7 cặp sự kiện dư luận đặc biệt quan tâm năm 2010

06:35 CH @ Chủ Nhật - 02 Tháng Giêng, 2011
Xem thêm:

Chúng ta đã giã từ năm cũ 2010 với nhiều tâm trạng, nhiều cảm xúc ấn tượng rất đáng nhớ, nói chung buồn nhiều hơn vui và đã bước sang năm mới với nhiều suy tư và hy vọng mới...


Chungta.com xin điểm lại 7 cặp sự kiện được chungta.com cho rằng người Việt từ dư luận chung đến nhiều nhà tri thức, học giả đã chia sẻ, trao đổi và suy ngẫm nhiều nhất về cái được/ cái mất, mặt sáng/ mặt tối của đất nước và thế giới suốt năm qua:

1. Văn hóa truyền thống hàng ngàn năm... nhưng "phản văn hóa" vẫn ngày một bành trướng

Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội là một sự kiện đặc biệt trọng đại, linh thiêng của dân tộc. Ngay trước thềm Đại lễ, Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Nhiều công trình văn hóa chào mừng được hoàn thành, nhiều sự kiện tưng bừng, náo nhiệt như mít tinh, diễu binh, diễu hành với sự chuẩn bị kéo dài 7 năm nhưng vẫn đầy gấp gáp... Dù nhiều lời khen chê, hồi hộp, ì xèo và lo ngại đặc biệt là mức kinh phí đã chi tổ chức đại lễ, chất lượng của những bộ phim quay mừng đại lễ (nhất là Bộ phim truyền hình nhiều tập "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long"), sự cố nổ pháo hoa tại Mỹ Đình, ách tắc trong đêm bắn pháo hoa... nhưng nhìn chung đại lễ đã diễn ra theo đúng kịch bản tổ chức.

Nhưng nhìn vào đời sống xã hội năm 2010, ai cũng có thể thấy quá nhiều sự việc hết sức đáng phẫn nộ và đáng báo động - không xứng với một nước có thủ đô với chiều sâu văn hóa vào hàng nghìn năm tuổi. Đó là những sự kiện bạo lực học đường, đánh bạn hội đồng, khoe ảnh/ clip khỏa thân, rồi lạm dụng tình học con trẻ, quan hệ học sinh - giáo viên, nghi án hiệu trưởng, bằng giả/ bằng rởm... Rồi sự ầm ĩ và gây ồn ào không đáng là những hạt sạn scandal văn nghệ, những tin đồn, sự thật về đời tư, chuyện hôn nhân/ chia tay của các ca sĩ, nghệ sĩ, người mẫu... rồi lộ hàng, khoe hàng đánh bóng hình ảnh trước công chúng khi biểu diễn trước công chúng, rồi đấu giá "ảo" từ thiện một cách lố bịch gây bức xúc và thất vọng...

Trong niềm tự hào, niềm vui về giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta buồn, lo âu và thấy trách nhiệm nhiều hơn về thực trạng văn hóa đầy ô nhiễm của ngày hôm nay...

2. Trí tuệ cá nhân (Ngô Bảo Châu) và trí tuệ tập thể (cộng hưởng trí tuệ của các nhà trí thức)

Ngày 19-8-2010, Liên đoàn Toán học thế giới đã trao Huy chương Fields, được ví như “Nobel toán học” cho GS Ngô Bảo Châu. Việt Nam là quốc gia thứ 2 ở châu Á có nhà khoa học đoạt giải này. Việc công trình chứng minh "Bổ đề cơ bản" của Ngô Bảo Châuđược vinh danh là một kỳ tích, thành tích to lớn của nền toán học nhân loại là một đỉnh cao trí tuệ của người Việt được thế giới công nhận từ trước đến nay.

Đây cũng là dịp để người Việt nhìn lại và suy nghĩ về vấn đề tài năng cá nhân, hội tụ của nền giáo dục, chính sách và môi trường làm việc đối với người trí thức, nhân tài của Việt Nam. Xã hội phải như thế nào để làm cho các cá nhân có thể phát triển và thăng hoa những tài năng, năng lượng của mình? Vui cho Ngô Bảo Châu, chúng ta buồn cho rất nhiều tài năng đã không thể tỏa sáng và bước lên đỉnh cao trí tuệ tương tự... và mong sao Việt Nam có thật nhiều Ngô Bảo Châu hơn nữa trong tương lai gần để anh không lẻ loi và chúng ta dừng ở con số 1...

