Xã hội Việt Nam có những khát vọng cấp tiến ghê gớm

01:17 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Tám, 2015

70 năm kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - bản tuyên ngôn đầu tiên về nhân quyền của VN, đất nước đã có những bước phát triển đặc biệt trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền. Và theo nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt: Muốn có nhà nước pháp quyền, phải xây dựng được văn hóa pháp quyền...

* Năm nay chúng ta kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh và thời điểm này cũng đánh dấu 30 năm đất nước đổi mới. Ông nghĩ thế nào về ý kiến cho rằng nếu như chúng ta có những cải cách, đột phá trong xây dựng nền dân chủ (pháp quyền XHCN) một cách thực chất hơn thì đây là sẽ yếu tố quan trọng thúc đẩy nguồn nội lực của dân tộc được phát huy tốt nhất cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước?

Nhiều người kêu ca rằng so với Thái Lan chúng ta chậm quá, nhưng bây giờ nhìn Thái Lan chúng ta hiểu rằng sự cẩn thận của người Việt đã làm chúng ta tránh được những rắc rối mà người Thái đang vấp phải.


- Tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề nếu cởi mở hơn, nếu tự do hơn, nếu cải cách nhiều hơn thì sẽ có một xã hội tốt hơn hoặc có một năng lực phát triển lớn hơn. Tôi hoàn toàn không nghĩ như thế. Về chuyện này tôi có trao đổi với nhà báo, nhà nghiên cứu, tiến sĩ Nguyễn Phương Mai hiện là giảng viên Trường đại học Amsterdam (Hà Lan). Chị ấy có nói với chúng tôi về câu chuyện các cuộc cách mạng ở Trung Đông, nó không nhung lụa giống như một loạt các tuyên truyền. Đã có thời kỳ một số trí thức của chúng ta nói đến việc chúng ta không dũng cảm bằng người Myanmar, vì Myanmar trong vài ba năm là họ dân chủ hóa được xã hội ngay, nhưng bây giờ thì mọi người đều nhận ra rằng thực tế không phải như thế.


Cho nên trong tất cả các quá trình cải cách thì sự lựa chọn giữa cấp tiến và ổn định là sự lựa chọn vô cùng quan trọng. Cấp tiến nghe thì sướng, nhưng sức chịu đựng cần phải bỏ ra vô cùng lớn. Bởi hầu hết các khái niệm hiện nay đều không có chuẩn mực. Chúng ta cứ tưởng rằng độc lập - tự do - hạnh phúc là những khái niệm đã được chuẩn hóa, đã là những phổ quát. Có những lúc tôi cũng đã từng nghĩ như vậy. Nhưng cho đến bây giờ tôi thấy rằng không phải thế, mọi khái niệm đều có tính đặc thù liên quan đến các điều kiện kinh tế chính trị và xã hội của từng quốc gia một.

Mọi cuộc cải cách bây giờ không đơn thuần là cuộc cải cách của các yếu tố trong nước với nhau, mà tất cả các yếu tố đều được quốc tế hóa vì chúng ta đã hội nhập rồi.

* Ông nhìn nhận thế nào về quá trình xây dựng pháp luật trong thời gian gần đây, đặc biệt sau khi có Hiến pháp mới?

- Tôi nghĩ xã hội VN có những khát vọng cấp tiến ghê gớm, những đòi hỏi mạnh bạo nhất được thể hiện đặc biệt trong thời kỳ sửa đổi Hiến pháp. Tại một buổi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp của Hội Luật gia, tôi có phát biểu rằng có lẽ những người cộng sản đang tính đến chuyện cải cách theo hướng dân chủ hóa, và họ có thể yên tâm làm nếu giới trí thức VN có một thái độ hợp lý. Còn nếu nhân dịp này chúng ta đòi những điều lớn hơn sức chịu đựng của họ thì họ sẽ co lại. Một dân tộc trưởng thành là một dân tộc ý thức được sức chịu đựng của mình. Một dân tộc đòi hỏi những điều kiện lớn hơn sức chịu đựng của mình là một dân tộc chưa trưởng thành. Giới trí thức đòi hỏi những điều lớn hơn sức chịu đựng của cả xã hội là giới trí thức chưa trưởng thành. Hiện tượng chưa trưởng thành của xã hội hoặc của giới trí thức người ta gọi là trạng thái vị thành niên (tôi dùng chữ của Kant).


Ông Nguyễn Trần Bạt, sinh năm 1946, là một doanh nhân, luật sư, học giả, tác giả của nhiều bài báo, sách và các công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển VN. Ông cũng là người sáng lập, Chủ tịch InvestConsult Group, công ty tư vấn chuyên nghiệp đầu tiên ở VN về đầu tư và kinh doanh ngay sau khi chính sách "Đổi mới" ra đời năm 1987. Một số tác phẩm của ông đã được xuất bản: Văn hóa và Con người (2005); Cải cách và sự phát triển (2005); Suy tưởng (2005); Cội nguồn cảm hứng (2008); Đối thoại với tương lai (2010); Vượt qua những giới hạn (2013); Con người là tinh hoa của nhau (2015)...


