3 giá trị làm nên nước Mỹ

08:04 SA @ Thứ Tư - 05 Tháng Bảy, 2017
3 giá trị làm nên nước Mỹ là:
  • E Pluribus Unum (từ rất nhiều, một)
  • In God we trust (Chúng ta tin vào Chúa)
  • Liberty (Tự do)

.

1. E Pluribus Unum:từ rất nhiều, một; có nghĩa là người Mỹ không quan tâm đến việc bạn đến từ đâu, không quan tâm đến dòng máu đang chảy trong người bạn là gì, nguồn gốc sắc tộc, tôn giáo của bạn của bạn như thế nào. Miễn là bạn tới Mỹ (một cách hợp pháp) và sẵn sàng làm việc để làm cho cuộc sống của bạn và những người xung quanh trở nên tốt đẹp hơn thì bạn được coi là người Mỹ, là một thành viên chính thức và trọn vẹn trong xã hội.

usc coins

.

Nước Mỹ là một quốc gia trẻ hình thành bởi dân nhập cư, và bây giờ vẫn vậy. Một điểm khác biệt so với các quốc gia Châu Âu, Á và Úc là người nhập cư vào Mỹ hoà nhập rất nhanh vào các cộng đồng dân cư ở Mỹ và sự kỳ thị đối với những người mới đến là rất ít nếu so với các quốc gia khác. Chẳng hạn nếu bạn là người Thổ Nhĩ Kỳ và tới Đức nhập quốc tịch, bạn sẽ được coi là người Thổ sống ở Đức trong rất nhiều thế hệ, còn nếu bạn tới Mỹ mà sẵn sàng hoà nhập vào cộng đồng, chỉ trong vài tuần không ai sẽ có cái nhìn khác biệt về bạn. Đó chính là sự độc đáo của nước Mỹ, một quốc gia nhập cư.

2. Chúng ta tin vào Chúa: nghĩa là nước Mỹ thành lập trên niềm tin rằng Chúa là nguồn gốc của mọi giá trị trên đời. Đó chính là lý do tại sao trong Tuyên ngôn độc lập, các vị Quốc phụ công thần tuyên bố “chúng ta có quyền không ai có thể tước đoạt được”. Tại sao không ai có thể tước đoạt được? Vì những quyền này không đến từ con người, chúng được trao cho con người từ Chúa trời, do đó không thể bị con người tước đoạt. Chúa đã, đang là trung tâm của xã hội Mỹ.

3. Thứ 3, là Tự do. Tất nhiên sẽ có người nói: “Trong cuộc Cách mạng Pháp, họ cũng tuyên ngôn Tự do, Bình đẳng, Bác ái, thì sao? Người Mỹ đâu phải là quốc gia duy nhất tôn trọng Tự do”. Đúng là như vậy, còn rất nhiều xã hội phương Tây và phương Đông tiến bộ hiện cũng rất tôn trọng quyền Tự do, nhưng Mỹ là xã hội duy nhất đặt Tự Do cùng với ‘Chúng ta tin vào Chúa’ và E Pluribis Unum. Tự do ở Mỹ khác với Tự do mà người Pháp hiểu trong cuộc cách mạng – họ nhấn mạnh vào Công bằng. Công bằng không phải là một giá trị của người Mỹ, nó là giá trị của Châu Âu. Vì nếu đặt công bằng lên trước tự do, thì chắc chắn tự do cá nhân sẽ bị nhỏ lại. Người Mỹ yêu thích tự do đến mức bị ám ảnh bởi việc tự quyết định vận mạng của mình.

.

Vậy ở Mỹ không có công bằng sao? Không phải vậy, công bằng ở điểm khởi đầu là giá trị ở Mỹ, nhưng đòi hỏi công bằng ở kết quả là giá trị Châu Âu. Ở Mỹ, bạn có thể học bất cứ thứ gì bạn thích, khởi nghiệp kinh doanh hay làm chính trị, nhưng kết quả cuối cùng là do nỗ lực, tài năng và may mắn của bạn. Ở một số nước Châu Âu, chẳng hạn Đức, đến cả việc bạn mở cửa hàng sớm hơn cửa hàng đối diện một chút cũng không được, vì như thế sẽ không công bằng với ông chủ cửa hàng kia. Người Châu Âu bị ám ảnh bởi công bằng đến như vậy.

Cố Tổng thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge vào những năm 1920 đã nói “Công việc của nước Mỹ là làm ăn kinh doanh”. Tự do ở Mỹ cho phép bạn đạt được mọi thứ mà bạn xứng đáng có được với công sức, tài năng và cả may mắn nữa. Người Mỹ không tin vào công bằng như người Châu Âu, bởi vì tự do và công bằng là có mâu thuẫn. Nếu bạn cưỡng ép công bằng nên người khác thì chính là đã tước đoạt tự do khỏi họ.

