Lỗi chính tả

09:42 SA @ Thứ Tư - 09 Tháng Chín, 2009

Một ông hành nghề là thanh tra có vẻ là quan chức xã hồn nhiên và hồn hậu trả lời trên báo (Tiền Phong ra ngày 12/04/06), rằng mình có mắc lỗi chính tả trong khi đang vất vả viết báo cáo gửi trình Thủ Tướng. Đại loại có một công trình bị thất thoát từ hàng tỷ đồng thì hơn một lần ông nắn nót viết thành triệu đồng. Ông nhăn nhó khẳng định “Đây chỉ là lỗi chính tả chứ không có tiêu cực gì”. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Văn Hành, thì chính tả là Cách viết chữ được coi là chuẩn. Ví dụ như câu miệng quan trôn trẻ là một mẫu câu thành ngữ rất đúng chính tả Việt. Từ thăm thẳm xa xưa cho đến mới tinh ngày nay thì lỗi chính tả vẫn được xem là lỗi trong veo phổ thông long lanh phổ cập và đặc biệt nó chứa chất rất nhiều ngây thơ. Nó có nhan nhản không những ở các cấp trong trắng trung tiểu học mà còn chình ình ở những tay sành sỏi thành thạo nghề viết. Vô số nhà văn giỏi chữ loay hoay không biết viết chữ kẻ sĩ/sỹ nên là I ngắn hay Y dài. Vô số những quan chức đầy đặn bằng cấp cũng bứt dứt khi viết chữ "bạc tỉ/tỷ" nên là Y dài hay I ngắn. Lỗi chính tả nông nổi dễ mắc như vậy nên hầu hết nó được sự cảm thông khoan thứ, cực chẳng đã nếu gặp phải thầy cô nào khó tính lắm thì cũng chỉ ăn vài nhát thước kẻ vào mông đít. Vì vậy khi bất đắc dĩ phải đối diện hoặc đối thoại với lương tâm hay lương tri mà thấy có điều gì gờn gợn thì con người ta thưòng thường hân hoan rồi nghiêm khắc kiểm điểm rằng mình đang mắc lỗi chính tả.

Thế nhưng trong nghệ thuật của sự dùng chữ, đại loại như văn hay thơ, thì chính tả hoặc một thứ có vẻ khó hơn nó một tí, ngữ pháp chẳng hạn lại luôn được các tay bút bậc thầy trân trọng bàn. Hầu như tất cả bọn họ đều khẳng định rằng, mỗi một người viết có cá tính đều mang một thứ chính tả một thứ ngữ pháp của riêng mình. Trong bước đầu của tập tọng viết nhiều người trẻ thường được các bậc trịnh thượng già dặn rằng chớ có dùng nhiều thì, là, mà. Ở một đêm thơ sinh viên, một nam sinh cố tình quên những lời dặn khuôn vàng thước ngọc rụt rè mặt tái mét đứng lên đọc một bài thơ dài rất nhiều mà, là, thì có câu kết cuối.

Cũng chỉ là một chén trà,
Nhưng mà em rót lại là trắng đêm.

