Ba, bảy cái tôi

02:57 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Bảy, 2019

Cái bí ẩn trong bản thân từng người thuộc loại bí ẩn khó khám phá nhất. Có lẽ một trong những lý do khiến người ta khó nhận thức được mình nhất vì cái “tôi”. Có những ba, bảy vẻ. Các nhà tâm lý học xác định rằng có thể nhìn cái “tôi” dưới những góc độ khác nhau:

Bạn thấy chưa, có những bảy cái “tôi”. Chưa hết đâu, nhưng cũng đã đủ hé cho bạn biết “bí ẩn” của “Mình và Ta”. Tự mình chẳng những khó nhận dạng mà nhiều khi bạn bè ta chỉ “chụp” bắt được một góc độ chẳng khác như anh chàng thợ ảnh. Làm chứng minh thư thì chụp “chân phương”, chụp thẳng, nghiêm chỉnh, không cười, đủ hai tay, mắt, mũi, mồm (các cụ ngày xưa thích chụp hình đủ cả mười ngón tay, ngón chân). Rồi chụp nghiêng. Ảnh màu tài tử thì chụp “đôi mắt”, rồi “xa – gần”, to nhỏ. Thôi thì đủ kiểu. Ấy mới nghe đã thấy hấp dẫn rồi, nhưng cái “tôi” còn đa dạng, phức tạp hơn, khó hiện trên “màn ảnh”, dù có phóng đại, tô màu như thế nào. Vậy bảy cái “tôi” là như thế nào? Xin đi lần lượt.

1. Tôi “thực tại”. Tôi đang thấy mình như thế nào ở vào thời điểm, giây phút này, lúc tôi đang đọc “Tuổi mười bảy”, ngồi kề bên cửa sổ trông ra vườn vào độ sang xuân, chồi non đã xanh mởn.
2. Tôi “năng động”, tức là tôi muốn như một nhân vật chính trong sách.
3. Tôi “bay bổng”. Giá như tôi có “phép thần chú”, có chiếc nhẫn thần thì tôi sẽ như thế này, thế nọ, nào là trở thành nhà sinh học nổi tiếng, nào là có căn hộ riêng, có tivi màu, video cattset, và được yêu…
4. Tôi “lý tưởng”. Con người mà tôi muốn trở thành theo như lý tưởng, nguyên lý sống của tôi. Tôi phải là người có bản lĩnh, nghị lực, theo đuổi ước mơ, đẹp và khỏe…
5. Tôi “tương lai” (tiềm năng). Tôi có thể trở nên người như thế nào? Tôi có thể tràn trề ước mơ, muốn làm nên sự nghiệp “lưu danh hậu thế” nhưng vẫn cảm thấy mình yếu đuối, bạc nhược, phân tán, bị rủ rê nọ kia và đang có cơ trở thành kẻ “tầm thường, ăn bám gia đình, xã hội”!
6. Tôi “lý tưởng hóa”: Tôi thấy mãn nguyện, sung sướng biết bao, mường tượng mình như thế này, thế nọ.
7. Tôi “giả vờ” (đừng nên cho là xấu, là “đóng kịch”). Ở đây tôi chỉ muốn “trình diễn” mình như vậy, có khi để vui lòng bạn bè, sợ họ chê cười. Chẳng hạn khi học phổ thông, quyết tâm không yêu đương gì vì có hại cho học tập, nhưng cũng có khi để tỏ ra mình “có bản lĩnh” kỳ thực rất bạc nhược, chẳng thực hiện được kế hoạch nào cả.


Một người có bảy “bộ mặt”, lúc cười, lúc khóc, lúc tư lự, lúc tếu, lúc lừ đừ, lúc sôi nổi, bồng bột. Đố ai nhận dạng được đó? Thách các nhà máy điện tử nhận ra “tôi” đó? Đừng chủ quan, khoa học không bất lực đâu, nó vẫn có thể chọn ra những nét “bản chất nhất” của anh rồi đưa vào nhà máy đó. Riêng bạn, quả khó vẽ “bức tự họa” cho mình nhất. Đến ngay các danh họa có bao nhiêu kiệt tác mà không ai lại không có một bức tự họa nào. Nhiều khi vẽ mình xong thì ngạc nhiên không ngờ minh “như thế”…

Bản tính bảo thủ của con người

“Người ta trung thành kinh khủng với một mác thuốc lá, thế mà trong những tests họ không tài nào phân biệt được nó với những mác thuốc lá khác. Quả tình là họ đang hút một hình ảnh”
(Lời của giám đốc một hãng nghiên cứu quảng cáo ở New York)