Năm 2010, chúng ta chứng kiến nhiều sự kiện trí thức Việt Nam tích cực tham gia phản biện xã hội, đóng góp trí tuệ cho sự phát triển đất nước. Nhiều khuôn mặt trí thức tâm huyết tích cực thuyết phục, kiến nghị về sự hợp lý cho sự phát triển bền vững của đất nước, giải quyết các vấn đề/ dự án lớn của dân tộc. Những chủ điểm nóng hổi, được mô xẻ rất nhiều khía cảnh và được đông đảo tham gia như: Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, các dự án cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất trồng rừng, dự án khai thác Boxit tại Tây Nguyên, vấn đề quản lý các tổng công ty nhà nước như Vinashin, an toàn tài chính và nợ công của chính phủ, quy hoạch chung xây dựng Hà Nội từ 2030 đến 2050...

Ấn tượng nhất của năm 2010 là diễn biến kỳ họp tại Quốc hội - hai kỳ họp Quốc hội thứ 7, thứ 8 rất sôi nổi, hấp dẫn và thẳng thắn. Nhiều đại biểu quốc hội chất vấn làm không khí "hâm nóng" và diễn đàn quốc hội thu hút được đông cử tri và công luận. Đỉnh điểm nhất là đợt tương tác trí tuệ các tầng lớp nhân dân, cán bộ đang viên góp ý cho văn kiện Đại hội Đảng 11 trong tháng 9, tháng 10 vừa qua. Mặc dù chưa rõ kết cục ra sao nhưng đó là những bước đầu đáng mừng cho giới trí thức Việt Nam trong góp phần tích cựcvào tương lai đất nước.

Ngẫm lại, muốn một cá nhân phát triển tột bậc thì anh ta cần một không gian tự do, cởi mở để có cảm hứng và thăng hoa được về trí tuệ. Còn xã hội phát triển được thì phải tổ chức được một không gian xã hội tự do để các cá nhân có thể tương tác, giữ cảm hứng và thăng hoa, đóng góp trí tuệ cho sự nghiệp chung. Nếu những việc chung của đất nước tập hợp được nhiều trí tuệ của nhân dân và làm theo chúng thì quốc hiệu Cộng hòa của đất nước mới đúng nghĩa. Các trí tuệ đa dạng của nhiều người khác nhau đều được coi trọng và bình đẳng, không phải nơm nớp lo bị "chụp mũ" thì đúng là có Dân chủthực sự. Và những nhà lãnh đạo là "đầu tàu", mẫu hình và biểu tượng cho tinh thần Cộng hòa, Dân chủ ấy. Đây chính là nền móng cơ bản của xã hội Việt Nam hiện đại phát triển, bứt lên.

3. Kinh tế 2010 vẫn đang chạy đà để cất cánh... nhưng để lại nhiều lo âu lâu dài

Năm 2010, kinh tế Việt Nam giữ được đà tăng trưởng, đạt mức tăng khoảng6,7%, nhưng chất lượng phát triển bền vững báo động về nhiều mặt.

- Mức lạm phát của cả năm lên mức 11,75%, những tháng cuối năm VND mất giá so với các ngoại tệ mạnh, nhiều mặt hàng nhảy vọt về giá, theo đó mức sống người dân bị ảnh hưởng. Nhiều người mức sống không được cải thiện và có nguy cơ sẽ sống vất vả thêm.

- Việc khai thác tài nguyên bừa bãi và sản xuất chạy theo số lượng đã làm môi trường bị hủy hoại nặng nề. Những tai họa thiên nhiên ngày một dữ hơn là hậu quả cuộc việc ứng xử thô bạo, khai thác tự nhiên bừa bãi, thiếu kiểm soát.