Nghe xong, không biết bao nhiêu nữ sinh phía dưới mắt ngân ngấn rưng rưng lệ ào ạt vỗ tay. Thơ đã xúc động thì cần quái gì ngữ pháp với cả chính tả. Có lẽ xuất phát từ cái ý có vẻ vớ vẩn này nên rất nhiều nghệ sĩ của văn của thơ đã chủ động sáng tạo, cố tình vi phạm những lỗi chính tả mang vẻ kinh điển. Từ đấy mà suy, ông quan thanh tra kia (chữ dùng của đại văn hào Gô Gôn) đích thực là một Avănggác (Tên riêng Tây phiên nôm nhằm chỉ các nghệ sĩ tiên phong có công cách tân thuộc một nghệ phái nào đấy). Đổi mới khái niệm chữ rồi thêm vào đây một nội hàm hoàn toàn khác cũ là khát khao muôn đời của bao nhiêu nghệ sĩ lớn. Có phải vì thế mà ở ta của ngày hôm nay, đã và đang hình thành một nghệ phái có tên là PMU 18 với đông đảo “nghệ sĩ” luôn đi đầu trong việc bóp và nặn ra một thứ chính tả mới. Ăn cắp thì viết thành thất thoát.Hối lộ thì viết thành quà biếu trên mức tình cảm. Đương nhiên, rút ruột tiền tỷ sẽ viết thành tiền triệu. Thậm chí nghệ sĩ ưu tú Tổng giám đốc Bùi Tiến Dũng còn mạnh dạn vượt ra ngoài văn chương báo cáo để làm một cú nghệ thuật trình diễn sắp đặt (installation) kinh hoàng. Tác phẩm của nghệ sĩ này trải hàng chục ki lô mét cọc tiêu phủ xi măng bao quanh cốt tre. Các quan chức thanh tra, kiểm tra, bố cha vì quá say mê nghệ thuật hậu hiện đại nên đã lim dim nhắm mắt tán thưởng. Chỉ có đám thảo dân ngu ngơ vô tình bị đứng xem bỗng cồn cào đau đớn bật khóc thầm. Hình như họ xót xa tủi thân cho chính mình đã bao nhiêu năm nay vất vả chỉ biết viết theo đúng phép chính tả.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tham nhũng

    22/12/2017Nguyễn Trần BạtMột trong những hiện tượng tiêu cực chủ yếu của đời sống hiện đại cần phải chỉ ra là hiện tượng tham nhũng. Tham nhũng đang trở thành một nguy cơ, một hiện tượng phổ biến ở những nước đang phát triển...
  • “Con” tham nhũng cũng như “con HIV”!

    22/08/2015TS Nguyễn Sĩ DũngTrong thế giới hiện đại có hai thứ rất khó chống lại là HIV và tham nhũng. HIV tàn phá hệ thống miễn dịch của con người, tham nhũng tàn phá hệ thống miễn dịch của thể chế. Trong cả hai trường hợp, hậu quả của sự tàn phá thật nặng nề...
  • Tham nhũng - nguồn gốc của nghèo đói trên thế giới

    04/05/2015Nhật VyHơn 2/3 thế giới nằm dưới mức trung bình trong danh sách điều tra về độ trong sạch vừa được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hôm nay cho thấy mức độ tham nhũng đang nguy cấp đến mức nào...
  • Tham nhũng dưới góc nhìn tâm lý xã hội

    24/10/2014Nguyễn Đăng TấnTham nhũng, là biểu hiện nguy hiểm nhất của sự tha hoá quyền lực, sự thoái hoá, biến chất của công chức đó là “quốc nạn” của cả dân tộc. Đã hàng chục năm nay nhiều biện pháp đã được vạch ra, nhiều cơ quan đã được thành lập để phòng và chống tham nhũng...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Quyền lực và đạo đức

    22/10/2010PGS - TS Bùi Đình PhongTheo "Từ điển tiếng Việt", quyền lực được hiểu là "quyền định đoạt mọi công việc quan trọng về mặt chính trị và sức mạnh để bảo đảm việc thực hiện quyền ấy"...
  • Về hưu đâu phải đã an toàn

    29/07/2009Sông ThươngLuật nước, luật trời và cả lòng dân không bao giờ có thể tha thứ cho một nhà lãnh đạo biến chất, coi thường pháp luật, chà đạp lên nhân phẩm và quyền lợi của quốc gia để làm giàu cho bản thân mình.
  • An ninh chống tham nhũng

    28/06/2009Huy ĐứcDân chúng không thể đòi hỏi một “Nhà nước pháp quyền” bỏ tù ai đó mà không đảm bảo về bằng chứng. Tuy nhiên, khi có những vụ việc mà cảnh sát nước ngoài có thể tìm được những bằng chứng hiển nhiên mà cảnh sát Việt Nam bó tay thì dân chúng không thể không bày tỏ mong muốn Nhà nước nỗ lực nhiều hơn nữa..
  • Cái chết đầy tự trọng