“Cái Tôi là một đặc tính trẻ con còn tồn tại trong tiềm thức của rất nhiều người đã trưởng thành. Tính luân lý trong việc khai thác nó… để bán được hàng hóa… lại là một vấn đề khác”
(Fortune)

“Muốn hiểu được một người thì phải hiểu điều mà y cố tình giấu đi trong hình ảnh mà họ tự dựng nên về mình” Sudre Mahause (Anti – memoires)

Nghệ sĩ Charlie Chaplin, vua hề nổi tiếng nhất thời đại, tả lại một trò chơi “nhận xét thẳng thắn” như sau: “Tối hôm đó có người đề nghị chơi một trò chơi rất phổ biến ở Mỹ với cái tên “nhận xét thẳng thắn”. Tất cả người chơi được phát các mẩu bìa cứng có ghi mười phẩm chất (đặc tính). Đó là: vẻ hấp dẫn (có thể do nhiều yếu tố gây nên. Có khi đẹp trai, khỏe – hấp dẫn thể lực nhưng chưa chắc hấp dẫn, nhiều lúc lại vô duyên), trí thông minh, tính mạnh mẽ, về mặt thể lực, sắc đẹp, tình chân thực, óc khôi hài, tính thích nghi… Một người được chỉ định rời khỏi phòng sau khi tự nhận xét mình vào giấy về những đặc tính của bản thân theo thang mười điểm. Ví dụ, tôi tự cho mình 7 điểm về óc khôi hài, 6 điểm về vẻ đẹp hấp dẫn, 6 điểm cho sắc đẹp, 3 điểm cho tính thích nghi và 4 điểm cho tính chân thực.

Cùng lúc đó các người khác bí mật cho từng điểm cho từng đức tính của người rời khỏi phòng. Xong đâu đấy, anh ta (chị ta) quay trở lại, đọc lên các nhận xét, đánh giá của tất cả những người khác để xác định xem ý kiến nhận xét của người khác có trùng với ý kiến tự nhận của mình không?

Đến lượt một hoàng hậu. Vị này cho mình 3 điểm về vẻ hấp dẫn, nhưng người khác lại cho y những 4 điểm (trung bình), tôi (tức Sascli Saplin) cho 5. Về vẻ đẹp, vị ta tự cho 6, tôi cho 7, những người khác cho 3 (trung bình). Vẻ hấp dẫn(về mặt thể lực) y cho 5, khách cho 8, tôi cũng cho 8. Đến tính chân thực, y tự cho10 điểm cao nhất, các người khác chỉ cho 3, còn tôi cho 4”. Vị hoàng thân đâm nổi cáu.
- Thế mà tôi lại cho rằng ưu điểm lớn nhất của tôi là tính chân thực!

Thật là bất ngờ, thú vị và khách quan

Ngày nay, nhiều nhóm bạn, cơ quan, tập thể (tổ chức học tập, tổ chức sản xuất, hàng xóm…) kể cả các bạn thân và nhóm “tam giác” (ba người chơi thân với nhau, yêu nhau, tức 2 nam (hoặc 2 nữ) và 1 nữ (hoặc nam) chưa “chọn mặt gửi vàng” lọt mắt xanh của ai) đều có thể chơi cái trò rất hấp dẫn, khoa học này. Trước khi chơi phải có mấy điều kiện sau:

1. Không tự ái, không chấp nhận, “thù dai nhớ lâu”
2. Cố gắng khách quan (tạm gác các thành kiến, định kiến)
3. Bí mật giấu tên (không chỉ là tế nhị mà còn là yêu cầu khoa học tối thiểu và tránh “hậu quả” mất lòng, tan vỡ sau này). Nếu thật tin và hiểu nhau chỉ có thể ghi tên vào phiếu nhận xét hoặc đánh dấu riêng, sau đó mới công bố. Ở đây còn có thách đố thứ hai nữa là người được nhận xét hãy đoán phiếu nhận xét đó là của ai.
4. Ít nhất phải gần gũi, tiếp xúc và hiểu nhau từ 6 tháng trở lên.
5. Tự nguyện hoàn toàn, nhất là “đối tượng được phán xét”
6. Số người tham gia hạn chế từ 2-3 đến 10 người và tốt nhất là khoảng 7± 2 tức 5 đến 9 người, bởi vì diện tiếp xúc thân mật, gần gũi của mỗi người chỉ bó hẹp ở 5 đến 7 người mà thôi. Tình cảm cũng là đại lượng hữu hạn mà.
7. Làm vào lúc vô tư, thoải mái, sảng khoái, tỉnh táo nhất. Ví dụ lúc vào hè, tốt nghiệp phổ thông, hết khóa học, trước khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời hoặc khi có sự kiện vui nào…
8. Mỗi lần chỉ nên làm một người.


