Từ thi đến học

08:21 CH @ Thứ Hai - 26 Tháng Sáu, 2006

"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân.

Ở một khía cạnh khác, việc làm của thầy Khoa làm cho chúng ta phải nghiêm túc nhìn lại cơ chế thi cử và đi học hiện nay. Chuyện thi cử các cấp không còn là chuyện riêng của một ngành, thi cử đã trở thành sự quan tâm của toàn xã hội, nhưng không phải như một công việc bình thường.

Các vấn đề như đề thi, luyện thi, phao thi, giám thị và các sự cố trong các khâu và trong quá trình thi cử chưa bao giờ hết xôn xao trong dư luận xã hội và trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Sự lãng phí, tốn kém và sự tổn thương sức khoẻ và tinh thần do thi cử gây ra cho xã hội là những vấn đề cần nhận thức sâu sắc hơn để tìm ra và thay đổi một hướng mới tích cực hơn.

Trước hết phải nhận thấy luyện thi, phao thi và nhiều sự cố trong thi cử là do cách thi và ra đề thi gây ra. Việc đánh giá và căn cứ đánh giá chỉ qua thi là một nguyên nhân khiến cho thi là việc tối quan trọng đối với tất cả mọi người và khiến toàn xã hội phải quan tâm. Và từ đó, mọi chuyện nảy sinh.

Chương trình học và môn thi được giới hạn trong thi phải được trang bị hoặc trang bị lại một cách cấp bách. Kiến thức trong đa số học sinh, như vậy, trở thành một thứ kiến thức lâm thời và chỉ để phục vụ thi cử, nó ít khi thành tri thức hay vốn liếng văn hoá cho một công dân.

Tính chất đối phó do đặc điểm thi cử, như mấy lâu nay, góp phần đánh mất sự hiếu học với nghĩa thực của nó trong xã hội: Học không phải để đáp ứng nhu cầu nhận thức và việc xây dựng một xã hội học tập, trong môi trường thi và học như vậy, trở thành xa vời. Và vì vậy, thi (và chỉ căn cứ vào thi) để đánh giá như bấy lâu nay vẫn là môi trường duy trì quan niệm học tài thi phận.

Ngành giáo dục chưa thay đổi cách học và thi nên trong tương lai, mục đích tìm kiếm tri thức và văn hoá, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên môn chưa quán xuyến toàn bộ mục đích và hành vi học tập của mọi công dân.

Cách thi và cách ra đề thi, không chỉ đối với học sinh cuối cấp và vào đại học, trong quá trình học và thi cuối kỳ, ảnh hưởng nhiều đến cách học và mục đích học của từng học sinh.

Thi cử phải trở thành phương pháp kiểm tra học lực một cách hữu hiệu và đồng thời là một cách đánh giá các cấp học và trí tuệ của từng học sinh. Đã gọi là đánh giá cho chính xác để tiếp tục đào tạo tốt hơn thì các cách đánh giá không phải là nỗi sợ uy hiếp tinh thần và sức khoẻ của người được đánh giá. Người đánh giá không phải là ngáo ộp và thi cử chỉ là một cách nhận thức về học sinh - một đối tượng phải được hưởng sự lành mạnh và tốt đẹp của giáo dục.

Thi và kiểm tra là để nhận biết đối tượng đã lĩnh hội kiến thức như thế nào cũng như các khả năng của họ, đặng tìm một phương pháp tối ưu. Mặt khác, thi và kiểm tra học sinh đồng thời cũng là để người truyền đạt nhận thức có dịp nhận thức lại về năng lực của chính mình, để từ đó tự điều chỉnh và rèn luyện trong quá trình đào tạo. Đó là hai mặt của một vấn đề thi và vì bấy lâu nay ngành giáo dục xem nhẹ một mặt, nên các nguy cơ về giáo dục đã và sẽ xuất hiện.

Ngành giáo dục quan tâm nhiều đến sách giáo khoa, nhưng nếu quan niệm về thi, cách thi và cách ra đề thi không thay đổi thì đổi mới giáo dục khó tiến bộ.

Bởi vậy, ngành giáo dục phải thay đổi vấn đề từ gốc (cơ chế thi và học) thì mới không xảy ra những chuyện tồi tệ như ở Hà Tây.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần nhìn sâu hơn vào tệ gian lận trong thi cử

    19/07/2018Một mùa tuyển sinh lại trôi qua và những người chịu trách nhiệm tổ chức công việc muôn phần phức tạp ấy đã có thể thở phào nhẹ nhõm. Nhưng không ít người, trong đó có tôi, lại vẫn thấy có cái gì đó đè nặng trong tâm tưởng khi mà một lần nữa kỳ thi vẫn nổi cộm lên sự gian lận trắng trợn hơn, tinh vi hơn và thậm chí được hiện đại hoá với “những thí sinh VIP, những thí sinh lắm tiền dùng công nghệ cao để trang bị kiến thức ảo cho mình” ...
  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • "Sinh đồ ba quan"

