Ma to giỗ lớn

Đăng Cổ Tùng Báo, số thứ Năm ngày 18 tháng Tư năm 1907
08:11 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Chín, 2018
Phong tục An-nam mình, nhiều điều thật không có nghĩa lý gì.
Như có bố mẹ lên lão, hoặc mình đi thi đỗ, cưới vợ, làm nhà, được làm quan, thăng hàm, mà ăn mừng thì còn có nhẽ; nhưng bố mẹ chết, mà mổ trâu mổ bò, mời làng mời nước, biếu-xén hàng sóm láng giềng, thì còn có nghĩa gì nữa ?
.

Có kẻ nói rằng: làm thế để giả nghĩa cha mẹ. Cái điều cha mẹ chết đi, hồn phách có còn mà trông thấy những sự dương-gian hay không, thì đây tôi không dám bàn, nhưng giá thử các cụ có trông thấy, thì chắc hẳn lắm khi cũng tức cười. Kìa như: có người, lúc cha mẹ còn sống, coi như người ngoài, ra lườm vào nguýt, bon chen từng tí; thế mà lúc cha mẹ vừa mới nhắm mắt lại, đã bò bò, lợn lợn, cỗ cỗ, bàn bàn, bán mẫu ruộng làm ma to, cắm khu vườn lo dỗ nhớn.

Tôi nghĩ không giả nghĩa nào bằng: lúc cha mẹ còn sống, nhà thường thì cố làm ăn cho cha mẹ hiển vinh; nhà có thì giáng nên tài trí để cha mẹ được danh tiếng.

Tôi tưởng lúc ông-cụ bà-cụ nằm xuống mà nghĩ được rằng: “ta đã sinh ra được con có tài có đức, cho xã-hội được nhờ; thì ta từ ta từ trẻ đến già, không làm nên điều gì, song đã để lại được dọt máu tốt, để chuộc lấy cái đời vô ích của ta”, thì chắc hẳn các cụ thỏa lòng hơn rằng, chết rồi có tư-văn hàng-giáp đến tế-lễ linh-đình.

Cũng có kẻ nói là nợ miệng: ăn của người thì phải mời người đến ăn.

Tang lễ vua Khải Định

Trong một đời người thiếu gì dịp thết khách, lại phải nhân khi bố mẹ chết, ra tưởng đền ơn người cho ta ăn một bữa. Thành ra khi bố mẹ chết, tưởng đến bố mẹ ít, tưởng đến kẻ cho ăn nhiều.

Tôi tưởng làm người, thực có hiếu với cha mẹ, thì lúc cha mẹ thác đi, còn có trí nữa mà nghĩ đến những điều thiệp-lịch mấy đúng còn có bụng nào mà để vào những sự thết đãi anh em.

Và làm ra cỗ bàn lại hóa ra mất cả lòng thành hàng sóm láng giềng, bạn-bè thân-thích. Thành ra ai cũng mang tiếng, vị có bữa rượu mấy đi đưa bà con tới mồ, chớ không phải vì thương vì tiếc bà con mà chịu khó nhọc đến đưa đám.

Sau nữa lại còn một nỗi: vừa mất cha mất mẹ lại còn vừa hết cơ hết nghiệp, hết tang người rồi lại đến tang của. Có đâu lại có như thế!

Những nhẽ tôi nói đây thì ai cũng biết, nhưng tại làm sao xưa nay vẫn biết rằng vậy mà vẫn làm ? Ấy là vì một điều thiên hạ hay khoe của.

Lạ quá! Kỳ quá! ở đời bao nhiêu lúc cần hách dịch mà chẳng hách cho!

Kìa như: mình cũng là người, người ta cũng là người, mà có ket vật mình ra … thì không thấy biết trọng thân. Để giữa lúc bố chết hách mấy đời một phen, khánh bại sản cũng đành.


Cảnh chụp người dân VN đầu TK XX

Thôi! thế như mà, có ông quân-tử đã bảo rằng: giống người không chữa được. Hãy để phải hách.

Giả như bây giờ những người quân-tử đàn anh trong làng nước, nghĩ ra một cách đổi tục lại, phàm ai có cha mẹ mất đi có lệ phải nộp vào cho dân vài trăm quan tiền để làm tràng học, hoặc mở cơ cục gì hay, thì …hình giáp hay là tư-văn mấy đến tế-lễ, như thế cái hách của đứa giại không phải chừa, và tiền đứa giại vất đi, dùng được làm điều lợi cho người khôn.

Các ông Cử, ông Tú bây giờ, xin đừng lo việc giời cao bể giộng vội, xin hãy cứ bàn cái ấy thế nào cho thành, thì là nước được nhờ lắm.