Trò chơi “bạn là người như thế nào”?

Tùy theo yêu cầu nghiêm túc, khoa học, hoặc giải trí, vui đùa; tùy theo khả năng tính toán; tùy theo mức độ tin yêu và hiểu nhau có thể nhận xét nhau và cho điểm về mọi mặt hay từng mặt. Ví dụ, bạn Loan đôi khi được khen hết lời là “hoa hậu”, còn bạn Hiền bị chê là “xinh như người yêu của Chí Phèo” nhưng bản thân hai bạn ấy lại thấy khen chê như thế là quá đáng. Ai chẳng muốn được khen là đẹp, giỏi, thông minh. Cái chính là bản thân ta có thực lòng muốn người khác đánh giá khách quan để hiểu mình hay không thì mới nên chơi. Tùy thích. Các nhà khoa học thường chia các phẩm chất (đặc tính) con người làm bảy nhóm (có thể nhiều hoặc ít hơn) tùy bạn chọn. Muốn chơi nhanh và thoải mái thì càng đơn giản càng thú vị.

Sapln chia làm mười nhóm. Mỗi nhóm lại có thể chia nhỏ thêm nữa. Có thể có các nhóm sau, theo tôi là quan trọng và hấp dẫn đối với các bạn thanh, thiếu niên. Ta hãy đi từ ngoài vào trong, tôi tạm gọi nôm na như sau:

1. Hình thức bên ngoài: (đẹp – xấu), (khỏe – yếu)
2. Trí tuệ (thông minh – kém thông minh)
3. Tài năng (có tài – bất tài)
4. Đạo đức (khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, vị tha)
5. Tháo vát (óc thực tiễn, năng nổ, năng động, sang tạo, thích nghi)
6. Thái độ sống (yêu đời, óc khôi hài, lạc quan)
7. Vẻ hấp dẫn (duyên dáng, dễ gần, đáng yêu…)
8. Vân vân và vân vân, và tùy thích

Nói thế không phải không có cái chuẩn gì cả. Chúng ta chơi mà thật vì sự giải trí phải có ý nghĩa, tác dụng bổ ích. Tốt nhất nên lấy “5 điều Bác Hồ dạy” làm chuẩn để hiểu mình và hiểu bạn. Theo tôi, Bác Hồ dạy tất cả chúng ta (bất kể lớn, nhỏ, trẻ, già) 5 điều:

1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm

Bạn thử nghĩ xem, tuy Bác Hồ chỉ dạy thiếu niên và nhi đồng chẳng hạn phải lao động tốt, học tập tốt, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm, nhưng ai chẳng phải thế, dù bạn còn đeo khăn quàng đỏ, huy hiệu Đoàn hay đồng chí bộ trưởng, giám đốc?

Cách làm như sau. Nếu lấy thang 5 điểm để dễ cho điểm hơn. Cao nhất là 5 điểm, thấp nhất là 1 (đừng cho 0). Vì chẳng những có bạn tự ái mà không khách quan, ai chẳng có nhiều điều tốt. Mỗi đặc tính chia thành 5 bậc điểm từ cao nhất đến thấp nhất: yêu lao động (5)… lười lao động (1 điểm). Ở hai đầu là hai cực dương – âm.

Cụ thể:
Yêu lao động 5 4 3 2 1 lười
Tinh thần kỷ luật 5 4 3 2 1 vô kỷ luật
Khiêm tốn 5 4 3 2 1 không khiêm tốn (kiêu căng)
Thật thà 5 4 3 2 1 không thật thà (gian dối)

Ví dụ, 5 điểm, nếu “rất yêu lao động”, 4 điểm “yêu lao động”, 3 điểm “không yêu lao động lắm mà cũng không lười lắm” (tức trung bình). Còn hai điểm là “lười”, và 1 điểm “rất lười”.

