Thế hệ dâu tây

05:03 CH @ Thứ Tư - 26 Tháng Hai, 2020

Khái niệm “Thế hệ dâu tây” được xuất hiện phổ biến tại Đài Loan nhằm vào thế hệ sinh ra trong những năm 1981-1991. Thế hệ này được mang tên “dâu tây” bởi hai lý do: thứ nhất thế hệ trẻ này được lớn lên trong một môi trường tốt hơn, giống như những trái dâu tây được chăm sóc cẩn thận trong nhà kính, thứ hai là họ giống trái dâu tây ở đặc điểm đẹp hơn, đắt giá hơn nhưng đồng thời dễ bầm dập, không chịu được khó khăn và thất bại bởi họ trưởng thành trong một điều kiện được chăm sóc kỹ lưỡng và gần như có mọi thứ họ yêu cầu.

Thế hệ này có những điểm yếu đáng kể.Bên cạnh khả năng kém chịu áp lực còn các điểm yếu khác bao gồm: kém kiểm soát tài chính, không có kế hoạch tốt cho tương lai và có cái nhìn phi thực tế về việc làm. Tuy rằng không phải tất cả mọi thành viên trong thế hệ này đều có những đặc trưng đó nhưng rõ ràng là những điểm yếu đó khá phổ biển trong thế hệ dâu tây.

Yếu kém nhất của thế hệ này là khả năng chịu áp lực đúng theo nghĩa của từ “dâu tây”. Theo thống kê của Ủy ban Thanh niên Quốc gia của Đài Loan, tỷ lệ tự vẫn trong độ tuổi 20-24 đã tăng từ 6,17 trên 100.000 dân trong năm 1994 lên 8,49 trong năm 2003. Điều đó chứng tỏ rằng thế hệ dâu tây không dám đối mặt với những áp lực và khi không có khả năng giải quyết sức ép, họ có xu thế chọn cách chấm dứt cuộc sống của chính mình.

Điểm yếu thứ hai của thế hệ này là khả năng kiểm soát tài chính.Theo một điều tra của ACNielsen trong năm 2004 thì thế hệ này đang chi tiêu nhiều hơn. Điều đó cho thấy họ không để dành được cho tương lai và tạo một vấn đề xã hội cho dài hạn khi thế hệ này có tuổi.

Điểm yếu thứ ba là thiếu kế hoạch cho tương lai.Trong điều tra về mong muốn của thế hệ trẻ Đài Loan, khi được được hỏi “giấc mơ lớn nhất trong cuộc sống của bạn là gì?”, khoảng 50% bạn trẻ thế hệ này đã chọn câu trả lời “sống thoải mái, tự do và không bị kiềm chế”. Kết quả nghiên cứu cho thấy họ chỉ quan tâm đến hạnh phúc và tự do của cá nhân mà quên mất lên kế hoạch cho tương lai. Một điểm khác nữa là thế hệ dâu tây thỏa mãn với cuộc sống ngồi ở nhà và phụ thuộc kinh tế vào bố mẹ. Có nghĩa là, họ đang trở thành gánh nặng cho gia đình bởi họ không có kế hoạch của riêng mình bên ngoài xã hội.

Điểm yếu cuối cùng nhưng cũng là nghiêm trọng nhất của thế hệ này là thiếu cái nhìn thực tế về nghề nghiệp. Một mặt, do có nhiều đại học hơn nên thế hệ trẻ được đào tạo tốt hơn thế hệ trước đó. Mặt khác sự phát triển kinh tế đã đạt đến ngưỡng và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, từ đó tạo sự chênh lệnh giữa mong muốn về việc làm và thị thường lao động trong tư tưởng của thế hệ dâu tây. Họ không muốn nhận công việc có lương thấp không tương xứng với trình độ học vấn. Hơn nữa, nếu học chấp nhận công việc đó, họ trở nên quá tự tin và không hợp tác với người khác bởi suy nghĩ họ có khả năng cao hơn với trình độ học vấn cao. Với vấn đề trên, nhu cầu nhân lực của Đài Loan sẽ gặp vấn đề khi thế hệ dâu tây vẫn giữ cách đánh giá thiếu thực tế về thị trường lao động.