Thực-trí.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đường lối giáo dục cứu nước của Đông Kinh Nghĩa Thục

    23/09/2018Nguyễn Hải HoànhGiáo dục cứu nước (GDCN) là lựa chọn quan trọng nhất của các sĩ phu sáng lập Đông Kinh Nghĩa Thục (ĐKNT) khi họ quyết định đường lối đấu tranh giải phóng nước nhà của tổ chức cách mạng này. Trước đó, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp đều theo đường lối bạo động vũ trang.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một dịch giả uyên bác

    24/08/2018Thu Trang (Paris)Trong cách nhìn của kẻ hậu thế sau hơn 60 năm, với bối cảnh khác hẳn, tôi ngẫm nghĩ khí phách ấy có thể là tương đồng với nét hiên ngang trong phong cách của một nhà văn hóa lớn. Nguyễn Văn Vĩnh đã xứng đáng là một tấm gương mẫu mực trong địa hạt giao lưu văn hóa, một nhà dịch thuật thông thái, một trí thức độc lập, tự trọng mà nhiều thế hệ cần học tập...
  • Đông Kinh Nghĩa thục: Học Nhật Bản chấn hưng đất nước

    26/07/2017Mai ThụcNhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Trung tâm Văn Miếu Quốc tử Giám và Trung tâm Minh Triết Việt đã Tưởng niệm 100 năm các nhà giáo Đông Kinh Nghĩa thục. Họ là những sĩ phu yêu nước thắp sáng tư tưởng Chấn hưng - Duy Tân - Dân tộc, là những bậc thầy góp sức đặt nền móng xây dựng một triết lý giáo dục Tự lập, tự nguyện, học Tinh Hoa dân tộc và thế giới để dạy nên những con người Việt Nam hiện đại...
  • Nhìn lại phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

    05/07/2017Nguyễn Trọng TínBỏ lối học từ chương khoa cử, tập trung cho thường thức và thực nghiệm, dạy cả tiếng Việt, Pháp và Hán văn. Chủ trương này lại xuất phát từ tầng lớp nho gia cuối cùng của Việt Nam. Không chỉ thế, chấn hưng công thương, khai mỏ, lập đồn điền, cắt tóc, xuất dương du học… cũng là chủ trương của họ. Dù chỉ tồn tại trong 9 tháng (5.1907 – 1.1908), nhưng trường Đông Kinh Nghĩa Thục thực sự là đỉnh cao của cuộc cách mạng xã hội to lớn đầu thế kỷ 20 có tên là Duy Tân
  • Cờ bạc

    25/02/2017Nguyễn Văn VĩnhỞ Hà-Nội bây giờ tuy nhà-nước có phép cấm, nhưng vẫn còn nhiều nơi mở cờ-bạc lậu...
  • Những đóng góp của Nguyễn Văn Vĩnh với việc phát triển báo chí tiếng Việt và truyền bá chữ quốc ngữ

    27/04/2016Nguyễn Thị Lệ HàCho đến nay, phần lớn các tác giả khi nghiên cứu về Nguyễn Văn Vĩnh đều cho rằng ông là người thông minh, có tài và đặc biệt xuất sắc trong nghề làm báo và xuất bản. Có thể nói, Nguyễn Văn Vĩnh là người làm chủ nhiệm, chủ bút nhiều nhất trong lịch sử báo chí Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX...
  • Tôn vinh học giả Nguyễn Văn Vĩnh là danh nhân văn hoá Việt Nam

    25/03/2016Nguyễn Lân BìnhBởi vì, riêng việc ông toàn tâm toàn ý phát triển chữ quốc ngữ, chỉ riêng việc đó thôi, đã bộc lộ toàn bộ cái giá trị của một con người đã đóng góp nhiều hơn bất kỳ ai, để khiến cho cái thứ chữ đó trở thành một trong những thành tựu bền lâu của trí tuệ con người...
  • Người đàn bà đứng sau học giả Nguyễn Văn Vĩnh

    22/03/2016Khúc Hà LinhTân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936) chủ bút báo Đăng Cổ tùng báo có ba bà vợ với 15 người con. Nhưng gắn bó với ông suốt 36 năm, chịu đựng biết bao khốn khó, chia sẻ với ông những niềm vui và tủi cực… chỉ có bà. Sách vở viết về ông rất nhiều, nhưng hầu như không có mấy dòng viết về bà...
  • Văn minh tân học sách - Cương lĩnh hành động của Đông Kinh Nghĩa Thục

    20/11/2015Chương ThâuTrước đây, trong công trình nghiên cứu VĂN THƠ CÁCH MẠNG VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX (Nxb Văn hóa, Hà Nội 1961) Giáo sư Đặng Thai Mai có viết: “Những thi ca do Đông Kinh Nghĩa Thục phát động và phổ biến có một ý nghĩa rất quan trọng...
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh từng mơ về 'dân tộc tri thức'

