Thói hư tật xấu của người Việt: thiếu tận tâm, tôn trọng, chờ may rủi
Vốn mỏng lại thiếu tận tâm
(Lương Dũ Thúc, Nông cổ mín đàm, năm 1901)
Hễ mỗi khi người khách(1) ở nội xứ mình mà họ lập điều chi, thứ nhất là xài tiền nhiều, thứ hai là kiệt lực tận tâm. Xem ra thì nước mình không sức mà làm đặng, dầu có sức về việc tiền bạc(2) thì thiếu tay làm, bởi vậy làm không đặng. Sao mà người ta làm điều chi đặng hết, còn người mình mỗi điều nào đều là khó hết? Ví như hiểu là tại mình không tận tâm, tránh khó mà tìm dễ, thì xin một điều hãy trách và hờn lấy mình, sao mà đãi đọa(3) lắm vậy?
(1) chỉ các Hoa kiều.
(2) có đủ vốn.
(3) biếng nhác.
Không biết tôn trọng cả lợi ích công cộng lẫn lợi ích cá nhân
(Quốc dân độc bản, tài liệu của Đông kinh nghĩa thục, năm 1907)
Sản nghiệp tài vật
Những người tìm ra được một phương pháp làm ăn truyền lại được một kỹ thuật khéo léo cũng phải lao tâm khổ tứ. Nếu không có pháp luật bảo vệ quyền lợi khác biệt ấy, những người có tài sẽ sinh ra chán nản lười biếng và sẽ chẳng có sáng tạo mới nữa. ở các nước, những sáng chế mới mẫu mã kiểu dạng mà sắc nhãn hiệu hàng hóa đều đăng ký ở các cơ quan hữu trách cho chuyên dùng. Người nước ta giỏi việc giả mạo, in ấn mô phỗng, luật pháp trong nước không định, các quan địa phương cũng cho là không cấp thiết, như thế mà mong xã hội tiến bộ được chăng?
Trông đợi quá nhiều ở sự may rủi
(Đặng Vũ Kính, Đông dương Tạp chí, năm 1916)
Phương ngôn có câu rằng "may hơn khôn", chẳng qua là nhân một việc gặp may thì hơn thật, có phải là sự gì cũng kiêu hãnh được đâu. Dân nước ta nhân truyền tập(1) câu ấy làm đầu lưỡi, mà không biết lẽ phải trái ra thế nào. Học tài thi phận, người học trò đỗ tại duyên trời, trông quả trồng cây, người làm ruộng chỉ nhờ hòn đất, người đi buôn gặp phiên chợ đắt thì may rằng ra ngõ gặp trai, người làm thợ gặp buổi công cao thì may rằng áo vá gặp hội. Cho đến làm việc gì tiện lợi thì mừng rằng buồn ngủ gặp chiếu manh, làm việc gì gian truân thì than rằng chết đuối vớ phải cọc. Ai cũng lấy sự may làm chắc mà không biết rộng trí khôn ra, một câu nói làm lầm cho người ta làm.
(1) trao lại cho nhau, tiếp nối đời này sang đời khác.
Nội dung khác
Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ
01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơNhững dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ
17/04/2018Lưu Quang VũBánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận
14/04/2021Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngThư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng
13/04/2021Xuân AnChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P2)
12/04/2021Thiện Tâm tổng hợpTrí thức và thói háo danh
05/02/2018Vương Trí Nhàn5 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
25/04/2014TS. Alan PhanĐừng sống bằng sự dối trá
13/10/2014Alexander Solzhenitsyn, The Washington Post (5 Aug 2005)Tự học là yếu tố quyết định…
02/03/2015Kim Yến (thực hiện)Đạo Hạnh Từ Châu
26/01/2012Lê Q. QuânBên cạnh đời sống vật chất
11/04/2014Huy Dung