Dấu hiệu biến đổi khí hậu đã quá rõ ràng với Việt Nam. Trong tháng 10/2010, lũ lụt miền trung Nghệ An, Hà Tĩnh đã gây nhiều thiệt hại, mất mát về sinh mạng và tài sản mức độ thiệt hại khủng khiếp.Dư luận và các chuyên gia cho rằng việc xây dựng quá nhiều các công trình thủy điện nhỏ, các nhà máy này xả lũ đã làm cho có cả những lũ nhân tạo chồng lên lũ tự nhiên.

Doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận, chạy theo số lượng trong phát triển, qua mặt pháp luật, sẽ làm cho quyền lợi của người dân sẽ bị xâm phạm, nhất là vi phạm luật môi trường và Việt Nam chưa từng xử lý vụ việc nghiêm trong nào. Vụ đầu tiên có lẽ là vào đầu năm 2010, công an đã bắt quả tang Công ty bột ngọt Vedan xả thẳng 5000 m3nước phế thải/ ngày ra sông Thị Vải,cố tình vi phạm các quy định pháp luật về môi trường để trốn hơn 90 tỷ đồng phí nước thải. Hàng ngàn hộ nông dân 3 tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, t/p Hồ Chí Minh và Đồng Nai trực tiếp chịu thiệt hại về sự ô nhiễm dòng sông Thị Vải. Và suốt năm trời chầy cối, Vedan mới đồng ý bồi thường cho các hộ nông dân và đã thực hiện 2 trong 3 đợt bồi thường.

Cuối năm, dư luận quan tâm đến việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê giá rẻ trên 300.000 ha rừng đầu nguồn thậm chí ở một số tỉnh rơi cả vào nằm trong khu vực trọng yếu về an ninh quốc phòng.

- Về tài chính, năm 2010, Việt Nam nhập siêu khoảng 12,3 tỷ USD và đầu tư công tăng nhanh gây khiếm hụt ngân sách quốc gia. Đầu tư quá mức hiệu quả thấp dẫn tới độ an toàn tài chính ngày càng giảm sút, đến mức báo động (dư nợ Chính phủ 44,3% GDP, dư nợ quốc gia 42,2% GDP và dư nợ công 56,6% GDP).

Sự kiện dư luận đặc biệt quan tâm là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin) đã thất thoát gần trăm ngàn tỷ đồng (khoảng 4,4 tỷ đô la, bằng 4,5% GDP Việt Nam năm 2009), ngập trong nợ nần và đang trong bờ vực phá sản... và buộc Chính phủ phải "tái cơ cấu" lại. Vinashin bộc lộ thiếu sót của loại hình tập đoàn kinh tế nhà nước, yếu kém của mô hình kinh tế hiện nay. Nguyên nhân ban đầu được xác định là Vinashin suy sụp là do lỗi "tham ô, phung phí công quỹ, quản lý yếu kém". Mà con tàu Vinashin mang mẫu hình chung với nhiều con tàu khác của nền kinh tếnên cần dành thời gian mổ xẻ để rút kinh nghiệm.

Các chuyên gia cho rằng do kinh tế thiếu tính bền vững, việc điều hành mang nhiều tính ngắn hạn, thiếu tầm nhìn xa nên chúng ta đã đụng trần của mô hình tăng trưởng hiện nay. Nếu các vấn nạn không khắc phục được và tìm ra mô hình tăng trưởng phù hợp, nền kinh tế sẽ có nguy cơ mắc vào bẫy tụt hậu vĩnh viễn.

4. Boxit Hungary - Boxit Việt Nam

Tháng 10/2010, xảy ra thảm họa tràn bùn đỏ chứa tại các bể chứa tại thành phố hành phố Ajka Hungarygần 1 triệu m3bùn đỏ đã tràn xuống phủ một diện tích 40km2và làm tan hoang nhiều khu dân cư, ảnh hưởng các quốc gia xung quanh hồ Baikan.Hungary là một nước có lịch sử hàng trăm năm khai thác bô xít nên có kinh nghiệm hơn Việt Nam nhưng sự cố vẫn xảy ra. Sự thật này là một lời cảnh báo cho Việt Nam về nguy cơ môi trường của các dự án bôxit Tây Nguyên với tên gọi rất chính xác là "Quả bom bùn đỏ trên cao nguyên".

