Họ đều là con cháu “các bố” cả

08:01 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Bảy, 2006

Một Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đã không dưới một lần tâm sự, tại Công ty ông chỉ có già 1/3 nhân viên làm việc có hiệu quả, số này phần lớn được tuyển dụng bằng con đường công khai. 1/3 nữa là con em các vị trong ngành và 1/3 còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm. Số này vẫn là một ẩn số phức tạp, không ít trường hợp là một gánh nặng.

Chuyện của anh bạn tôi là mộthiện tượng cá biệt trong hệ thống các cơ quan Nhà nước hiện nay. Khi những cơ quan hưởng lương ngân sách hoặc sự ưu ái của ngân sách được coi là nơi lý tưởng để gửi gắm con em mình. Một thuật ngữ khá thông dụng là "nhà trẻ Trung ương" đã được hình thành từ mấy chục năm nay để phiếm chỉ những doanh nghiệp Nhà nước, những cơ quan công quyền có năng lực ban phát cơ chế cho các doanh nghiệp mà không có nó, khó đứng vững trong cạnh tranh.

Những nhân viên "nổi tiếng" mà không tên

Hiện tượng nhiều phòng ban ở các Bộ, Ban, Ngành, Thành phố, Thị xã, Huyện, các doanh nghiệp trực thuộc Bộ phải tiếp nhận con cháu các vị quan chức vào các "nhà trẻ Trung ương", như đã nói ở trên đã trở thành phổ biến tới mức hình thành một bộ phận nhân viên không có tên. Họ chỉ được biết đến như "Con ông X, cháu bà Y". Nhưng họ lại là những người khá "nổi tiếng" và thậm chí còn nắm giữ nhiều vị trí quan trọng. "Anh còn nhớ thằng H không, bố nó nay làm trưởng cục Z..."Câu nói này nghe mãi thành quen, khiến những "cậu ấm" "cô chiêu” vẫn thường lấy chức sắc của bố mẹ mình để giới thiệu với bạn bè. Thậmchí, khi giới thiệu với một người mới quen, kèm theo tên là lý lịch của "ông bô" hiện đang đảm đương một chức vụ, một vị trí làm ăn nào đó trong Tỉnh hoặc trong Bộ.

Từ chỗ không quan tâm đến cái tên của bản thân, việc tiêu tiền do bố mẹ chu cấp cũng trở thành một thói quen và coi đó là điều đương nhiên. Cũng ít khi tìm thấy ở họ một thái độ thành kính khi nói về cha mẹ của mình những người có chức, có quyền và có tiền, với một giọng, biết ơn. Họ cười cợt thế hệ già rất thản nhiên và coi đồng tiền cha mẹ cho họ ăn chơi nhẹ như lông hồng. Đa số cũng đã có dịp ra nước ngoài, sang các nước phương Tây học hành hoặc ăn chơi, nên họ cũng có thêm độ tự tin đáng nề trong chuyện phê phán những điều "dở hơi" đãtừng gặp và không ngại ngần chỉ trích những điều chưa hài lòng. Sự tự tin khi sở hữu tên tuổi bố mẹ, sự tự tin của việc tiêu tiền cộng với sự tự tin của những nhãn mác mà họ mua sắm được bằng con đường du học khiến không ít người ngộ nhận bản thân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn ra những bi kịch được dư luận biết đến trong thời gian gần đây.

Xung quanh vụ án PMU 18 là một ví dụ điển hình. Những mắt xích quan hệ của nguyên Thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến với một số quan chức Văn phòng Chính phủ cùng rất nhiều Bộ, Ngành, Tỉnh, Thành và việc vợ, anh em, con cháu họ đảm đương các chức vụ quan trọng, các chức vụ "ho ra bạc, khạc ra tiền" là một chuyện. Rồi, anh, em, cháu chắt ông Thứ trưởng này, kể cả đã có án phạt từ, kể cả chẳng cần học hành gì, cũng đảm đương những chức vụ đặc biệt khác cũng là một chuyện.

Những đứa con tai tiếng

Không phải người con nào của người thành đạt cũng đều nối gót được sự nghiệp của bố mẹ mình. Một số người chỉ là cái bóng của bố trong cả cuộc đời dài dằng dặc mà không biết sử dụng quỹ thời gian quý báu đó để làm nổi một việc gì cho ra hồn. Tuy nhiên, đó chưa phải là trường hợp tệ hại nhất. Chịu làm cái bóng của bố mẹ tuy không vẻ vang nhưng chưa phải đã đáng lên án. Trường hợp tệ hại hơn là sử dụng cái bóng đó để làm những điều trái với luân thường đạo lý, bị xã hội lên án. Có thể dẫn ra đây một vài trường hợp khá điển hình:

Bùi Tiến Dũng, Tổng giám đốc PMU 18 là một ví dụ. Là con một vị cán bộ cấp cao trong quân đội, Bùi Tiến Dũng đã từng được học hành chu đáo và trải qua những thời hàn vi như hầu hết những người dân bình thường khác. Để đảm bảo cho cuộc sống gia đình, thời bao cấp, người ta đã từng chứng kiến Dũng lam lũ bươn chải kiếm sống nuôi gia đình. Những tưởng, cuộc đời Bùi Tiến Dũng sẽ trưởng thành theo chiều hướng tốt đẹp. Thế nhưng công danh, chức quyền và những khoản tiền bạc do chức quyền mang lại đã từng bước biến Bùi Tiến Dũng thành một kẻ sùng bái quyền lực, coi tiền bạc như rác.

