Vươn ra biển lớn thế nào?

12:19 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Năm, 2006

Ông Ngọ cũng nói: "Xưa nay chúng ta có truyền thống về hộ đê chống bão lũ, nhưng là trong hoàn cảnh người liền người, đất liền đất. Còn ở đây, quả thực ở xa như vậy nên...". Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học để biết nước ta "mặt quay về biển Đông, có 2.500 cây số bờ biển", nhưng dường như với chúng ta, biển cả vẫn là cái gì xa lạ, hung hiểm, bí mật. Biển vẫn đe dọa chúng ta nhiều hơn là chúng ta chinh phục biển. Nghề đi biển của ngư dân Việt Nam có từ lâu đời, nhưng tất cả quy trình đi biển vẫn chỉ là kết quả của những kinh nghiệm được ngư dân tích lũy nhiều đời và được truyền thụ trực tiếp "không giáo án" từ ngư dân này sang ngư dân khác, thế hệ đi biển này qua thế hệ đi biển khác. Dường như chúng ta chưa có một quyển sách nào chính thức dạy nghề đi biển, đánh cá biển "xa bờ" cho ngư dân, cũng chưa có một trường huấn luyện nào về nghề này. Khi có chủ trương "đánh bắt xa bờ", chúng ta đã cấp vốn cho ngư dân đóng thuyền, nhưng không hề cung cấp kiến thức đánh bắt xa bờ, cũng không nghĩ đến chuyện trang bị phương tiện thông tin và kiến thức đủ cho chủ tàu và thuyền trưởng điều khiển con tàu khi đánh cá ngoài hải phận chung gặp bão tố tai nạn thì phải xử lý thế nào. Tất cả lại phụ thuộc vào kinh nghiệm. Mà trong cơn bão số 1 này, kinh nghiệm của ngư dân đã tỏ ra bất cập. Khi kinh nghiệm đã không giúp được họ thoát bão, thì họ không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào khác.

Ở thời đại thông tin toàn cầu mà phương tiện liên lạc của những con thuyền đánh cá bơ vơ giữa biển lại vô cùng nghèo nàn và lạc hậu, làm sao ngư dân chúng ta tránh được những tai họa mà nếu có phương tiện thông tin liên lạc tốt thì hoàn toàn có thể tránh được. Đúng là 10 năm trước chúng ta đã gặp những tai nạn như thế này, và 10 năm sau vẫn gặp lại những tai nạn như vậy. Rõ ràng chúng ta chưa có một chiến lược đồng bộ và khoa học về đánh bắt cá xa bờ, cũng chưa có một chiến lược chinh phục biển Đông đúng như một quốc gia sở hữu 2.500 km bờ biển phải có. Không phải bây giờ, khi thảm họa trên biển xảy ra một cách "bất ngờ" ta mới nói đến chuyện này. Nhưng có lẽ chính từ thảm họa này, nhà nước cần hoạch định một chiến lược bài bản, khoa học, khả thi và nhanh chóng đưa chiến lược ấy vào cuộc sống - cụ thể là đến từng con thuyền ra khơi đánh cá - để mỗi đội thuyền đánh cá của ngư dân chúng ta trở thành một tập thể đi biển chuyên nghiệp, hành nghề chuyên nghiệp, và được trang bị những phương tiện thông tin liên lạc chuyên nghiệp. Như thế rất cần những trường dạy nghề đi biển khơi, nghề đánh bắt cá xa bờ không chỉ cho thuyền trưởng mà cho cả thuyền viên nữa. Không thể phó mặc cho ngư dân tự xoay xở như từ trước nay vẫn vậy. Rất nhiều dự án cho vay vốn "đánh bắt xa bờ" đã phá sản chính vì thiếu sự đồng bộ từ đóng thuyền đến trang bị phương tiện trên thuyền và huấn luyện đội ngũ đi biển. Chính sự phó mặc cho ngư dân đã là một trong những nguyên nhân dẫn tới những tai họa trên biển. Nước Việt Nam chỉ thực sự lớn khi biết vươn mình ra biển lớn, một biển lớn cụ thể chứ không chỉ là "biển lớn" tượng trưng.
Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Học phí "xa bờ"

    23/05/2006Trần ĐăngCách bờ biển nước ta khoảng 600km, bão số 1 đột ngột đổi hướng khiến ngư dân trở tay không kịp...". Từ mấy ngày qua, trên các phương tiện truyền thông cũng như các nhà chức trách đều đưa ra lý do nêu trên, để lý giải vì sao hàng trăm ngư dân bị tử nạn trong lúc bão số 1 không đổ bộ vào Việt Nam...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • “Thế giới phẳng” và Việt Nam chúng ta

    31/03/2006Nguyễn Trung“Thế giới phẳng” của Thomas L. Friedman giống cái bánh mỳ nóng mới ra lò, người mua háo hức như đã từng háo hức với “Chiếc xe Lexus và cây ô-liu” cũng của ông ta cách đây dăm năm. “Phẳng” với ý nghĩa quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo quá trình toàn cầu hóa mọi mặt đời sống xã hội loài người trên hành tinh này đi vào “luật chơi chung”...
  • Học cách tư duy mới trong một thế giới thay đổi

    17/03/2006Lê Đăng DoanhTrở về sau chuyến công tác dài ngày ở Thượng Hải, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã có bài nói chuyện tại Câu lạc bộ Doanh nghiệp VN. Bàn về kinh doanh trong thời kỳ mới, ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc doanh nghiệp VN cần học cách tư duy mới trong một thế giới đang thay đổi quá nhanh chóng...
  • Sống trong thế giới hôm nay

    28/01/2006Nguyên NgọcThomas Friedman, tác giả cuốn sách Chiếc Lexus và cây ô-liu, hiểu ra rằng, khác với thời Christopho Colombo, trái đất ngày nay không còn tròn nữa. Từ tròn chuyển sang phẳng là đặc điểm lớn nhất của thời đại ngày nay, và cái đó người ta gọi là toàn cầu hóa...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • Nói và Làm

    21/12/2005Phan Hồng Giang...một chân lý mà ai cũng dễ thấy: sống trên đời này để lời nói đi đôi với việc làm thật khó lắm thay!
  • "Cầm lái" và "bơi chèo"

    15/11/2005Diệp Văn SơnChính phủ có nguồn gốc tiếng Hy Lạp là "Cầm lái". Công việc của Chính phủ là cầm lái chứ không phải bơi chèo. Cung ứng dịch vụ là bơi chèo...
  • xem toàn bộ