Đức Phật trong ba lô

08:13 CH @ Thứ Năm - 23 Tháng Hai, 2012
Cùng với quá trình trưởng thành và thay đổi, tuổi trẻ cũng có thể là giai đoạn của những lo âu, mệt mỏi. Những người trẻ tuổi nhiều khi cảm thấy lúng túng, như thể họ bị bỏ lại một mình giữa một nơi hoang dã hay giữa một chiến trường. Họ có thể cảm thấy như không còn ai để mà tin tưởng, không ai quan tâm đến họ, rằng họ không có mục tiêu nào trong cuộc sống.

Nhưng, không có ai sống mà không có một nhiệm vụ, mục đích nào đó trên cõi đời này. Và chính sự nhận biết về nhiệm vụ và mục tiêu đó là điều mang lại ý nghĩa rõ ràng và sự mãn nguyện trong cuộc sống mỗi con người.

Daisaku Ikeda là tác giả nổi tiếng đồng thời là nhà lãnh đạo tinh thần, với một cách tiếp cận đơn giản, khách quan, đã kết nối với sự hiểu biết vô tận của Đạo Phật để giải đáp các vấn đề và mối quan tâm của giới trẻ hiện nay. Dựa vào hơn 50 năm thực hành Phật Pháp và kinh nghiệm hướng dẫn hàng triệu người trẻ tuổi để có được niềm vui và cuộc sống lành mạnh, Ngài Ikeda đã chia sẻ với bạn đọc cái nhìn sâu sắc trong hàng loạt các chủ đề khác nhau và "Đức Phật trong ba lô" là một cuốn sách như thế

Với Đức Phật trong ba lô, các bạn trẻ có thể tìm thấy được những câu trả lời sâu sắc và thiết thực nhất cho những vấn đề mà mình quan tâm xung quanh các chủ đề như gia đình, bạn bè, tình yêu, mơ ước, mục tiêu cuộc đời… Dù có những câu hỏi có vẻ đơn giản, chúng ta vẫn luôn thấy sự thông tuệ trong cách trả lời thằng thắn của Ngài. Lời khuyên của Ngài tràn đầy sự cảm thông, khích lệ. Khi làm theo lời khuyên ấy, chúng ta sẽ dần nhận ra khả năng kiểm soát định mệnh của riêng mình.

Daisaku Ikeda là chủ tịch Hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI), một trong những phong trào phục hưng Phật giáo phát triển nhanh nhất và năng động nhất trên thế giới hiện nay. Với gần 12 triệu thành viên trên gần 200 quốc gia, Hội SGI thúc đẩy việc giáo dục, trao đổi văn hóa quốc tế và thiết lập hòa bình thế giới. Triết lý của SGI dựa trên những lời dạy của Nichiren, một vị thầy và nhà cải cách Phật giáo Nhật Bản thế kỷ 13.

Là lãnh đạo tinh thần của hàng triệu người, Daisaku Ikeda đặc biệt quan tâm tới sự phát triển của giới trẻ trong suốt hơn 50 năm tu tập Phật giáo Nichiren và 40 năm ở cương vị lãnh đạo toàn cầu của Soka Gakkai. Cùng với hàng trăm danh vị cao quý và lời khen tặng được trao trên khắp thế giới, ông đã được nhận giải thưởng về Hòa bình của Liên hiệp quốc năm 1983.

Đánh giá về "Đức Phật trong ba lô", Marion Collins, Giám đốc trung tâm Enriched studies Los Angelescho biết, đây là cuốn sách thật tuyệt vời! Mọi điều mà giới trẻ muốn biết… Tác giả hiển nhiên là rất hiểu các bạn trẻ, và qua câu trả lời của mình, tác giả đã hướng cho các bạn trẻ một cách sống tốt trong thế giới thực.

Sách gồm 215 trang do Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành vào cuối năm 2012, giá bìa 55.000 đồng.

Nguồn:Giác Ngộ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phật giáo trong thời đại chúng ta

    14/11/2018Nhiều tác giảNhững bài viết góp mặt trong tập sách này người viết đã đứng từ nhiều góc độ, hoặc biện giải để khẳng định, hoặc phát hiện để soi rọi, hoặc khơi gợi để đặt vấn đề… tất cả sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn về vị thế và vai trò của Phật giáo và Phật giáo Việt Nam trong thời đại mới...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Tôn giáo và xã hội hiện đại

    01/06/2006Đỗ Hồng Ngọc"Kỹ nghệ hóa, đô thị hóa, lý tính hóa đã phá vỡ hệ thống lòng tin cũ. Con người hiện đại ở Châu Âu trở nên lạnh lùng, khô cứng, đánh mất thế giới thần tiên mà nhân loại đã được nuôi dưỡng qua bao nhiêu thời đại. Thế nhưng không phải vậy, lòng tin có chuyển biến, đổi thay. Tính tôn giáo thì vận sống động dù ở trong một xã bội cực hiện đại có khi còn là một sự quá đà như ta thấy trong văn chương, nghệ thuật, trong đời sống hằng ngày hiện nay ở Âu Mỹ với nào phép thuật, phù thủy, bùa chú, hồn ma, chiêm tinh, bói toán, sao quá, bình nhân...
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...