Trước đó, dư luận và nhiều trí thức đã sôi động góp ý và kiến nghị nên xem xét, dừng ngay việc thực hiện dự án khai thác bô xít tại Tây Nguyên. Với mức độ quan tâm và tầm vóc vấn đề, chungta.com đưa “Bauxite” Tây Nguyên là sự kiện truyền thông được đông đảo người theo dõi trong năm 2010.




5. Biển Đông Á của người ta - biển Đông của ta đều dậy sóng

Năm 2010 đánh dấu sự căng thẳng, khiêu khích quân sự giữa hai miền Triều Tiên mở màn bằng vụ chìm tàu chiến Cheonan, đấu pháo tại các đảo Yeonpyeongphía Nam Hàn Quốc và các cuộc tập trận phòng ngự giữa Hàn Quốc và Mỹ. Bắc Triều Tiên tấn phong Đại tướng cho Kim Jong-un (con trai út của Chủ tịch Kim Jong-in sẽ sớm được phong tiếp lên Nguyên soái, dù chưa từng nhập ngũ) và chuẩn bị chuyển giao quyền lực cho vị Đại tướng 27 tuổi này càng làm cho mối căng thẳng tăng cao, nóng một cách rất khó dự báo ...

Biển Đông của ta trong năm 2010 cũng thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Những hành động đơn phương của Trung Quốc liên tiếp bắt giữ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam trong vùng biển Đông làm cho tình hình thêm phức tạp và căng thẳng. Trung Quốc xem Biển Đông là một vấn đề thuộc "lợi ích cốt lõi" của mình trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tuyên bố Biển Đông thuộc “lợi ích quốc gia” của họ. Điều đó đặt ra cho chúng ta thêm thách thức mới về đấu tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia tại Biển Đông. Các sự việc làm cho những nhà trí thức và dư luận quan tâm đến lịch sử biển đảo, đến sức mạnh yêu nước của người Việt và trách nhiệm của tất cả đối với lịch sử...

6. Nobel hòa bình thế giới - Khổng Tử hòa bình Trung Quốc

Vào ngày 10/12/2010, trong khi nhân loại tổ chức lễ trao giải cho một người tù người Trung Quốc - Lưu Hiểu Ba tại Oslo (Nauy)
theo các giá trị chung của thế giới thì cùng ngày, tại Trung Quốc tổ chức trao giải thương Hòa bình lần đầu theo các giá trị riêng của mình cho ông Liên Chiến, một cựu phó tổng thống Đài Loan, chủ tịch danh dự Đảng cầm quyền Đài Loan.

Điểm chung của 2 sự kiện cùng ngày là: cả hai người được trao giải đều không có mặt tại buổi lễ. Tại Oslo, người nhận giải và thân nhân bị cấm không sang được Nauy, và giải được trao cho ghế trống đặt cạnh bức chân dung với nghĩa tượng trưng thì tại Bắc Kinh, người nhận giải cũng vắng mặt và ủy ban trao giải trao cho một cô bé, mặt đầy lo lắng.

Điểm đáng suy nghĩ là: nhân loại vẫn chưa thể thống nhất được về những giá trị đáng được tôn vinh và sự khác biệt lớn đến mức: một Ủy ban trao giải có uy tín của thế giới chọnmột người trong tù tại quốc gia Trung Hoa để tôn vinh... còn Trung Quốc vẫn kiên trì quan điểm coi đó là một tên tội phạm và cực lực phản đối. Phải chăng là giá trị hòa bình phổ quát vẫn chưa phải là "phổ quát"? Chúng ta vẫn phải tiếp tục tìm kiếm cách thức hàn gắn sự chia rẽ các giá trị, tư tưởng cho lối sống chung với nhau và trên toàn cầu.

7. Những quả bom thông tin trên Internet

Đây là những sự việc phi chính thống nhưng lan tỏa hết sức nhanh chóng.Ngày 5/4/2010, mở đầu bằng "vụ nổ bom Wikileaks" khi trang web công bố thông tin mật về cuộc chiến tranh Iraq.Sau đó đến tháng 7 là 90.000 báo cáo mật về cuộc chiến Afgahnistan. Tiếp đến, ngày 28/11, hơn 250.000 tài liệu, phát biểu ngoại giao Mỹ và giới ngoại giao quốc tế đều bị tiết lộ ra vừa gây phẫn nộ, lo ngại, vừa khiến không ít người thích thú và đặt lại câu hỏi về tự do thông tin, trách nhiệm của báo chí trong thời đại Không còn bí mật.