    21/07/2015Mi LyHọc giả hàng đầu Việt Nam đầu thế kỷ 20 sớm nhận ra chỉ có tri thức mới giúp một dân tộc quyết định được vận mệnh của mình. Về tri thức người Việt, trước hết, ông bàn về người nông dân...
  • Đông Kinh Nghĩa Thục, thử nhìn từ một góc độ khác

    02/07/2015Nguyên NgọcCó một tư liệu có lẽ có thể cung cấp cho chúng ta một câu trả lời độc đáo và thuyết phục, hoặc ít nhất, một gợi ý rất đáng để tiếp tục suy ngẫm, không chỉ để hiểu một quá khứ lịch sử quan trọng, mà còn có thể giúp ta suy nghĩ về những vấn đề đang đặt ra trong phát triển của chính chúng ta hôm nay...
  • Các cụ xưa đã khai dân trí qua sách vở "Đông Kinh Nghĩa Thục" năm 1907 như thế nào?

    23/06/2015Sưu tầmĐông Kinh Nghĩa Thục đã tạo nên một bão táp trong tư tưởng và hành động của sĩ phu đương thời. Học sinh dồn dập đến trường và các trí thức uyên bác được tập hợp lại, cùng nhau giảng dạy, viết giáo trình, tổ chức hội thảo, diễn thuyết, cổ động từ nơi này qua nơi khác… Phong trào mang tính cách mạng rầm rộ về văn hoá và tư tưởng...
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một người Nam mới đầu tiên

    17/09/2014Đỗ Lai ThúyBạn tôi nói, làm một người Việt Nam mới bây giờ đã khó thì làm một người Nam mới (Tân Nam tử) như Nguyễn Văn Vĩnh hồi đầu thế kỷ XX hẳn khó hơn nhiều. Đúng vậy. Vào những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam chủ yếu vẫn là một xã hội quân chủ nông nghiệp Nho giáo. Người Việt Nam, kể cả tầng lớp có học bấy giờ, vẫn phải sống thân phận thần dân nhiều trói buộc. Đâu có được như ngày nay: đất nước thì đổi mới và mở cửa; thế giới thì ngày một trở nên phẳng; con người thì đang dần là công dân trái đất! Nhưng, có lẽ, thời ấy bộ phận trí thức hình như có quyết tâm đổi mới xã hội cao lắm thì phải. Và, một điều nữa cũng quan trọng không kém: họ là những cá nhân có tài năng.
  • 100 năm Đông Kinh Nghĩa Thục: Trong cái nhìn hôm nay

    21/10/2011Cái nhìn của một số trí thức thời nay về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục. Ngẫm chuyện xưa để nói chuyện nay - con đường phát triển dân tộc...
  • Học giả Nguyễn Văn Vĩnh: Ta tắm ao ta

    21/08/2009Hoàng NguyênHiếm có người tự cầm tóc mình nâng mình lên cao hơn thời đại mà mình đã sống. Nguyễn Văn Vĩnh cũng nằm trong thói thông thường này. Có điều, những việc mà ông đã làm được vì dân, vì nước, dẫu không phải lúc nào cũng "mười phân vẹn mười" nhưng rất đáng trân trọng. Ông đã tạo được những cú hích để thúc đẩy thời đại của mình tiến lên, hướng tới văn minh nhân loại mà vẫn giữ vững cốt cách nước Nam "ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn".
  • Nguyễn Văn Vĩnh- Một trong những người tiên phong hoàn thiện chữ Quốc ngữ

    06/08/2009Nguyễn Lân BìnhCông bằng với Lịch sử là việc cần làm, điều này ai cũng hiểu. Tôi xin mạnh dạn nêu những hiểu biết của mình thông qua những ký ức bằng chữ của nhà Văn, nhà Báo, nhà Tình báo Cách mạng lão thành Vũ Bằng; người được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật 2006, tác giả cuốn sách “Bốn mươi năm nói láo” do Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin ấn hành năm 2001.
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Sự ra đời của chữ quốc ngữ - Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh

    24/07/2009Nguyễn Đình ĐăngTôi đã vẽ bức tranh “Sự ra đời của chữ quốc ngữ- Cái chết siêu việt của ông Nguyễn Văn Vĩnh” với lòng ngưỡng mộ sâu sắc đối với hai vĩ nhân nói trên của dân tộc Việt Nam - Alexandre de Rhodes và Nguyễn Văn Vĩnh.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, người đi tìm giá trị văn hoá

    21/07/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânCon người suốt đời săn tìm những giá trị văn hoá đã vỡ nợ và chết như một lữ khách không nhà ở xứ người. Ông đi tìm vàng một cách vô vọng trong chuyến viễn du cuối cùng của cuộc đời 54 năm ngắn ngủi. Ông biết đâu rằng, tài năng, trí thông minh bẩm sinh và tâm huyết nâng cao văn hoá dân tộc, cả sự nghiệp của ông để lại còn quý giá hơn vàng bạc và kim cương, những thứ đã “ trói chân bó tay “ ông một đời ?
  • xem toàn bộ