Chuyện ăn chơi, cờ bạc của Bùi Tiến Dũng đã làm tốn không biết baonhiêu mực của báo chí. Trượt dài theo sự tha hóa, Bùi Tiến Dũng đã trở thành một con bạc khát nước, một quan chức hám sắc, bất chấp luật pháp và cuối cùng là rơi vào lưới pháp luật lúc nào không hay.

Một nhân vật khác cũng không kém phần nổi tiếng là Mai Thanh Hải - con trai nguyên Thứ trưởng Thương mại Mai Văn Dâu. Được sinh ra trong một gia đình có mức sống vượt trội so với bè bạn, Mai Thanh Hải không coi trọng chuyện học hành mà chạy đua theo các kiểu ăn chơi thời thượng. Học hết phổ thông, không thi đỗ vào Đại học, năm 1994. Mai Thanh Hải vào làm nhân viên TCT Xuất nhập khẩu tổng hợp I, đây là doanh nghiệp do bố Hải làm Tổng Giám đốc trước khi về Bộ Thương mại giữ chức vụ Thứ trưởng. Làm việc tại Tổng Công ty này một thời gian ngắn, Hải xin nghỉ để đi học tại Đại học Ngoại thương (hệ Tại chức) và đến tháng 8/ 1998 trở về làm nhân viên của Tổng Công ty XNK tổng hợp Itrong khi vẫn chưa tốt nghiệp Đại học Ngoại thương.

Sau khi học hết tại chức, Mai Thanh Hải được bố đưa về công tác tại Phòng quản lý xuất nhập khẩu Hà Nội (thuộc Bộ Thương mại). Hải là khách VIP của tất cả các tụ điểm ăn chơi có tiếng nhất tại Hà Nội, có mặt tại các điểm này trong hầu hết các buổi tối. Nhân viên của một tụ điểm đã từng phục vụ Mai Thanh Hải và nhóm bạn cho biết, tiền rượu của nhóm khách này chưa bao giờ dưới chục triệu và Hải cũng đã từng được nhiều người kính nể vì "kiếm" được nhiều tiền. có những vụ làm ăn "kiếm" được hàng chục ngàn USD. Để có tiền cho việc án chơi này. Mai Thanh Hải đã tham gia vào đường dây mua bán quota và đoạn cuối của con đường này là hai bố con Hải đã gặp nhau ở nhà tù.

Sản phẩm của hệ thống cơ chế

Một số người thành đạt nhưng vẫn chưa thoát ly được cách nghĩ của người sản xuất nhỏ, nhanh chóng tựmãn và không đầu tư chăm sóc cho thế hệ mai sau. Văn hóa này vô tình đã thấm sâu vào nhân cách con cái. Hơn thế, từ vị thế có được trong họ thiết lập các quan hệ làm ăn, tạo dựng cho con cái những “dây quan hệ”. Khi đã vào dây với nhau, việc kiếm tiền không hẳn do chính sức lao động của chính mình mà là do những sự bắt tay thỏa hiệp mang lại. Đó cũng là lý do để họ khó đứng vững trước những cám dỗ, dễ bị lôi kéo vào những cuộc ăn chơi. Nguồn tích lũy của cha ông đểlại không phải là cái kho vô tận. Để thỏa mãn nhu cầu cá nhân, khi tài năng có hạn. con đường tất yếu mà họ phải đến là phạm pháp. Trường hợp của Bùi Tiến Dũng và Mai Thanh Hải chỉ là phần nổi của tảng băng. Trao đổi với một đồng nghiệp ở nước ngoài, anh cho rằng: Hiện tượng "nhà trẻ Trung ương" sẽ dần mất đi, khi kinh tế tư nhân lớn mạnh hơn và mọi vấn đề xã hội trở nên công khai và minh bạch. Cũng như thế, nền kinh tế càng hiện đại, càng minh bạch thìCông ty dù là nhà nước hay tưnhân sẽ cần người được việc chứ không phải cần nuôi trẻ là con ông to để nhờ vả.