Số phận của WikiLeaks và ông chủ Julian Assangechắc chắn sẽ còn là chủ đề nóng trong đời sống xã hội, chính trị thế giới trong năm 2011.

Dịp cuối năm, tại Việt Nam, dịp cuối năm cũng xảy ra nhiều vụ đăng tin trên Internet gây xôn xao dư luận.
  • Tháng 10/2010, tác giả Blog Cô gái Đồ Long bị bắt tạm giam bài viết 'Các người đẹp lấy chồng' có đề cập tới các chi tiết liên quan con của một thứ trưởng Bộ Công an.
  • Tháng 11/2010 clip “Bắt gái mại dâm nude toàn tập” có nguồn gốc từ nghiệp vụ của một số cán bộ chiến sĩ Công an thị xã Cẩm Phả bị phát tán. Kết cục là 6 cán bộ chiến sĩ vi phạm bị kỷ luật chính thức.
  • Tháng 11, hacker tấn công, tìm cách xóa hủy thông tin của báo điện tử Vietnamnet và công bố 1 số thông tin nội bộ cho rằng là một phần sự thật về Vietnamnet (một số thông tin bất lợi, mang tính chất nói xấu các cá nhân)... Cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ việc.
  • Tháng 12/2010, 2 clips tư liệu nghiệp vụ Đột kích vũ trường New Century 3 năm về trước cũng bị tung ra...
Thế mới biết Internet có thể làm thay đổi cuộc sống theo những cách nào và chúng ta phải thích ứng với tự do thông tin trong điều kiện có Internet ra sao để phục vụ tốt hơn cho phát triển. Sự thậtlà một tài sản chung mà không ai được độc quyền. Và hãy sống với tinh thần sẵn sàng đối diện với thứ tài sản chung đó -Sự thật...
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái ta đang cố gắng luôn có giá trị

    27/08/2019Gần gũi, sâu sắc, thân thiện, cách giáo sư Ngô Bảo Châu chuyện trò cho ta cảm giác như giáo sư đang nói chuyện với một người thân, một người bạn, một đồng nghiệp...
  • Nhà nước và thông điệp Vedan

    05/05/2016Tư Giang thực hiệnChủ tịch Invest Consult Group Nguyễn Trần Bạt trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị góc nhìn của ông về vụ Vedan trong bối cảnh đơn kiện công ty này đang chuẩn bị được nông dân nộp lên toà án.
  • Bệnh thích dự án

    04/04/2016Đỗ Quý ThíchCó dự án là có nhiều thứ nên ai cũng thích. Thứ nhất có dự án là có tiền, đồng nghĩa với việc có công ăn việc làm cho cán bộ nhân viên, tất nhiên là thu nhập chung sẽ từ đó mà tăng lên. Nói cho cùng thích dự án không phải là một cái tội, nhưng thích dự án đến mức thành bệnh và mưu cầu lợi ích riêng, lấy tiền công đút túi thì cần nghiêm túc phê phán.
  • Đạo đức thầy cô: "Con sâu làm rầu nồi canh"

    01/07/2015Linh Thủy (lược thuật)“Chúng ta có nhiều thầy cô là tấm gương đạo đức. Nhiều thầy cô lên làng bản xa xôi đầy khó khăn sống, làm việc như một niềm kiêu hãnh. Những hiện tượng tiêu cực là con sâu bỏ rầu nồi canh, là những vết hoại tử trong cơ thế giáo dục?" - Nhà báo Nguyễn Quang Thiều
  • Ngụy biện

    13/07/2014Đoan TrangCâu chuyện xoay quanh bộ phim cổ sử Việt Nam nhưng đậm chất Trung Hoa, “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”, tưởng đã lắng xuống nhưng rồi vẫn tiếp tục gây dư luận, sau khi nhà sử học Dương Trung Quốc lên tiếng bênh vực những nhà làm phim...
  • Đôi điều quanh chuyện phá sản và tái cơ cấu Vinashin