    04/06/2009Nguyễn Hoàng HàTrung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật vẫn tự cho mình là xứ sở của đạo lý thánh hiền. Người ta thường nhắc lời của Khổng Tử nói rằng: "Làm người phải biết tự trọng và biết xấu hổ khi làm việc không tốt, còn làm lãnh đạo đất nước thì càng phải biết tôn trọng nhân phẩm danh dự và càng phải biết xấu hổ."
  • Thử liệt kê những cách tham nhũng

    15/12/2008Nguyễn Tất ThịnhỞ đâu có chính quyền, có quyền lực, ở đó có nguy cơ tham nhũng, lạm quyền vì tư lợi. Đó là thách đố muôn thuở với các xã hội văn minh. Nhưng điều quan trọng là cách mà người ta xử sự với những vấn đề, vụ việc đã và đang xảy ra để xây dựng lòng tin về một xã hội tươi đẹp hơn mà mọi người đều yên tâm, yên ổn, yên vui trong một cuộc sống có nhiều khó khăn...
  • Đặc điểm Tham nhũng ở Việt Nam

    30/11/2006Nguyễn Ngọc ChíVề khái niệm tham nhũng, cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu làm rõ nội hàm của khái niệm này và đã có nhận thức tương đối thống nhất của giới khoa học cũng như của các chính khách trong nước và thế giới. Liên hợp quốc cũng đưa ra khái niệm tham nhũng với các dấu hiệu đặc trưng của nó...
  • Chống tham nhũng xét từ góc độ quyền lực

    28/09/2006Vũ Quốc TuấnNgười có quyền mới có điều kiện để tham nhũng, vì vậy, nguồn gốc của tham nhũng là quyền lực. Cho nên phòng, chống tham nhũng phải có cơ chế thiết kế bộ máy quyền lực phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời phải có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động của bộ máy quyền lực...
  • Muốn chống tham nhũng phải “tiêm vắc-xin” vào cơ thể Nhà nước

    21/09/2006Nguyễn Đăng DungTrong thập kỷ qua, xã hội đã nhận thấy mức độ mà tham nhũng và hối lộ đã làm tổn hại đến phúc lợi và sự ổn định xã hội. Có thể nói "tham nhũng là quốc nạn, là nạn nội xâm", chống "tham nhũng" luôn là đề tài nóng bỏng của xã hội, luôn được toàn dân tham gia và ủng hộ. Do đó, chống tham nhũng là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu...
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Tham nhũng trong giáo dục

    05/09/2006Danh ĐứcNạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... lâu nay vẫn chỉ xem đó là những “tiêu cực” chung chung chứ không được gọi đúng “tội danh” là tham nhũng. Trong những tranh luận về phòng và chống tham nhũng cũng không có chỗ cho loại tham nhũng giáo dục này...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Chống tham nhũng cần một cách nhìn mới, tư duy mới

    22/07/2006Phạm Quang LêTệ nạntham nhũng từ nhiều năm qualuôn làđiều nhức nhối, lo lắng và bực bội củatoàn xã hội. Bất chấpnhững quyếttâm, những nỗ lực của cáctổ chứccó trách nhiệm, nạn “nội xâm” này vẫn tiếp tục diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn. Vấn đề cầnđược nhìn nhậnnhư thếnào? Còn cần phải làm gìđể có để sớm chặn đứng tệ nạnnày?
  • Những người chống tham nhũng: Họ là ai?

