Bạn có am hiểu thành ngữ, tục ngữ?

11:55 SA @ Chủ Nhật - 02 Tháng Bảy, 2017

Rất khó xác định được những thành ngữ, tục ngữ bắt nguồn từ đâu. Nhưng điều này có quan trọng gì. Chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở nên phổ biến.

Qua nhiều thế hệ, các thành ngữ, tục ngữ luôn gắn liền với những cuộc chuyện trò hàng ngày của chúng ta. Nhưng bạn có biết ý nghĩa của chúng?

Phong vị cuộc sống

Đùa quá hoá thật”, lần đầu tiên Francois Gouvan nghe thấy câu tục ngữ này khi 10 tuổi. “Đó là một ngày thứ tư đẹp trời, tôi và anh trai đang chơi bóng bàn trong vườn. Sau vài hiệp đấu bình thường xảy ra tranh chấp, đe doạ biến trận đấu bóng bàn thành trận đấm bốc.

Chính câu tục ngữ nói trên của mẹ đã khiến chúng tôi bình tĩnh trở lại ngay lập tức. Nó đã ăn sâu vào tâm trí tôi và đến tận bây giờ, tôi vẫn sử dụng lại mỗi khi bọn trẻ nhà tôi cãi nhau!”, Gouvan, một luật gia 42 tuổi, cho biết.

Câu tục ngữ trên được chúng ta sử dụng hàng ngày và thường theo một cách rất máy móc. Ai chưa từng nói với bạn mình câu “Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim”? Ai chưa từng lý sự với bạn thân “Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng”? Hấp dẫn, mang tính hình tượng cao và đầy sức thuyết phục, các câu thành ngữ - tục ngữ khiến các cuộc đối thoại càng thêm sinh động.

Florence Montreynaud, nhà sử học và đồng tác giả một cuốn từ điển thành ngữ - tục ngữ, nhấn mạnh: “Đó là tiếng nói của nhân loại, sự hiểu biết của người xưa”. Giống như đối với Gouvan, những câu thành ngữ, tục ngữ thường gắn với một kỷ niệm về người thân, một nơi chốn hay một khoảnh khắc trong cuộc đời mỗi người.

Sau cơn mưa trời lại sáng” là câu nói yêu thích của tôi, nhà báo Caroline Bodin cho biết. “Đây cũng là tên một cuốn tiểu thuyết của nữ bá tước De Ségur mà tôi đọc từ khi còn bé. Mỗi khi có chuyện buồn, tôi thường tự nói với mình như vậy”.

Với vở kịch dành cho trẻ em mang tên Lạt mềm buộc chặt, nữ bá tước De Ségur cũng gây ấn tượng mạnh với Sophie Villers, 27 tuổi, giáo viên dạy tiếng Anh tại Marseille. Cô kể: “Mỗi lần nghe thấy câu thành ngữ này, tôi lại nhớ đến ngày xưa và cảm thấy mình như một đứa trẻ ngồi lọt thỏm giữa chiếc ghế bành màu đỏ trong phòng khách, chăm chú lắng nghe những đoạn hội thoại thú vị của vở kịch”.

Lợi và hại

Nhìn chung, trên toàn thế giới, các thành ngữ, tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết được của những người lớn tuổi qua quá trình làm nông nghiệp và qua cả công việc của phụ nữ. Bằng chứng là một số ít trong các thành ngữ, tục ngữ có chủ đề về sự ra đời hay qua đời của một đứa trẻ”, Florence Montreynaud nói thêm.

Phần lớn các thành ngữ, tục ngữ người Pháp sử dụng hiện nay đều xuất hiện sau thế kỷ XIII. Trong suốt thời kỳ toàn chinh chiến, đói kém và lao động nặng nhọc này, chúng giúp con người cảm thấy thanh thản và cân bằng hơn. Tuy nhiên, những bài học cuộc sống trong các câu thành ngữ, tục ngữ liệu có chút gì đó sáo rỗng?