Chính vì vậy, E Pluribus Unum(từ rất nhiều, một), In God we trust (Chúng ta tin vào Chúa) và Liberty (Tự do) là 3 giá trị khiến nước Mỹ khác biệt, giúp Mỹ trở thành một xã hội tự do, cởi mở, giàu có và nhiều cơ hội nhất trong lịch sử hiện đại của nhân loại.

Nguồn:Trithuc VN
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc

    29/04/2019Nguyễn Hòa Bình (tổng hợp)Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc...
  • Nước Mỹ và sự hình thành tính cách Mỹ

    05/07/2017Trịnh Sơn HoanTác giả đã nêu và phân tích khái quát quá trình hình thành, phát triển của nước Mỹ từ khi châu Mỹ được phát hiện, nước Mỹ ra đời và phát triển bởi những cuộc di dân. Chính lịch sử di dân đã làm cho nước Mỹ mang trong mình bản sắc hết sức độc đáo. Đồng thời, tác giả đã cho thấy hình ảnh một nước Mỹ đa sắc tộc nhưng được hòa trộn thành một sắc tộc mới...
  • Key West – thiên đường nước Mỹ

    06/09/2015Sương QuỳnhVới bờ biển trong xanh ngút ngàn bao quanh, vẫn giữ được những nét cổ kính huyền thoại từ thế kỷ 18, thành phố đảo Key West được mênh danh là thành phố thiên đường...
  • Đối thoại giả tưởng giữa hai tổng thống mới và cũ của nước Mỹ

    19/01/2017Nguyễn Tất ThịnhNửa đêm qua nước Mĩ chuyển giao thành công cho nhiệm kỳ Tổng Thống mới! Tôi theo dõi, có cảm hứng viết bài ' đối thoại' này, chỉ là cách tôi cảm nhận và phản ánh khẩu khí, tâm trạng, ý khí của Tổng Thống cũ và mới. Ngoài ra cũng muốn mô tả văn hoá chính khách đẳng cấp...
  • Phương pháp học tập cổ điển của các cha đẻ nước Mỹ

    02/11/2016Nguyễn Minh HiểnTrước khi đi vào dạy về Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, anh Josheph nói trước tiên về phương pháp học tập của các vị cha đẻ của nước Mỹ. Đa số họ đều là những người không học qua trường lớp chính thống, họ tự giáo dục chính họ và soạn ra bản hiến pháp bất hủ đặt nền móng cho nước Mỹ bây giờ...
  • Viết trên đường nước Mỹ

    05/09/2016Nguyễn Tất ThịnhDi chuyển qua các bang Miền Đông nước Mĩ chia sẻ học tập và trải nghiệm với các bạn doanh nhân, việc của tôi là định hướng học tập, tổng kết các quan điểm... Và khái quát từ quan sát những sự việc ở thế giới và những nẻo đi qua, hoặc từ những tình huống khác nhau...
  • Đến như Tổng thống Hoa Kỳ vẫn phải giản dị và dân chủ...

    27/05/2016Văn Hùng - Kiều KhảiTừ cái nhìn của một nhà nghiên cứu, NNVN đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Trần Bạt xung quanh chuyến thăm của ông Obama...
  • Sự khẳng định của Hoa Kỳ, có lợi cho kinh tế Việt Nam

    23/05/2016Nguyễn Tuyền (thực hiện)Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama sang Việt Nam vào ngày 23 – 25/5, nhiều chuyên gia, học giả trong và ngoài nước đều đánh giá cao về hiệu quả trong cải thiện mối quan hệ, hướng tới hợp tác sâu, rộng về kinh tế - chính trị...
  • Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

    22/05/2016Nguyễn Trần BạtCó thể nói quan hệ với Hoa Kỳ là quan hệ hết sức quan trọng để vừa mở đầu vừa đảm bảo, vừa làm thuận lợi toàn bộ quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam...
  • Trả lời phỏng vấn nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hoa Kỳ

    13/07/2015Tôi ý thức về vai trò của người Mỹ đối với tiến trình phát triển kinh tế và xã hội Việt Nam từ năm 1986. Tôi nghiên cứu về người Mỹ một cách thật sự nghiêm túc. Có lẽ một trong những bài báo hay nhất tôi viết về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ chính là bài báo tôi viết nhân chuyến đi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến Hoa Kỳ...
  • Cậu bé 14 tuổi hiến kế cho chính phủ: Đổi font chữ, nước Mỹ tiết kiệm được hàng trăm triệu USD