Lý do đằng sau việc hình thành thế hệ dâu tây là những thay đổi về môi trường xã hội và kinh tế của Đài Loan. Trong một vài thập niên gần đây, cấu trúc gia đình đã chuyển từ gia đình truyền thống nhiều thế hệ sang gia đình hạt nhân với số trẻ em trong gia đình giảm nhanh. Bởi ít con hơn nên bố mẹ có xu thế quản chặt đứa trẻ và tự vẽ nên những việc đứa trẻ cần làm từ khi chúng còn bé. Từ đó đã tạo nên một thế hệ kém chịu áp lực và không biết hoạch định tương lai. Đồng thời sự chậm lại của phát triển kinh tế cũng do những yếu kém của thế hệ dâu tây. Thế hệ này đã lớn lên trong thời gian tăng trưởng nhanh của nền kinh tế và chúng không có kinh nghiệm gì về sự gian khổ của nghèo đói và từ đó chúng thiếu kỹ năng về quản lý tài chính.

Vấn đề về những yếu kém của thế hệ dâu tây không những là vấn đề của bản thân họ và gia đình mà còn là vấn đề chung của xã hội và ảnh hưởng trực tiếp lên sự phát triển kinh tế và xã hội. Vì vậy nhất thiết phải đề cập đến vấn đề này để từng bước giải quyết để giảm dần những điểm yếu tạo cho thế hệ dâu tây trở nên những cá nhân tốt hơn và từ đó giải quyết vấn đề của toàn xã hội.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Giới trẻ Hà Nội và vòng vây giải trí

    19/07/2019Nguyễn Trương QuýTrở lại với những gì tôi đã xem, nghe, đọc về giới trẻ, mà rất nhiều văn nghệ sĩ ấp ủ đề tài này, động cơ là đáng trân trọng. Chúng tôi thích chứ, tuổi trẻ bao giờ cũng thích được nói về mình và khám phá mình cũng như thích nghe người khác đánh giá ra sao. Trong những vô vàn thành quả ấy, luôn có những giá trị đọng lại...
  • Để người Việt trẻ trở thành "công dân toàn cầu"

    29/09/2018Lan HươngGiới trẻ Việt cần gì để trở thành một công dân toàn cầu trong ngôi nhà chung của thế giới thời hội nhập? Quyền và nghĩa vụ của những người Việt trẻ trong thời đại mới? Bí quyết nào để thành công trong sự nghiệp?
  • Văn hóa ứng xử của giới trẻ

    26/05/2016Sương LamBên cạnh những cái "được" dễ thấy của người Việt trẻ như kiến thức rộng, tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tư duy nhạy bén... thì cũng có những điều trái khoáy: các bạn "thiếu văn hóa" một cách trầm trọng trong ứng xử. Chúng ta vẫn thường nghe "Thanh niên là rường cột của nước nhà", là "hy vọng của quốc gia"... Vậy thì Việt Nam ta rồi sẽ về đâu?
  • Suy nghĩ của giới trẻ về con người

    15/05/2015Con người là sinh vật phát triển nhất, ưu việt nhất trên trái đất này. Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa con người và các loài động vật khác là tính nhân bản. Nhưng liệu, đức tính tốt đẹp ấy có còn được giới trẻ coi trọng và bồi dưỡng không?
  • Tại sao? - Câu hỏi thiếu của giới trẻ Việt

    07/04/2015Cách bạn đặt câu hỏi trước một sự vật hiện tượng thể hiện góc độ mà bạn quan tâm về chúng. Việc này cũng xây dựng cho bạn phản xạ trong những tình huống khác nhau...
  • Chứng hoang tưởng trong giới trẻ

    11/03/2014Phương Nguyên - Diệu HiềnAi cũng có quyền mơ ước! Nhưng khi ước mơ vượt quá xa khả năng, và chủ thể của nó không hoặc không muốn nhận ra điều đó thì trở thành chứng hoang tưởng...
  • Năm con trâu & lớp trẻ

    20/01/2009TS. Nguyễn Sĩ DũngNăm Kỷ Sửu 2009 là năm con trâu. Con trâu nhắc chúng ta nhớ đến nghề nông, nhớ đến câu thơ: "Ông lão dong trâu đi bừa là con ông lão ngày xưa đi cày". Thực ra, đó là một câu thơ đã được người đời cải biên đi một ít.
  • 6 xu hướng của giới trẻ Việt năm 2008

    31/12/2008Lan HươngNăm 2008 khép lại không có những “scandal” hoành tráng nhưng cộng đồng giới trẻ Việt vẫn chứng kiến sự lên ngôi của một số xu thế, cả trên giảng đường, trong không gian ảo lẫn trong cuộc sống thật.
  • Người trẻ phải tự chủ

    27/12/2008Lê Ngọc Sơn - Phương Loan (Thực hiện)Chuyên gia Nguyễn Trung đã tâm sự cùng SVVN về câu chuyện tự chủ của người trẻ và sứ mệnh của họ trước yêu cầu của đất nước...
  • Những xu hướng ra đời từ tháng 5/1968.