    14/10/2011Lê Văn TứVấn đề quy trách nhiệm liên quan đến vụ tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy (Vinashin) phá sản lại làm nóng các buổi thảo luận về kinh tế - xã hội tại kỳ họp Quốc hội lần này. Đến bây giờ mới có người gọi sự kiện này là phá sản, mặc dù đã ngầm hiểu như thế. Tuy nhiên chữ “phá sản” dường như vẫn chưa được hiểu thống nhất. Nhiều người vẫn ngại nói Vinashin phá sản...
  • Đã là trí thức thật thì ai cũng dấn thân

    25/06/2011Kim YếnLà phó chủ nhiệm uỷ ban Văn hoá, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, hình ảnh của ông gắn liền với không khí nghị trường nóng bỏng. “Ông nghị phản biện nhiều nhất” là cái tên mà nhiều người đã yêu quý gọi ông...
  • Vinashin là vấn đề thế kỷ

    23/12/2010Nguyễn Trần BạtHai vấn đề nhân dân cả nước đang rất quan tâm và cũng vừa được phản ánh nóng bỏng ở Quốc hội là Vinashin và Bauxite Tây Nguyên, với tư cách là một nhà kinh tế, ông Nguyễn Trần Bạt đã có những nhận xét đáng quan tâm xung quanh vụ đổ vỡ Vinashin...
  • Đã diễn ra lễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 tại Oslo

    12/12/2010Bùi Quang MinhLễ trao giải Nobel Hòa Bình 2010 diễn ra tại Oslo, thủ đô Nauy sáng ngày 10/12/2010 (đúng ngày kỷ niệm 62 năm Ngày công bố bản Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hợp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948)...
  • Phát biểu của GS. Nguyễn Minh Thuyết về Nợ công

    04/11/2010Thảo luận về ngân sách nhà nước lần này, tôi xin nêu một số ý kiến về nợ công, cụ thể là về 4 vấn đề như sau...
  • Vinashin phá sản hay không phá sản?

    04/11/2010Lê Kiên ghiĐó là câu hỏi mà bản thân TS Nguyễn Đức Kiên - phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, ủy viên Ủy ban Kinh tế - đã trả lời khác nhau trước báo chí và trước Quốc hội. Tuổi Trẻ cùng một số báo khác trở lại câu chuyện này với ông Kiên bên lề kỳ họp ngày 3-11.
  • Việc nước: từ bôxit tới Vinashin

    25/10/2010Tân DânThật mới mẻ với truyền thống sinh hoạt chính trị dựa trên sự nhất trí, bản kiến nghị dừng triển khai dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên của nhiều nhân sĩ trong nước không những đã không bị ngăn chặn mà còn được người đại diện Chính phủ tuyên bố “còn có ý kiến thì còn tiếp tục nghe”...
  • Tìm hiểu thêm về giải thưởng Nobel Hòa bình thế giới năm 2010 cho Lưu Hiểu Ba

    16/10/2010Bùi Quang MinhQua bài viết này, Chungta.com xin được trả lời một số câu hỏi bạn đọc nêu ra cho chúng tôi nhằm cung cấp một cái nhìn của chúng tôi cho sự kiện giải Nobel Hòa Bình 2010 và hiểu thêm về nhân vật được giải thưởng này tôn vinh...
  • Hào khí Thăng Long nghìn năm hội tụ cho Việt Nam bay lên

    11/10/2010VietnamnetHồn núi sông nghìn năm đang hội tụ nơi mảnh đất rồng thiêng. Lịch sử dân tộc được viết bằng máu của những bậc tiền nhân mang gươm đi mở cõi, và lớp lớp cha anh đã ngã xuống bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng. Hào khí Thăng Long, được hun đúc qua bao biến thiên lịch sử, nay lẽ nào không thể trở thành điểm tựa tinh thần cho thế hệ hôm nay làm nên giấc mơ “Bay lên Việt Nam”?
  • Đọc "Chiếu dời đô" bằng đôi mắt hiện tại

    09/10/2010Vương Trí NhànTrong giai đoạn mới của sự phát triển đất nước, khi mà việc xây dựng nổi lên hàng đầu - "phát triển thật ra là một cách tốt nhất để bảo vệ một quốc gia" - thì việc trở lại với Chiếu dời đô của tiền nhân, luận giải bằng ngôn ngữ văn hóa chính trị thời hiện đại lại có một ý nghĩa riêng, nhà văn hóa Vương Trí Nhàn đặt vấn đề...
  • Trả Đường đến thành Thăng Long về đúng vị trí tầm phào của nó!

