Bản chất kiếp Nhân sinh

Học viện Hành chính Quốc gia
10:56 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Chín, 2014

Sự sống trên Trái đất, nhưng Con Người được sinh ra là kết quả từ Vũ Trụ

Để hiểu bài này Tôi phải bắt đầu từ định nghĩa :

Yếu tố Phi Vật Chất là những Năng Lượng vô hướng bởi những Vật Chất Nguyên sơ nhất, chưa có tính chất gì, vốn không có kết cấu gì ngoài bản thân nó, gây nên sự chuyển hóa gốc rễ nhất của Vạn vật, bởi bất kì một xáo động nào gặp phải ( nếu bắt đầu có sự lặp lại lần 2 trở lên ) , từ đó sinh thành nên Nguyên Tử Phân Tử khác nhau và các Qui luật.

Sự sống từ đâu sinh ra

Một môi trường để có Sự sống phải có 5 Thiết yếu ( vừa là điều kiện cần vừa là điều kiện đủ ) ở tầng bề mặt của một Hành Tinh ( như Trái Đất chẳng hạn ) :

i. Nước ( ở dạng lưu chảy, trung tính với mọi chất, làm cho sự tuần hoàn của môi trường Hành Tinh diễn ra được )
ii. Không khi ( làm hấp thụ và chuyển hóa những dạng hợp chất Carbon dễ dàng nhất , hoặc xúc tác cho các phản ứng hữu cơ )
iii. Đất ( Môi trường ấp ủ, làm nảy nở nuôi và phát triển được những dạng sống từ đơn bào đến đa bào )
iv. Ánh sáng ( kích tác sự sống nhờ việc làm hoạt hóa Nó bên trong và các phản ứng chuyển hóa của Nó với bên ngoài, thiêu hủy được xác chết )
v. Kim loại ( vi lượng tạo ra sự khác biệt cấu trúc và làm nên Cốt của mọi Thực thể sống )

Sự sống là gì? Vật chất thông thường được cấu trúc bởi sự hình thành của Phân tử theo mạng cơ học dẫn đến những qui mô vật chất lớn hơn. Còn Sự sống là những Thể Vật chất có cấu trúc và cơ chế sinh hóa nội thân được hình thành khởi thủy dưới dạng Tế bào ,mà sự phân chia của nó chính là hình thức sinh sản thêm ra nó. Sự sống phát triển cao lại sinh ra các cơ quan chức năng chuyên biệt. Rất phát triển là có Hệ Thần Kinh ( Thể tự mình di chuyển được trong không gian sống, và biết tự điều chỉnh sự di chuyển để tồn tại ), trong đó rất cao là có Thần kinh Trung Ương ( não bộ ), biết săn mồi, tự động điều chỉnh chính hành vi của nó trước muôn vàn thay đổi của môi trường Động Vật. Đến mức tiến hóa tột đỉnh như con người ( có Trí Tuệ )àthiên nhiên thì khả năng điều chỉnh đến mức thành năng lực tự hoàn thiện bản thân và hình thành cộng đồng , đến trình độ liên kết, hoàn thiện xã hội của nó để chống đỡ, cải tạo, biến đổi môi trường sống nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu sống ngày càng cao hơn ( thậm chí cao hơn những gì mà tiềm năng Thiên nhiên vốn có thể cho nó đẻ ra muôn vàn vấn đề )à

Như vậy Tạo Hóa tạo ra một môi trường thiên nhiên cho các sự sống nảy nở sinh thành là phải reo vào môi trường đó 5 qui luật ( Qui luật sinh ra khi có sự vận động của các Thể Vật chất ) sống như sau ( vừa có ở Cá thể vừa có ở Cộng đồng của chúng, vừa có ở giữa các Cộng đồng )

i. Qui luật Sinh tồn ( hoàn thiện nòi giống )
ii. Qui luật cạnh tranh ( hành vi khẳng định cá thể )
iii. Qui luật thích nghi ( hòa hợp với Môi trường )
iv. Qui luật Bầy đàn ( tồn tại với Cộng đồng )
v. Qui luật Cộng sinh ( chung sống với loài khác )

Trước khi có động vật, mới chỉ có thảo mộc..Thực chất đó là những Sinh Vật không có Hệ thần kinh làm môi trường nền, làm môi trường khởi thủy cho các sự sống có Thần kinh nảy nở và phát triển…sau hòa vào nhau dưới tác động của 5 Qui luật trên, trở thành môi trường sinh thái. Trong môi trường Sinh Thái mọi qui luật ở giới hạn cân bằng, không bị phá vỡ : Chu trình tuần hoàn / Bảo toàn nguyên khối / Tự điều tiết hàn gắn