Dịu dàng: “rất dịu dàng” (5), “dịu dàng” (4), “trung bình” (3), “không dịu dàng” (2), “thô lỗ, cục cằn” (1)

Khó nhất là đánh giá đặc điểm “vẻ hấp dẫn”. Cái này khá chủ quan, tuy tình cảm riêng tư, tâm trạng lúc đó, định kiến và các nguyên nhân nhiều khi rất “cảm tình” nhưng vẫn cảm thấy mà khó nói. Mung lung nhưng vẫn phải cho điểm. Cần phân biệt “hình thức bên ngoài” với “vẻ hấp dẫn”. Hai cái có thể trùng nhau nhưng có thể khác nhau. Thiếu gì bạn xinh trai, đẹp gái mà có khi lại không hấp dẫn. Nhất là lôi cuốn lâu dài, chứ không phải thoáng qua. Bạn có quan sát thấy không, trong cuộc đời có không ít người chẳng đẹp mà làm ta say như “điếu đổ”. Bí ẩn là ở chỗ đó, đến ngay khoa học hiện đại vẫn chưa tìm ra…

Cuối cùng, nếu muốn kết hợp thì mỗi người nên vừa tự cho điểm nhận xét bản thân, vừa nhận xét tất cả các bạn cùng chơi, sau đó lần lượt đoán xem ai nhận xét mình. Kể cũng hồi hộp và cực kỳ thú vị. Nhưng chơi xong coi như quên đi, chỉ nhớ điều bổ ích cho mình thôi nhé, đừng để bụng đấy…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Cái tôi" dưới sự nhào nặn của truyền thông đại chúng

    04/08/2019Nguyễn Thu GiangTheo quan sát của tôi, hiện nay, hễ đã nói về “cá tính riêng” của giới trẻ thì y như rằng, người ta lại kèm theo một tiếng thở dài - như thể thời cuộc đã xoay vần đến độ chúng ta buộc phải chấp nhận giới trẻ, dẫu biết rằng họ thật là nông cạn. Treen đà ấy, nhận định “cái tôi” (dù để phê phán hay ngợi khen) thường nhanh chóng rơi vào lĩnh vực đạo đức học, vì hầu hết đều đặt “cái tôi” trong thế đối lập với Cái Tập thể hoặc Cái chung.
  • Sự tha hóa của cái Tôi

    16/06/2019Nguyễn Trần BạtỞ một bộ phận lớn của thế giới là khu vực chậm phát triển, hiện tượng cái Tôi tha hóa xảy ra rất phổ biến. Vậy có mối liên quan nào giữa sự tha hóa này với trạng thiếu tự do không? Theo quan điểm của tôi, chính sự thiếu tự do đã khiến cho đời sống tinh thần của con người trở nên mất cân bằng và do đó tạo ra sự tha hóa của cái Tôi...
  • Giá trị cá nhân có thể thay đổi xã hội

    08/06/2019Chung NhiBên cạnh tính đồng thuận, ngày nay, xã hội ta nên tạo ra môi trường để sự khác biệt được tôn trọng và phát triển. Nhất là trong tình hình hiện nay, các lối tư duy cũ đang dẫn cả thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu. Con người, muốn đạt được sự khác biệt cần có tự do cá nhân...
  • Cá nhân và cộng đồng

    02/05/2019Người ta khuyên chúng tôi hãy phát triển mình như những cá nhân, bồi dưỡng những phẩm chất riêng của mình, và đẩy mạnh an sinh cá nhân. Ở đây không có một xung đột giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân sao? Cái nào phải được ưu tiên – cá nhân hay quốc gia?
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Cái tôi to tướng và cái tập thể nhạt nhẽo

    10/04/2017Họa sỹ Phan Cẩm ThượngCái chủ nghĩa cá nhân vô lối này cũng đầy rẫy trong nghệ thuật, vì là một thứ không chết ai, nên cũng chẳng có một sự phê bình nào, và nhất là những cơ quan quản lý văn nghệ chỉ lo những gì sai đường lối. Thế là có vô số thứ nghệ thuật không sai đường lối nhưng tầm thường vô cùng trở thành thời thượng
  • Tự do và trách nhiệm cá nhân trong “Tồn tại và hư vô” của J. -P. Sartre.

    19/03/2017Đỗ Minh Hợp“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm - trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Cái tôi – danh lợi

    11/06/2016Thu San Nguyễn Thế HùngCái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại.
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Cá nhân: bao giờ ra khỏi bóng tối?

