra xét xử, việc điều tra vẫn chưa dừng lại. Còn tố tụng thẩm vấn, khi đưa ra xét xử thì việc điều tra đã xong (trừ số ít những trường hợp phải điều tra bổ sung hoặc mở rộng theo yêu cầu của tòa án).

Cũng cần nói thêm, Civil Law gồm rất nhiều nước trong đó có Việt Nam chứ không phải chỉ mình Việt Nam. Thí dụ trong Civil Law có: Civil Law của Pháp bao gồm Pháp, Tây Ban Nha, và những nước thuộc địa cũ của Pháp; Civil Law của Đức bao gồm Đức, Áo, Thụy Sĩ, Hy Lạp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; Civil Law của những nước Scandinavian bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy và Ailen.

Như vậy ý kiến cho rằng pháp luật Mỹ nhanh nhạy hơn pháp luật Việt Nam là không đúng.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nho giáo và pháp luật

    08/06/2017Phạm Duy NghĩaNho giáo, “một cái nhà đẹp, lâu ngày không ai sửa sang, đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống”, tưởng như đã hoang tàn vụn nát trước đủ luồng triết lý Tây phương, liệu có còn giá trị đáng kể gì trong cuộc kiến thiết hệ thống pháp luật Việt Nam. Một câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và các thế hệ con cháu mai sau. Bài viết dưới đây bước đầu nghiên cứu vai trò và giới hạn của pháp luật trong những phương cách tác động đến thói quen hành xử của con người, sự tương tác giữa các phương pháp của Nho giáo và phương pháp điều chỉnh của pháp luật, cũng như đưa ra một vài thiển ý góp phần làm cho pháp luật nước ta ngày càng gần hơn với cuộc đời.
  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Sự tin cậy, đạo đức và luật pháp

    19/03/2015Trần Hữu QuangTrong đời sống xã hội, tại sao người ta phải tin nhau? Nếu người ta không còn tin nhau thì hậu quả sẽ ra sao? Đâu là những điều kiện xã hội của sự tin cậy nhau trong xã hội?
  • Pháp luật đơn sơ và Pháp luật buồn cười

    21/10/2014Mạnh CườngDân trí càng mở mang thì pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rõ ràng thì hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó lòng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, thì sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật.
  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Cái đứng đằng sau luật pháp

    21/03/2014Vương Trí Nhàn... Ở cái chỗ luật pháp dừng lại, người ta vẫn luôn luôn có thể suy nghĩ dưới góc độ đạo đức hoặc văn hóa để trước tiên là hiểu hiện tượng, sau nữa là tìm cách khắc phục nó...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Bài học về tổ chức xã hội trên nền tảng luật pháp

    11/02/2012PGS. TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnCó một hiện tượng dường như không bình thường phát sinh từ vụ cưỡng chế
    thu hồi đất ở Tiên Lãng: người có hành vi chống trả dẫn đến thương tích
    cho nhân viên công lực lại đang nhận được từ công luận sự cảm thông,
    chia sẻ, hơn là sự phê phán, trách móc...
  • Pháp luật phải có ý nghĩa trung lập, là công cụ dung hoà

    06/03/2010Vũ Chân Thư thực hiện“Nắm bắt pháp luật là nghề chính của chúng tôi mà nhiều lúc cũng bó tay và phải chọn con đường “chạy” vì trong giai đoạn vừa qua nó thực sự “hiệu quả” đảm bảo vừa được việc, vừa nhanh, lại bớt tranh cãi”. Tại sao chấp hành pháp luật đối với các doanh nghiệp lại khó như vậy?
  • xem toàn bộ