Như vậy thì nguyên do nào khiến Con Người nghĩ rằng mỗi sự sống có não bộ ( Động vật ) lại là sản phẩm của một sự đầu thai ? Tiến trình của Sự sống theo Ngũ hành, trước hết phải dựa trên những định đề :

i. Vì Động vật có não là phải có hành vi tự điều chỉnh bản thân sống tốt, sống thuận với các qui luật trong môi trường thiên nhiên giành cho nó. Nên sự điều chỉnh hành vi đó chính là thử thách đối với khả năng của nó với các qui luật sinh tồn Tạo Hóa reo xuống
ii. Sự sống nào cũng có sự tự nảy nở, nhân bản và tái sinh Loài của chúng nhưng Chất và Lượng của việc đó bị bó hẹp trong khuôn khổ điều tiết và tác động của 5 Qui luật trên trong môi trường Thiên nhiên của cái Trái Đất đã được chọn cho chúng sinh ra.
iii. Con Người có năng lực khác và vượt trên sự điều chỉnh của 5 Qui luật trên, nên sự đầu thai được hiểu là yếu tố khác, từ bên ngoài Trái Đất bỏ thêm, can dự vào quá trình tái sinh của mỗi Cặp Loài - đủ để tạo ra một Thực thể sống mới khác theo hướng tăng cường chọn lọc tự nhiên ( bởi yếu tố Phi Vật Chất từ Vũ Trụ )

Mọi sự sống, kể cả Động vật có Não bộ, chỉ Sinh Bệnh Tử Lão, trong phạm vi không gian của chính Hành Tinh mà thôi ( để sinh ra từ cát bụi trở về với cát bụi ) . Nhưng sự sống có Trí tuệ - Con Người – vẫn còn sau khi đã chết đi. Vì vì trình độ sống của Con Người đã vượt qua sự chi phối của 5 qui luật trên, nên trong Cuộc sống của nó một điều khác được sản sinh ra, thoát ra khỏi môi trường sống Thiên Nhiên trên bề mặt Hành Tinh . Điều khác đó là Chính Nó – Con Người – Một là : Lối sống Cộng đồng của Nó đã làm méo mó, sai lệch, đứt gẵy Qui luật Sinh Thái ( Chu trình tuần hoàn / Bảo toàn nguyên khối / Tự điều tiết hàn gắn ) nên ko thể chuyển hóa được hết Nó sau khi Nó hết đời sống của Nó. Hai là : Sự sống của Nó ko chỉ nhân bản về sinh học mà nhân bản về Tinh Thần Tốt / Xấu ( qua sự sống khác Nó và sau Nó ). Ba là : Do Hệ thần kinh Trung Ương quá phát triển, nên có khả năng thu hút, sử dụng được những yếu tố Phi Vật chất ( mặt khác do yếu tố phi Vật chất xâm nhập vào nên Não Bộ phát triển phi thường ) .

Một cục Nam châm, nhờ từ tính hút được những miếng sắt nhỏ ( đồng chất với chính nó ). Nếu nó hút được cả Kim loại khác, cả Gỗ, cả Đất, nước, không khí, ánh sáng…thì khả năng hút của nó phải là do lực hấp dẫn có từ khối vật chất khổng lồ, như thế nó phải là Hành Tinh như Trái Đất. Hơn thế, Thực thể Sống của Con Người hút được cả những yếu tố Phi Vật Chất. Phần Vật chất của Nó sau khi Nó chết, bị phân hủy vào Đẩt của môi trường Hành Tinh, phần Phi Vật chất thoát trở ra môi trường ngoài Hành Tinh ( Như một Bài tôi đã viết: Phần phi Vật chất có những qui luật khác với những qui luật vật lý như với thế giới Vật chất )

Ví dụ:

- Trong thế giới Vật chất thì ( 2 + 3 ) = 5, nhưng với con người lại = ( 5 + @ ) trong đó @ là một giá trị mới dạng tinh thần ( có thể chuyển hóa lại thành sức mạnh vật chất ). Hay có câu cha mẹ sinh con, Trời sinh tính, khác hẳn cha mẹ, thậm chí siêu phàm hoặc chả giống ai.Thì @ ở đâu ra ? @ có từ Thế giới Phi Vật chất !