    31/03/2014Thùy AnChỉ cần dùng font Garamond, chính phủ sẽ tiết kiệm được 136 triệu USD tiền in ấn. Đây là một dự án vô cùng đáng chú ý của Suvir Mirchandani, cậu học trò 14 tuổi đam mê khoa học tại Mỹ...
  • Nước Mỹ qua những bài Diễn văn Tổng thống

    24/02/2014Có thể nói rằng, lịch sử chính trị Hoa Kỳ đã được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động thông qua những bài diễn văn của các đời Tổng thống. Trong những thời điểm khó khăn, một số Tổng thống đã khéo léo sử dụng các bài diễn văn để "lên dây cót"...
  • 235 năm thành lập Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

    08/06/2013Hà Văn ThịnhTrong hàng ngàn năm lịch sử loài người kể từ khi có nhà nước, lịch sử nước Mỹ (tính từ thời điểm công bố Tuyên ngôn Độc lập – 4.7.1776) là một trong những trang sử có rất nhiều những điểm lạ kỳ, độc đáo. Do khuôn khổ của một bài báo, những ghi chép sau đây hướng tới vài phác họa nhỏ về những điều ‘hổng giống ai’ nhưng rất đáng để suy ngẫm ấy...
  • Madison - Cha đẻ bản Hiến pháp Hoa Kỳ

    24/02/2013Nguyễn Cảnh BìnhPhát minh, sáng tạo không chỉ là một lĩnh vực thuộc các nghệ sĩ hay nhà khoa học. Những chính trị gia, những nhà lập pháp cũng có những công trình sáng tạo của riêng họ. Họ thiết lập nên một nhà nước, một bộ máy, một chính quyền, một chế độ có thể mang lại chiến tranh, chết chóc và tai hoạ nhưng cũng có thể mang lại hạnh phúc và thịnh vượng cho hàng triệu người. James Madison là một trong những con người đó...
  • Mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ

    12/07/2010Nguyễn Trần BạtDưới góc nhìn của một người có quá trình lâu dài làm việc với người Mỹ và hiểu họ, xin ông cho biết nhận định của ông về vai trò của nền kinh tế Hoa Kỳ đối với sự phát triển tương lai của Việt Nam và tạo ra một thế cân bằng cho Việt Nam bên cạnh một nền kinh tế rất lớn là nền kinh tế Trung Hoa?
  • Lịch sử Bí mật Đế chế Hoa Kỳ

    16/08/2009Với những người đã từng đọc “Lời thú tội của một sát thủ kinh tế” - một cuốn sách nổi đình đám cách đây vài năm - chắc hẳn không thể bỏ qua cuốn “Lịch sử bí mật đế chế Hoa Kỳ” của cùng tác giả người Mỹ John Perkins, mà Alpha Books phối hợp với NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật cho ra mắt bạn đọc...
  • Đọc Nước Mỹ, nước Mỹ

    10/03/2009Hoàng ThiXâu chuỗi các câu chuyện chính trong tập truyện, tôi cho rằng nó khá giống một bộ phim truyền hình thực tế quay lại toàn bộ đời sống của một nghiên cứu sinh Việt Nam tại Mỹ. Rất thực. Rất cụ thể. Người ta có thể biết được nhân vật “tôi” đó, ăn gì, uống gì, đi đến những đâu, đang loay hoay như thế nào với cuộc sống ở một đất nước đa văn hoá, đa chủng tộc, nhiều cơ hội và cũng đầy những cô đơn này.
  • Địa vị của nền kinh tế Hoa Kỳ và các chính sách kinh tế của tân Tổng thống Obama

    13/11/2008PV Vietnamnet phỏng vấn ông Nguyễn Trần Bạt"Tất cả các giải pháp về nền kinh tế Hoa Kỳ trước hết phải bắt đầu bằng việc tổ chức lại nền kinh tế tài chính của Hoa Kỳ, việc này không chỉ đơn thuần là xây dựng lại một số chính sách trước mắt." - Ông Nguyễn Trần Bạt trả lời phỏng vấn của báo Vietnamnet ngày 6/11/2008
  • Về cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

    14/04/2008TS. Ngô thanh NhànHồn Việt đã có cuộc phỏng vấn về chủ đề này đối với một số bạn đọc Hồn Việt tại Mỹ và ngay lập tức, TS Ngô Thanh Nhàn (New York University) và GS. Sophie Quinn - Judge (Temple University) đã trả lời. Các vấn đề mà hai vị đặt ra rất sâu sắc và mới...
  • xem toàn bộ