Một điều đương nhiên phải thừa nhận là, những "cậu ấm", "cô chiêu”, được sinh ra trong những gia đình thành đạt trước hết họ được thừa hưởng gien di truyền từ bố mẹ, đó là chưa nói đến kinh nghiệm, trường đời mà bố mẹ có thể truyền đạt chia sẻ. Với đầu óc sáng láng, với một vốn học vấn không đến nỗi khi bị quăng ra đời phải tự bơi, thì các bạn trẻ này vẫn sống trong "nhà trẻ Trung ương" sẽ hoàn toàn có thể tự lập và làm nên một sự nghiệp cho riêng mình.

Vấn đề là trước mắt họ chẳng tội gì phải tự lo thân, vì cơ chế của cuộc chơi đang nuôi dưỡng cách sống như thế. Và các tầng lớp nhân dân vẫn phải đóng thuế để nuôi họ như một thứ dịch vụ giá cao, đầu tư quan hệ mà phần lãi là tùy thuộc vào sự giác ngộ của những cậu ấm, cô chiêu quen ỷ thế bố, chú, bác, anh, chị.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: dân sợ quan, việc quan hỗn hào lẫn lộn

    06/07/2016Vương Trí NhànMột cái thiên kiến rất trái ngược với đời nay và hiện còn phổ biến trong dân gian lắm, là cái thiên kiến coi quan là dân chi phụ mẫu, sợ quan như sợ cha mẹ, sợ thánh thần. Bởi dân sùng phụng mê tín quan như thế, nên quan mới có kẻ tác ác tác hại được như thế...
  • Cái giá phải trả cho sự giàu có

    19/06/2016Trần Cao DũngNgười cha giàu nói với tôi có rất nhiều cách để làm giàu. Cách nào cũng có cái giá của nó. "Ta càng phục vụ nhiều người bao nhiêu, ta càng trở nên giàu có bấy nhiêu.”
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Mưu lợi trên dân kém cỏi, Tuỳ tiện trong quản lý

    06/04/2016Vương Trí NhànNgười nước ta không hiểu cái nghĩa vụ ăn ở với loài người đã đành, đến nghĩa vụ của mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Phải ai tai nấy, ai chết mặc ai!
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nặng óc hư danh, Sống không lý tưởng

    10/09/2015Vương Trí NhànKhông có lòng danh dự mà có tính hiếu danh thời dễ táng thất lương tâm. Quỵ lụy khúm núm trước mặt người trên, châu tuần(1) nơi quyền quý để cầu sự nọ, khấn việc kia, ví phải đập đầu xuống đất mà lạy cũng cam tâm...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: cam chịu bất công, thù ghét thay đổi

    09/02/2015Vương Trí NhànTự do cá nhân và hết thảy các tự do ở bên ta và nhất là ở nơi thôn quê chỉ là một câu chuyện hoang đường. Cũng vì thiếu tự do - nếu ta không kể sự tự do phục tùng và tự do uống rượu - nên tình cảnh dân quê về phương diện tinh thần mới có vẻ điêu linh tàn tạ....
  • Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực

    09/04/2015Vương Trí NhànNghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Tại sao người ta không nhìn thấy voi?

    20/12/2010Nguyễn Quang ThânTôi thường thấy có nhiều người mắt tốt, tinh nhanh hẳn hoi nhưng đi đâu thì đụng rá, đá kiềng, gây đổ bể thiệt hại trong nhà ngoài ngõ không ít. Lại có kẻ lạ đời, không đi đường lớn mà thích ngang tắt, dẫm cả lên cỏ vườn hoa, bỏ đường quang, quàng bụi rậm...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Bức xúc nhức nhối

    17/06/2006Nguyễn Quang Thân (Nhà báo)Đổi mới đã đưa ra được một khẩu hiệu đẹp, đó là "nhìn thẳng vào sự thật". Trong một thời gian dài trước đây, mọi người vẫn rón rén như đi trên thảm, luôn sợ vấy bẩn mất thành tích, nay bắt đầu nói đến chuyện nhìn thẳng vào sự thật...
  • “Văn hóa nhanh chân”

    17/04/2006Trần Đăng TuấnCó một thứ trái với công bằng xã hội - đó là "Văn hóa nhanh chân" chúng ta cần chặn đứng...
  • Chạy án - chạy ai?

    01/04/2006TS Nguyễn Đức MậuTừ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể...
  • Tiền bạc có mua được hạnh phúc

    16/01/2006Trần Cao Dũng trích dịch từ bài của tác giả Mark SkousenĐồng tiền có thể cung cấp cho mọi người rất nhiều lợi ích: điều kiện sống tốt hơn, địa vị xã hội, du lịch, hưởng thụ, chăm sóc sức khỏe, giải trí vv..vv.. Cảm giác được sống trong sung túc, có một tài chính cá nhân vững chắc luôn mang lại sự toại nguyện vô bờ...
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • xem toàn bộ