- Cũng vì thế mà không phải ngẫu nhiên người ta đoán số mệnh của một con người còn căn cứ vào vị trí của các Chòm Sao trên Trời tại thời điểm con người cụ thể nào đó được sinh ra. Vì sự có mặt lúc đó của các Chòm Sao đó mang những yếu tố Phi Vật Chất phát xạ đến

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về Nguyên khí, Dương khí & Âm khí

    08/12/2009Nguyễn Tất ThịnhThông qua bài này, tôi muốn cùng mọi người thấy dễ hiểu và ngẫm nghĩ sâu sắc hơn về ý nghĩa của điều vẫn thỉnh thoảng vẫn nghe nói: ‘Âm thịnh Dương suy’…hay câu: ‘giữ gìn Nguyên Khí’… Thực ra là như thế nào và căn nguyên của những điều bất cập gây ra nó.
  • Linh hồn – khả năng giao cảm và tương tác về tinh thần

    20/07/2020Nguyễn Tất ThịnhTa nhìn Trời Mây, nghe tiếng suối chảy, tiếng Chim ca, có thể làm con người mình phấn chấn, khỏe mạnh hơn, lạc quan hơn…thì đó chính là sự Giao Cảm đã xảy ra trong Tinh Thần để chuyển hóa thành năng lượng vậy...
  • Trò chuyện giữa nhân và quả

    14/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu thừa nhận Chết là hết thì Luật Nhân Quả không còn đúng nữa. Luật Nhân Quả diễn ra ở những thời gian / không gian khác nhau và xuyên Kiếp trong thân phận của Sự Sống khác nhau nhưng mang Tinh thần Con Người...
  • Tâm linh hiểu theo Ngũ hành và năm quy luật của nó

    20/01/2010Nguyễn Tất ThịnhChúng ta sống mỗi ngày trong Cuộc sống thực tại đầy gian truân và thách thức, nhưng vẫn giữ được Chân Thiện Mỹ sao cho ít nhất mỗi chúng ta để lại được giá trị tốt đẹp mà người sau có thể kế thừa và phát triển còn chúng ta thì Thanh thoát vượt ra ngoài khổ ải đầy đọa của Kiếp Trần Ai... Như người xưa nói: có thể mỉm cười như Đức Phật...
  • Thượng Đế và nhân sinh

    29/10/2009Nguyễn Tất ThịnhNhững Sự Sống, tại thời điểm được ra đời, bắt đầu hiện hữu, nhưng không thể ý thức được sự hiện hữu của những gì đã sinh ra nó – không chứng kiến được khoảnh khắc đầu tiên mình đã được hình thành như thế nào! Bố Mẹ chỉ được ‘mượn’ (bởi hợp Duyên) để sinh ra Sự Sống đó mà thôi – Tác giả thực sự là khác – Tạo Hóa - là căn nguyên để Sự sống đó được hiện hữu… theo cách và khoảng thời gian/không gian mà Tạo Hóa muốn (vốn không thuộc về Sự Sống đó - giống như trong sinh sản vô tính vậy)!
  • Định vị và định hướng Giá trị Đời người

    12/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý của cuộc sống là hành trình.
    Để hành trình phải định vị.
    Muốn định vị phải phản tỉnh.
    Phản tỉnh ư? Hãy soi lại bản thân. Động lực là Khát vọng, điều cốt lõi là Đức tin... và Mục tiêu ư? Thật ra không quan trọng lắm đâu, cách chúng ta Đi mới là cốt yếu của Nhân Sinh Quan!
  • Con người và tính loài

    06/08/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi kiên trì khảo sát nhiều năm trong Đời sống Xã hội, thấy có những giới / lớp Người mà nhân cách sống, hành vi sống của họ cũng được phân bổ, chia nhóm giống tính Loài trong Thiên nhiên vậy. Tôi đã sử dụng sự so sánh đó để thiết định ra những cơ chế và chính sách quản lí của các Tổ chức, làm nền tảng ứng xử tương ứng và phù hợp với những nhóm Người đó...
  • Sự trưởng thành của Đời người

    20/07/2009Nguyễn Tất ThịnhDòng Thời gian, từ khi mỗi người chúng ta sinh ra và trôi đến Hai Năm Mươi. Cuộc sống của nhiều người nằm trùng trên Dòng Thời gian này ( họ thêm tuổi đời, già đi mà không hề Trưởng thành ). Bởi vậy họ giật mình hoảng hốt khi thấy một Mùa Xuân nữa qua đi... vì đồng nghĩa họ đi đến gần hơn cái Chết trên Trần Gian...
  • Đối thoại giữa tiềm thức và siêu thức

    29/06/2009Nguyễn Tất ThịnhKhi ví Con Người như một Hộp Kính. Vị trí không gian mà nó được đặt là ( Ý Thức ) - Những thứ nội tại được xếp trong hộp kính ( Bản Thức ) - Thế giới bên ngoài là ( Vô Thức ) - Khả năng cảm thụ Thế giới bên ngoài của chiếc hộp ( Tiềm Thức ) - Hình ảnh thế giới bên ngoài soi vào hộp kính ( Siêu Thức )...
  • Cây đời Tâm linh

    14/06/2009Nguyễn Tất ThịnhVận là cơ hội quan trọng có thể gặp được trong khoảng thời gian ngắn, từ đó kích thích, thúc đẩy những thay đổi, những mưu cầu lớn. Chớp được nếu có Nhân Sinh Quan tốt...
    ...
  • xem toàn bộ