    02/06/2006Hải LanNạn tham nhũng vẫn ngang nhiên tồn tại. Vậy công cụ nào để kiểm soát tham nhũng? Dân chúng đóng vai trò thế nào trong cuộc chiến gay go này?
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Tham nhũng - giặc nội xâm nguy hiểm

    18/05/2006Thanh BìnhCó thể nói rằng, đằng sau sự thật thoát trong xây dựng cơ bản, chạy chức, chạy quyền, xuống cấp của y đức, giáo dục - đào tạo, nhiêu khê của thủ tục hành chính... là cái bóng khổng lồ của con bạch tuộc tham nhũng, vì đều được tạo ra bởi những kẻ được Nhà nước, nhân dân giao phó ít nhiều quyền lực và đã lạm dụng để trục lợi cá nhân, bất chấp lợi ích tập thể, quốc gia, dân tộc. Nói cách khác, tham nhũng là quốc nạn của quốc nạn...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Công cụ cho chống tham nhũng

    12/04/2006Danh ĐứcKhi điều tra về các vụ mua bán độ bóng đá, cảnh sát đã tình cờ tìm thấy tên tuổi các quan chức cá độ trong máy tính của một trùm ghi độ, và một tháng sau bể ra vụ “cho mượn xe” những 108 chiếc ở PMU 18. Nói tình cờ bởi “vụ PMU18” không phải do thanh tra Bộ GTVT hay Thanh tra CP phanh phui ra...
  • Sự im lặng tội lỗi

    27/02/2006Nguyễn Quang VinhLâu nay, hoá ra có nhiều sự kiện xảy ra như một vụ án, một hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, một chân dung "sếp" bị vạch mặt... khi báo chí đưa tin, nhiều người, rất nhiều người vẫn thường nói với nhau: "Biết mà, thể nào cũng đến ngày ấy, tôi lạ gì chuyện đó...".
  • Bốn “không” hay một “không”?

    03/01/2006Đoàn Tiểu LongNói về chống tham nhũng, nhiều người tâm đắc rằng cần phải đạt được bốn “không”, tức là sao cho công chức không muốn, không cần, không thể và không dám tham nhũng...
  • Giải mã tham nhũng

    26/12/2005Thanh Vũ"Chân dung" tham nhũng đã được nhìn thấy rõ hơn, "địa chỉ” tham nhũng phổ biến nhất cũng được xác định qua kết quả điều tra xã hội học có tên “Nghiên cứu đấu tranh chống tham nhũng” do Ban Nội chính Trung ương thực hiện lần đầu tiên được công bố. Lại thêm một thái độ cương quyết trong víệc phòng chống quốc nạn này mà các thông tin công khai vào cuối tháng11 qua là một sự kiểm chứng sòng phẳng...
  • Tham nhũng và cạnh tranh

    05/12/2005Nguyễn Quang AĐảng, chính phủ, báo giới và dư luận nói chung đều coi tham nhũng tràn lan ở nước ta là một quốc nạn, một cản trở lớn đối với sự phát triển của đất nước, một ung nhọt nhức nhối có thể gây mất ổn định xã hội...
  • “Luận” về tham nhũng

    12/11/2005Phạm Thanh BìnhỞ nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm.
  • Đặc thù tham nhũng ở Việt Nam

    24/10/2005Trần Bạch Đằng...Tuy Quốc hội đã công bố rộng rãi Dự luật với mong mỏi được nghe những đóng góp bổ sung, cải sửa, hoặc bác bỏ từng nội dung của Dự luật, nhưng vẫn chưa có phong trào nào gọi là "đúng ý dân" đối với một vấn đề hết sức quan trọng như vậy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Những bộ mặt của tham nhũng

    07/10/2005Ngô Tự LậpMặc dù "tham nhũng" là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều và tham nhũng là vấn đề đau đầu của mọi quốc gia, ở mọi thời đại, cho đến nay người ta vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất cho nó. Lý do là tham nhũng được tiếp cận từ nhiều quan điểm khác nhau, từ kinh tế, đạo đức, tôn giáo đến chính trị, xã hội và giai cấp, và các quan điểm này lại mang nặng dấu ấn lịch sử và cá nhân...
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • xem toàn bộ