    03/10/2010Lê Đình PhươngTrong những ngày này, bộ phim Đường đến thành Thăng Long nhận được không ít chỉ trích. Dù đã nhân danh là phim phục vụ đại lễ, bào chữa bằng yếu kém của hạ tầng điện ảnh nước nhà, thậm chí viện dẫn các khái niệm “giao thoa”, “tiếp biến văn hoá” nhưng bộ phim này vẫn khó có thể được công chúng chào đón như một sản phẩm cung tiến cha ông. Vì sao?
  • Câu hỏi lớn về vận nước

    02/10/2010GS. Tương LaiChính vì những chuyến xe lịch sử không có khứ hồi, cho nên, tiếp bước cha ông không phải là dẫm theo lối mòn có sẵn, mà là dũng cảm gạt bỏ mọi trở ngại để vươn về phía trước, như dòng sông chỉ có chảy ra biển mới gọi là trung thành với ngọn nguồn của nó.
  • Vinashin và lỗ hổng tài chính

    16/09/2010Anh VũSau khi Tập đoàn Vinashin không còn khả năng trả nợ, người ta mới giật mình, đặt câu hỏi: ai đã quản lý, kiểm tra, giám sát các nguồn vốn của Vinashin? Nếu quản lý, giám sát tốt, chắc chắn sẽ không dẫn tới tình trạng như hiện nay...
  • Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Tài năng là đặc sản cá nhân

    25/08/2010Quý Hiên thực hiệnTrong tiểu sử của giáo sư Ngô Bảo Châu có một dòng dành cho trường Tiểu học Thực nghiệm, bởi anh đã có 5 năm gắn bó với ngôi trường ấy. Sau sự kiện Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields, Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với GS Hồ Ngọc Đại - cha đẻ của trường Thực nghiệm...
  • GS Ngô Bảo Châu: “Nỗi lo lớn đã trở thành niềm vui lớn”

    22/08/2010Trên blog của mình, giáo sư Ngô Bảo Châu đã chia sẻ quan điểm của mình về trách nhiệm của người nhận giải, về giáo dục. SGTT đăng nguyên văn bài viết từ blog của "hoà thượng" Thích Học Toán...
  • Nức lòng sự kiện GS Châu, tĩnh tâm ngẫm về vận nước

    21/08/2010Nguyễn TrungTin GS Ngô Bảo Châu được tặng Huy chương Fields cho thành quả khoa học của mình là tin vui lớn của "làng toán học thế giới" nói chung và là vinh dự lớn của GS Ngô Bảo Châu nói riêng. Tin vui lớn này mang lại cho trí tuệ Việt Nam niềm tự hào xứng đáng. Càng tự hào bao nhiêu tôi càng cảm thấy đau lòng bấy nhiêu về thực trạng hiện nay của nền giáo dục nước nhà
  • Niềm tự hào mang tên Ngô Bảo Châu

    20/08/2010Trần Đình LýNhững ngày này, ở đâu cũng xốn xang với cảm xúc tự hào, niềm vui khôn xiết về một con người đã, đang và sẽ tiếp tục làm rạng danh dân tộc Việt Nam: Người đặc biệt Ngô Bảo Châu!
  • Ngô Bảo Châu là người hùng mới của Việt Nam

    19/08/2010Ngay thời khắc thế giới xướng tên Ngô Bảo Châu tại Ấn Độ, giới trí thức trong nước cũng vỡ òa theo niềm vui của người đồng nghiệp trẻ. Sau một khoảng thời gian dài chờ đợi, bản lề mới của toán học Việt Nam đã được vinh danh trên trường quốc tế...
  • Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành

    19/08/2010Lương Thị Bích Ngọc - Hạ Anh (Thực hiện)Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng" và mệnh đề "người giỏi làm Toán rất lãng phí"...
  • Vinashin, kết quả thí điểm