    04/11/2015TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnVai trò của cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa bao giờ được nhìn nhận đúng mức. Trong khi đó, lợi ích tập thể được coi là lợi ích chính thống, được chính thức thừa nhận ở tất cả các nơi có thể phát thông điệp nhân văn ra công chúng.
  • Từ bầy đàn đến cá nhân - Sự chuyển đổi hệ giá trị

    24/09/2015Phạm Bích SanSáng tạo bao giờ cũng là sáng tạo cá nhân, còn những hoạt động cộng đồng chỉ là sự tổ chức ra các điều kiện cho cá nhân sáng tạo...
  • Suy ngẫm: Hai cách hiểu về “chủ nghĩa cá nhân”

    28/08/2015Nguyễn Ngọc LanhĐã tới lúc nên thay từ “chủ nghĩa cá nhân” bằng chủ nghĩa vị kỷ? Chớ nên tiếc, vì sự thay thế này chẳng liên quan gì tới “bản sắc văn hoá” (là cái chúng ta muốn giữ gìn), cũng chẳng phải sự khác nhau về quan niệm Đông - Tây. Cái chủ nghĩa vị kỷ này không chỉ là kẻ thù của CNXH mà là kẻ thù của cả nhân loại. Có điều, sao nó cứ ngang ngược ở nước ta hơn ở đâu hết.
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Cái tôi và cái ta

    20/08/2013Lê Tấn CôngThế hệ trẻ hiện nay thể hiện “cái tôi” bằng mọi cách. Việc thể hiện “cái tôi”, trước hết là phải cho mọi người thấy “cái tôi” đó khác với mọi người, không “đụng hàng” với bất cứ một ai khác.
  • Giải phẫu cái tự ngã: cá nhân chọi với xã hội

    16/05/2009Takeo DoiVới những ai mong muốn có được những phát hiện mới mẻ về quan hệ giữa nghiên cứu tâm lý học và văn hóa, quan hệ giữa ngôn ngữ và tâm trí, cũng như giữa người Mỹ và người Nhật, cuốn sách này rất cần thiết. Ts. Doi đã cho chúng ta một đặc ân khi viết nó.
  • Tôi là ai?

    03/12/2008Hùng AnhHiện nay chúng ta đang sống trong những năm đầu thế kỷ XXI và càng ngày càng có nhiều người đi tìm ý nghĩa cuộc đời. Nhiều người luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình và với các bậc thầy của mình “Tôi là ai?” “Tôi từ đâu đến?” “Tôi sẽ đi về đâu?”. Càng gặp khó khăn, càng gặp hoạn nạn con người càng cố tìm đến các thế lực siêu hình, tìm những câu trả lời cho những câu hỏi vẫn vốn đã được quan tâm bấy lâu nay.
  • Tôi là ai?

    01/11/2007Hồng ThuCâu hỏi có vẻ ngớ ngẩn hóa ra lại vô cùng chí lý, tạm thời chia ra làm hai nhóm người, xin khu biệt chỉ gồm toàn những người trẻ. Nhóm người không bao giờ tự đặt cho mình câu hỏi: Tôi là ai? Bởi họ thừa biết , dĩ nhiên tôi đã là tôi...
  • Đi tìm cái tôi đã mất

    26/09/2007Tuỳ bút chính trị Nguyễn Khải, 27/5/2006Sang tuổi 70, mọi hoạt động của con người đều chậm, đều kém, riêng cái chuyện viết lách của tôi vẫn giữ được phong độ gần như xưa, vẫn viết rất nhanh, riêng cái nhìn thì trào lộng nhiều hơn, ngậm ngùi nhiều hơn. Nó là thứ hương vị thơm ngát chắt ra từ hơn bảy mươi năm được làm người...
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

    06/01/2007Vũ Văn HạcBước vào thế kỷ XXI, vai trò của con người đối với sự phát triển lại càng chiếm vị trí nổi trội. Trong khuôn khổ của bài viết này, bước đầu, chúng tôi đề cập tới nội dung "con người" khi là thành viên xã hội, tức cá nhân, đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Chiếc La Bàn mang tên cái Tôi

    19/04/2005Kim DungStephen R. Covey đã cho ra đời cuốn sách First Things First (Chiếc La bàn mang tên cái Tôi). Để giải quyết tận gốc rễ căn nguyên của căn bệnh trầm kha stress, ông nhấn mạnh chúng ta phải bắt đầu hành động theo định hướng của chiếc la bàn, cái giúp ta đi tới những giá trị thực thụ trong mỗi cá nhân thay vì chiếc đồng hồ quản thúc.
  • Sự lựa chọn của cá nhân và những người làm công tác giáo dục.

    17/12/2003Tuy là một nước đang phát triển những trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay nhất là ở các đô thị, sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet đang thực sự mở rộng cơ hội tiếp xúc thông tin cho mỗi cá nhân, một mặt làm cho khả năng thay đổi suy nghĩ, tình cảm và hành động của mỗi cá nhân nhiều hơn, mặt khác làm cho cơ hội lựa chọn của cá nhân trong cuộc sống cũng được rộng mở hơn.
  • xem toàn bộ