Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả
Chỉ giỏi diễn trò trước mặt mọi người
(Phan Chu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, năm 1925)
Bọn thượng lưu, trung lưu phần nhiều mượn những lốt lễ nghĩa rất kỳ khôi của bọn tà nho để che miệng thế gian chớ không có gì hiếu thuận cả. Khi tang ma, nào là nằm đường, nào là chống gậy, nào là khóc mả, nào là ở dơ(1), nhưng kỳ trung có thương xót, có yêu dấu gì đâu, chỉ đem một trò giả dối diễn ra trước mặt mọi người mà thôi.
(1)Những việc người xưa cho là khi cha mẹ chết, con cái cần làm để tỏ ra là người có hiếu.
Lan tràn thói đạo đức giả
(Phạm Quỳnh, Nhà nho Nam Phong, năm 1932)
Xét lịch sử thần trí(1) của giống ta, cát tâm lý thày đồ là tâm lý lễ nhượng cẩn thủ(2), trọng phần hình thức phép tắc bên ngoài . Vì trọng hình thức quá thời có hại đến tinh thần, thiên về lễ nhượng quá thì tất nhiên thành nhu nhược.
Làm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó, uốn nghĩa lý thánh hiền cho vừa bằng tầm nhân cách nhỏ nhen của mình.
Cái tâm lý hương nguyện đó, gặp lúc quốc vận suy vi thì nó bành trướng mãi ra mà hầu như tràn ngập cả. Không những thày đồ què mắc phải cái tâm lý ác liệt đó mà đến ông nghè ông cống, đến tể tướng thượng thư cũng không khỏi. Cả bọn thượng lưu trong nước đều đeo một cái tâm lý hương nguyện đó, trách nào dân không tan, nước không mất?
(1) đời sống tinh thần.
(2) cẩn thận, giữ gìn.
(3) kẻ đóng vai, ra cái vẻ khác hẳn người thường.
(4) thói thường.
(5) nhỏ nhen, hẹp hòi.
Không chịu nhìn sự thật
(Hoài Thanh, Về văn học, xứ ta cũng còn là một đất hoang, Sông Hương, năm 1936)
Một khối tình như tình cha con, mẹ con không lẽ lại có một giống người nào không có. Văn chương ta không nói đến cùng vì các nhà văn từ xưa đến nay chỉ chạy theo những điều giả dối, những điều bịa đặt, không chịu nhìn sự thật. Cái thói giả dối ấy thịnh hành đến nỗi ngày nay ở các trường, các bạn học sinh ta mỗi lần phải làm luận(1), như phải nhắc lại một điều ký ức hồi nhỏ chẳng hạn, thì ai nấy đều vội bịa ra một câu chuyện tưởng tượng. Người ta không nghĩ rằng cái rực rỡ, cái dồi dào của tưởng tượng , tài tình đến bậc nào mặc dầu, vẫn không sánh được với cái rực rỡ, cái dồi dào của sự thật, nếu ta biết nhìn sự thật.
(1) Nay gọi là môn tập làm văn.
Nội dung khác
Nền tảng văn hóa nào cho lễ hội?
26/02/2021Nguyên CẩnNguyễn Vỹ: Tầm - Tâm - Tài và Tình của một người làm báo
26/02/2021TS. Mai Bá ẨnNguồn gốc chữ Tết
26/02/2021Nguyễn Tiến HữuChúng ta của hiện tại
26/02/2021Trương Trọng HiếuCó gì đặc biệt trong thư từ chức của người giàu nhất thế giới Jeff Bezos?
26/02/2021Khởi VũXã hội - Ái quần - Gia đình có phải là ái quần không?
24/02/2021Khuyết danhCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhBàn về sự phân biệt phải trái
29/12/2008Matsushita KonosukeKhoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn
18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpTâm linh... mấy hột
21/02/2016Lại Nguyên ÂnHãy tin và Cố lên
31/05/2013Tính cách người Hà Nội
10/10/2010Nguyễn Trương Quý