    07/01/2006Lê Thanh PhongXưa, trường thi của các triều đại phong kiến cũng có lắm người mua bằng để được bổ nhiệm làm quan. Các vị này chẳng học hành gì, bỏ tiền đút lót các quan giám khảo để đỗ đạt. Người đời chê cười những kẻ học giả bằng thật đó là "sinh đồ ba quan". Nhưng thực ra, trò mua bán này không phổ biến lắm vì trường thi ngày xưa rất nghiêm túc...
  • Vấn đề không phải ở tỷ lệ tốt nghiệp

    21/07/2005Ly LamVài tuần trước, khi Khánh Hoà, một tỉnh học có tiếng ở miền Trung và thuộc loại khá so với mặt bằng chung cả nước, công bố tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) là 64,15%, sau một kỳ thi được đánh giá là nghiêm túc từ khâu ra đề thi, chấm điểm, dư luận nhiều lơi đã đồng tình với cách làm và “con số” này. Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) vừa diễn ra cũng có những con số tương tự, nhưng liệu đó có phải là dấu hiệu của sự đoạn tuyệt với căn bệnh thành tích lâu nay hay không.
  • Phải thay đổi cách thi tốt nghiệp

    09/07/2005Gs. Hoàng TụyTheo tôi, “sự kiện Khánh Hòa” hay mới đây là Cần Thơ, Cà Mau... chỉ là những trường hợp hi hữu trong tình hình thi cử hiện nay. Tuy rằng nó phản ánh chất lượng giáo dục thực có thể đáng buồn nhưng xảy ra việc này tôi thấy cũng có mặt tích cực:Nó cho chúng ta thấy một điều rõ ràng là trong những kỳ thi tốt nghiệp lâu nay, dù Bộ GD-ĐT có nhắc nhở đến đâu, dư luận có đòi hỏi ra sao cũng đều dẫn đến kết quả chung là không sát thực.
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Thi tốt nghiệp 2005: có nghiêm túc được không?

    20/04/2005Kim Liên - Hoàng HươngKết quả thi cử có phản ánh đúng chất lượng dạy và học trong thực tế? Tại sao nhiều tỉnh, thành có tỉ lệ tốt nghiệp luôn ở tốp trên nhưng khi thi HS giỏi lại luôn đứng cuối bảng? Làm thế nào để chấn chỉnh kỷ cương thi cử?...
  • Đồng Nai: 27 thày cô 'quay cóp' khi thi giáo viên dạy giỏi

    10/02/2004Ban tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học cấp tỉnh năm học 2003-2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai đã phát hiện số giáo viên trên vi phạm nội quy phòng thi (sử dụng tài liệu) trong buổi thi lý thuyết ngày 9/2...
  • Thêm một tiếng chuông cảnh báo

    23/12/2003Chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nhân Dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 23.12 là một câu hỏi rất lớn và bức xúc hiện nay: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng GDĐT?"...
  • Sôi động chợ luận văn tốt nghiệp

    16/12/2003Không nhãn mác, không tiêu đề, không xuất xứ... nhưng lại không ít người mua. Đó là những đặc điểm đầu tiên để chúng tôi nhận diện những chiếc đĩa CD luận văn đang được bày bán tràn lan tại khắp các cửa hàng ở TP.HCM. Chỉ mất chưa đến 10.000 đồng, người ta đã có thể mua được cả khối luận văn từ những chiếc đĩa CD như thế. Dẫu vậy, đó vẫn chưa phải là nguồn cung cấp luận văn duy nhất cho khách hàng...
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Sử dụng "phao" tràn lan trong thi cử: Có phải do cách dạy và ra đề?

    11/06/2003* Hiện tượng thí sinh mang "phao" vào phòng thi là phổ biến. * Một số địa phương có kết quả tốt nghiệp không thực chất.
  • Thống kê tuyển sinh 2002: Một sự thật đáng báo động!

    11/02/2003Gần 90% thí sinh đã tốt nghiệp THPT và bước vào kỳ thi ĐH, CĐ với đề thi được đánh giá là "bám sát nội dung sách giáo khoa và nói chung là dễ" nhưng kết quả ra sao? * Tổng điểm thi bình quân của thí sinh trên cả nước chỉ là 8,3/30 điểm. * Hơn nửa triệu thí sinh (chiếm 67,5% số dự thi) có điểm ba bài thi chỉ đạt 0-10/30 điểm. * Có đến 339.888 thí sinh có điểm bình quân mỗi bài thi chỉ đạt 2 điểm trở xuống. Kết quả này đã được Bộ GD-ĐT lần đầu tiên thống kê và sự thật ấy nói lên điều gì?
  • xem toàn bộ