    06/07/2010Sáu NghệDư luận đang đặc biệt quan tâm đến Tập đoàn Vinashin không chỉ vì kết quả kinh doanh. Nhớ lại, ngày 15-5-2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 103/QĐ-TTg phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, trên cơ sở tổ chức lại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trong năm 2006 còn ra đời nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước khác...
  • Vấn đề Vinashin – nhìn từ nhiều phía

    06/07/2010PGS TS Vũ Trọng KhảiCác tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, theo quy định của Chính phủ, đột nhiên phải thu gom hàng chục, thậm chí hàng trăm doanh nghiệp con. Các doanh nghiệp này từ trước đến giờ “không quen biết” gì nhau, nằm ở rải rác khắp nơi, nay cùng “chui” vào một “rọ quản lý” của tập đoàn...
  • Nói tiếng của dân

    27/06/2010Tư GiangMột lần, giám đốc vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát thuộc tỉnh Tây Ninh Nguyễn Đình Xuân nhận được một tin nhắn qua điện thoại di động: “Đại biểu Quốc hội gì mà đi phá nhà dân!?” Người nhắn tin là chủ một ngôi nhà xây dựng trái phép trong vườn quốc gia vừa bị ông Xuân bắt dỡ bỏ. Ông trả lời: “Không có đại biểu Quốc hội nào phá nhà của dân cả. Đó là giám đốc vườn quốc gia thực thi nhiệm vụ”.
  • Giữ vượng khí muôn đời cho đất Thăng Long

    10/06/2010Đoan TrangGạt bỏ những yếu tố tâm linh chưa giải thích được ngay một cách rộng rãi, thì thuật phong thủy nhấn mạnh rằng Hà Nội, với long mạch rất đẹp là Hồ Tây, sông Hồng, vượng vô cùng cho nên sẽ là đế đô muôn đời của Việt Nam. Đất nước Việt Nam cũng sẽ trường tồn, với điều kiện Hà Nội được vững mạnh.
  • Cao tốc ơi, chậm lại!

    24/05/2010Phùng Nguyên thực hiệnKhi mà tương lai "còng lưng trả nợ" đang lơ lửng và chất lượng các dự án ODA còn nhiều tranh cãi, thì một siêu dự án với mức đầu tư 58 tỷ USD lại đang rục rịch - dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Nguồn vốn tất nhiên vẫn là vay nước ngoài.
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • "Nhân đại lễ, người Hà Nội sẽ tự điều chỉnh mình"

    27/02/2010Hữu Tuấn- Huy Hào thực hiệnChúng tôi xưng con, thưa cụ với học giả tuổi ngoại bát tuần – nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc. Mấy ngày đổi giời, cụ hơi mệt. Nhưng vào câu chuyện về diện mạo con người, văn hóa, kinh tế, kiến trúc... của Hà Nội tương lai thì cụ vẫn vậy, vừa sôi nổi, vừa yêu thương. Vẻ khó gần như cảm nhận ban đầu dần được thay bằng sự cởi mở.
  • GS Ngô Bảo Châu: Cần nhất là "thổi lại" tinh thần hiếu học

    17/12/2009Kim Dung"Tổ chức xây dựng những nhóm nghiên cứu khoa học trẻ, năng động, là con đường lâu dài để tổ chức lại, để tạo một sức sống mới cho khoa học nước ta." - GS Ngô Bảo Châu.
  • GS Ngô Bảo Châu và Bổ đề cơ bản Langlands

    14/12/2009Hàm ChâuTháng 12/2009, tạp chí Time (Mỹ), một tạp chí có uy tín quốc tế, đã xếp công trình toán học Bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu thứ 7 trong số 10 khám phá khoa học nổi bật trên thế giới năm 2009. Công trình ấy được công bố năm 2007, sau đó, được giới toán học thế giới kiểm tra, phản biện, rồi công nhận vào năm 2009.
  • Làm gì với Vedan?

    19/09/2008TS Nguyễn Sĩ Dũng"Không bị bắt không phải là kẻ trộm". Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải "bắt tận tay, day tận trán", bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý...
  • xem toàn bộ