    10/11/2008Nhóm phóng viên Quốc tế-Hội nhậpCách đây 40 năm, thế giới bàng hoàng vì các phong trào đấu tranh của sinh viên. Có phong trào đấu tranh thành cuộc cách mạng lớn khiến nhiều hệ thống chính trị Phương Tây phải thay đổi. Nhiều xu hướng, phong cách sống, hệ tư tưởng…..đã được định hình trong năm 1968 ( trước đó, hoặc sau đó một năm). Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam thời ấy cũng có vai trò như một tác nhân quan trọng phía sau những phong trào sinh viên này...
  • Tôi đã lạc quan hơn về giới trẻ

    14/04/2008Cẩm TúNổi tiếng với Đất nước đứng lên khi mới 23 tuổi, nhà văn Nguyên Ngọc còn được biết đến bởi những đóng góp vào thành tựu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi Mới, khi ông giữ chức Phó tổng thư ký Hội Nhà văn, Tổng biên tập báo Văn nghệ.
  • "Biểu tượng" của giới trẻ Việt Nam

    23/09/2007Danh từ “8X” và “9X” đã trở thành một “thương hiệu” được sử dụng phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đến bây giờ, những từ ngữ này đã có tính chất phổ cập toàn dân và trở thành “biểu tượng” cho giới trẻ Việt Nam với hình ảnh một lớp người năng động, cá tính, sành điệu và… chịu chơi...
  • Một số tính cách đáng báo động của giới trẻ

    11/08/2006Khánh HuyềnVới bản tính năng động và tuôn đổimới, giới trẻ Việt Nam ngày nay nhanh chóng hòa nhập và bắt kịp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, trong hành trang vào đời củahọ có khôngít những tínhcách xấu, làm cản trở sức vươn lên và cống hiến củahọ...
  • Bệnh... thờ ơ

    24/03/2006Lê TrangTôi cũng là một 8X, nhưng đành phải "thú nhận" rằng có lỗ hổng, sự thiếu hụt trong kiến thức thời sự kinh tế - chính trị - xã hội của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ chúng tôi.
  • Giới trẻ đang “chi tiêu” thời gian như thế nào

    12/10/2005Cảnh báo sự lây lan của virut ngủ. Nhiều người đã biết kéo dài thời gian của ngày. Có phải họ đang “cận thị” về tương lai của chính mình?
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Tin vào thế hệ @

    05/07/2005Liệu có cần thiết phải băn khoăn và lo âu quá nhiều như vậy về một thế hệ mới xuất hiện trong xã hội hay không? Thay vì hồ nghi, xin hãy tin tưởng. Thay vì xét nét chúng ta hãy hướng dẫn họ bằng những tấm gương cả tốt lẫn xấu của các thế hệ đi trước. Tôi rất phục các bậc tiền bối khi quyết định dựng Bia Tiến Sĩ trong Văn Miếu Quốc tử Giám với mục đích để răn đe hậu thế: Người thực tài có công với đất nước sẽ được vinh danh, người không thực tài sẽ chịu nhục vì cái hư danh của mình đến muôn đời...
  • Giới trẻ Việt Nam và cuộc "cách mạng thời trang"

    12/11/2003Ben StockingSau cơn bão váy ngắn áo hai dây từ phương Tây, sau làn sóng tóc vàng môi nâu du nhập từ Hàn Quốc, giới trẻ Việt đang tiến hành một cuộc “cách mạng thời trang”? Trước mối xung đột thế hệ gay gắt quanh chuyện  áo dài áo ngắn, giới trẻ sẽ khẳng định mình như thế nào? Dưới đây là góc nhìn của một nhà báo nước ngoài về cuộc “cách mạng thời trang” này ở xứ Việt.
  • xem toàn bộ