Tôi sợ rằng trạng thái vị thành niên về chính trị của một số lực lượng xã hội đã ngăn cản các quá trình cải cách. Những người cầm quyền là người ta phải cân đong đo đếm từng tí một tất cả các nguyện vọng. Nhiều người kêu ca rằng so với Thái Lan chúng ta chậm quá, nhưng bây giờ nhìn Thái Lan chúng ta hiểu rằng sự cẩn thận của người Việt đã làm chúng ta tránh được những rắc rối mà người Thái đang vấp phải.

* Vậy để xây dựng được nhà nước pháp quyền đúng nghĩa, phải bắt đầu từ việc gỡ nút thắt nào, thưa ông?

- Bắt đầu từ kiên nhẫn. Dân tộc chúng ta cần phải có kinh nghiệm về pháp quyền, cần phải có văn hóa pháp quyền, cần phải nhận thức pháp luật là một cách thức để điều chỉnh xã hội, để quản trị xã hội. Chúng ta có hai cách, bảo nhau là đức trị, còn ràng buộc nhau bằng pháp luật là pháp trị. Với văn hóa hiện nay của người Việt, chúng ta không lấy vợ bằng hợp đồng được.

Tôi nhớ trong tiểu thuyết Đời tỷ phú của Piere Rey có nói đến nhân vật tỷ phú Hy Lạp Onassis. Khi Onassis kết hôn của với một cựu phu nhân nổi tiếng, ông ấy có một hợp đồng hôn nhân, trong đó có điều khoản là bà ấy không được đẻ bất kỳ người thừa kế nào đối với tài sản của ông ấy.

Chúng ta không thể làm vậy, chúng ta gọi những hợp đồng là thứ sống sượng. Người VN có chấp nhận lấy nhau bằng sự sống sượng như thế không và bao giờ người VN vượt qua cái ranh giới của sự sống sượng ấy để thừa nhận pháp luật có quyền trong đời sống cá nhân. Chúng ta cãi nhau với nhà nước và tưởng rằng quan hệ giữa người dân với nhà nước là tất cả 100% nội dung pháp quyền, không phải như vậy. Pháp quyền có trong tất cả các mối quan hệ giữa người dân với nhà nước, giữa nhà nước và nhà nước và giữa người dân với nhau.

* Theo ông, nhà nước nên đóng vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng văn hóa pháp quyền đó? Hay cứ để mặc xã hội tự hình thành nên văn hóa pháp quyền khi đến một mức phát triển nào đó?

- Bao giờ nhà nước cũng phải hướng dẫn, nhà nước sinh ra để hướng dẫn. Ví dụ trong quá trình thảo luận xây dựng luật pháp, các thông tin từ các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội, các quan điểm tranh luận, cọ xát với nhau và được báo chí đưa ra ngoài. Đó chính là một cách xây dựng thói quen văn hóa về sử dụng pháp luật. Tôi nghĩ nó có nhiều cách khác nữa mặc dù chúng ta không nói ra nhưng tôi hiểu là chúng ta đã làm rất nhiều cách và tôi hoan nghênh tất cả những cách thức làm không nói ra ấy. Đấy chính là cách thức để biến pháp luật thành văn hóa. Bộ luật nào không biến thành văn hóa được thì nó không có năng lực điều chỉnh xã hội, tức là pháp quyền không có ý nghĩa trên thực tế. Pháp quyền chỉ có ý nghĩa trên thực tế khi nó có năng lực biến thành văn hóa.

Nguồn:Thanh Niên
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

    16/09/2014Đỗ Kim ThêmĐể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này.
  • Pháp quyền và Hiến pháp

    04/03/2012David WilliamsTrong
    một xã hội pháp quyền, nguyên tắc pháp quyền cơ bản là quyền lực của
    chính quyền phải chịu ràng buộc trong khuôn khổ các nguyên tắc pháp lý
    bền vững, được bảo vệ bởi một bản hiến pháp khó thay đổi. Để pháp quyền
    trở thành hiện thực, hệ thống tòa án cần được đào tạo về chuyên môn,
    trung thành với pháp luật, và đặc biệt phải được đảm bảo tính độc lập
    cao...
  • Thomas Paine – người suy tư Khai sáng cấp tiến và 2 tác phẩm Khai sáng

    20/04/2011Thomas Paine sinh ra tại Đế quốc Anh, sống ở Mỹ, nhập cư vào Mỹ trong thời gian nổ ra Cách mạng Hoa Kỳ. Ông là một nhà triết học, nhà cách mạng, người theo trường phái chủ nghĩa tự do cổ điển, một nhân vật nổi bật trong phong trào khai sáng, tác giả của Common Sense (Lương tâm) (1776). Ông ủng hộ sự độc lập của các thuộc địa Mĩ khỏi Đế quốc Anh, hỗ trợ cho cách mạng...
  • Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh

    01/02/2011Bùi Quang MinhTôi đã dự định giới thiệu với bạn đọc cuốn "Pháp quyền Nhân nghĩa Hồ Chí Minh" dày gần 800 trang - cuốn sách mà GS Vũ Đình Hòe sau nhiều lần lưỡng lự đã quyết tâm viết lúc đã về hưu (bắt đầu từ năm 1991 và hoàn thành tháng 7 năm 2004). Nay được tin GS. Vũ Đình Hòe vừa mất, thọ 100 tuổi, xin được giới thiệu bạn đọc cuốn sách này tỏ lòng biết ơn tới tác giả...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Pháp

    29/10/2010Đỗ Kim ThêmPháp là một quốc gia dân chủ, văn minh, tiến bộ, tôn trọng nhân quyền và có tinh thần thượng tôn luật pháp. Từ nhận định này chúng ta dễ suy đoán rằng khái niệm về nhà nước pháp quyền chắc hẳn đã có một truyền thống trong văn hoá cũng như dân trí của nước Pháp. Đây là một cảm nhận sai lầm. Thực tế cho thấy là nước Pháp không hề có thuật ngữ État de droit trong học giới mà chỉ là phiên dịch từ Rechtsstaat của Đức. Khác với các quốc gia dân chủ phương Tây, chính thể lập hiến không làm nền tảng cho mọi sinh hoạt chính trị tại Pháp trong cả một thời gian dài...
  • Xây dựng nhà nước pháp quyền

    02/10/2010Nguyễn Trần BạtBàn về vấn đề nhà nước pháp quyền của Việt Nam, tôi cho rằng, chúng ta
    mới chỉ có một nhà nước được phân công nội bộ chứ không phải một nhà
    nước mà quyền lực của nó được phân công một cách hiệu quả và việc sử
    dụng các quyền lực ấy được kiểm soát bằng các quy tắc xã hội. Vì thế,
    chúng ta mới chỉ đang trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền...
  • Hiến pháp 1946 với tư tưởng pháp quyền

    10/05/2010Nguyễn Sĩ Dũng60 năm đã trôi qua kể từ mùa thu năm ấy. Sống mãi với thời gian là các giá trị của Cách mạng tháng Tám: độc lập, tự do, dân chủ. Sống mãi với thời gian là tư tưởng pháp quyền kết tinh trong bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Bản hiến pháp đó còn được gọi là Hiến pháp 1946.
  • Khái niệm nhà nước pháp quyền từ góc nhìn triết học

    07/11/2009Trần Ngọc LiêuTrong bài viết này, tác giả đã xuất phát từ góc độ triết học để phân tích nhằm góp phần làm rõ thêm khái niệm “nhà nước pháp quyền" trên một số khía cạnh cơ bản: định nghĩa khái niệm, nội dung và bản chất của nhà nước pháp quyền. Theo tác giả, nhà nước pháp quyền là một trình độ phát triển tất yếu đạt tới của nhà nước...
  • Lập Hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam

    05/08/2009Nguyễn Minh TuấnGần đây chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng có đặt ra vấn đề sửa đổi Hiến pháp như một nhu cầu cấp bách[1]. Tôi cho rằng, nhu cầu này là có thật, nhưng thay vì sửa đổi nhỏ lẻ, tại sao chúng ta không tính đến một chiến lược lâu dài hơn là hoàn thiện một Hiến pháp tích hợp được cả những điểm tiến bộ của các bản Hiến pháp trước đó của dân tộc, vừa phải tích hợp được những tinh hoa của nền lập hiến các nước trên thế giới.
  • Báo chí và quyền Nhà nước pháp quyền

    20/06/2009Lò Văn MinhBảo là cánh cửa dân chủ đã mở cũng đúng. Nói cho có vẻ "văn hoa", bảo là "cuộc chơi" dân chủ bắt đầu cũng quá đúng. Nếu ai đó chịu khó quan sát, chịu khó thống kê các sự kiện báo chí Việt nam từ thời đổi mới, từ thời mở cửa...
  • Kỳ 1: Câu chuyện về sự cấp tiến

    04/11/2008Nhóm Phóng viên Quốc tế Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh đã thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng, ... đã được định hình trong năm 1968 (hoặc trước, sau đó một năm): Cuộc chiến đấu chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này.
  • Nhà nước pháp quyền - Sản phẩm tất yếu của nền dân chủ chính trị

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtTrước hết, phải khẳng định, mô hình nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước phổ biến và tiên tiến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong hơn 200 quốc gia trên thế giới, đến nay, mới chỉ có một số nước tổ chức theo mô hình nhà nước pháp quyền, còn đại bộ phận các quốc gia vẫn chưa tổ chức theo mô hình này...
  • Pháp quyền và tính có thể đoán trước

    03/03/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngMột trong những đặc tính quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền chính là tính có thể đoán trước được công quyền. Bài viết này muốn bàn đôi điều về đặc tính nói trên...
  • xem toàn bộ