Khi còn bé, thành ngữ, tục ngữ luôn khiến tôi phải suy nghĩ và tôi rất thích vì chúng khác với ngôn ngữ đời thường. Nhưng bây giờ, tôi nhận thấy mọi người thường sử dụng sai thành ngữ, tục ngữ. Họ chỉ dùng như phản xạ tự nhiên mà chẳng suy nghĩ gì”. Sophie Villers nhận xét. Tuy nhiên, Florence Montreynaud phản bác lại: “Tôi nghĩ thành ngữ, tục ngữ luôn có ý nghĩa tốt. Tại sao lại quên đi những tri thức được đúc kết trong đó? Tôi thấy thật tiếc khi xu hướng của tiếng Pháp hiện nay là không coi trọng thành ngữ, tục ngữ”.

Mọi người nhìn nhận thành ngữ, tục ngữ như là cái gì đó lỗi thời và có vẻ quê mùa, mang tính địa phương. Điều này thật đáng ngạc nhiên vì phần lớn trong số chúng gắn liền với nơi con người được sinh ra.

Tại Calais, nơi tôi lớn lên, người ta vẫn thường nói “Ai có thân người ấy lo, ai có bò người ấy giữ”. Tôi rất thích nhịp điệu và tính hài hước của câu này. Nó vốn khó hiểu đối với những ai không phải là người Calais”, Caroline Bodin nhấn mạnh.

Nguồn gốc

Các thành ngữ, tục ngữ đều có chung một nguồn gốc là sự đúc kết của cha ông từ việc quan sát thiên nhiên, kinh nghiệm trong lao động sản xuất và cách đối nhân xử thế. Nhưng cho dù chúng ta có vắt óc suy nghĩ và tìm kiếm thì cũng chẳng thể biết được nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

Gilles Guilleron, tác giả cuốn Trò xếp hàng rồng rắn, nguồn gốc của nhiều thành ngữ, tục ngữ, nhớ lại: “Cha tôi là một người thích vui chơi. Lúc tôi 10 tuổi, mỗi khi ông định “tiêu xài như những vị công tước”, tôi lại tưởng tượng như mình gặp được cả một đoàn quý tộc Paris cùng tuỳ tùng của họ!”.

Khi đã lớn, tôi mới biết rằng từ “công tước” trong câu thành ngữ trên chính là những ông hoàng Nga thường du ngoạn Paris và chi tiêu không tiếc tay.

Còn các bạn, các bạn có biết “mắc bẫy”, “hành động mạnh dạn” hay “vênh vênh váo váo như con gà trống” có nghĩa đen là gì? “Các thành ngữ, tục ngữ thường xuất phát từ thực tế, những cách dùng từ thời xa xưa nhưng giờ không còn nữa”, Gilles Guilleron giải thích.

Chẳng hạn ngày trước, các thợ săn hay dùng bẫy là một tấm lưới mắc vào cọc để săn bồ câu hoang và thú nhỏ nên ta có cụm “mắc bẫy”. Những người kéo cày hay hô hào “hành động mạnh lên” để thúc các con vật cày khoẻ hơn. Còn “vênh vênh vào váo như con gà trống” nếu dịch theo nghĩa đen thì sẽ là “kênh kiệu như một con chấy” (être fier comme in pou). “Pou” là cách ghi xuất phát từ hình thái phương ngữ “poul” , có nghĩa là con gà trống, đồng nghĩa với danh từ “coq” trong tiếng Pháp cổ. Chính người Pháp cũng nói “fier comme in coq” (kênh kiệu như một con gà trống).

Mỗi thời mỗi khác

Hơn cả các thành ngữ, tục ngữ, cách ăn nói cho thấy chúng ta đang ở thời đại nào. Pierre Merle, nhà báo và nhà văn, đã nghiên cứu có khoảng 100 “cách nói” này. Nếu khi ám chỉ ai đó bị điên mà bạn nói “zinzin” thì bạn đang ở thập niên 1950. Còn nếu bạn nói “en plein papelard” thì đó là những năm 1960 hay “cht’abré” của những năm 1980. Nhưng khi bạn dùng “il est space” thì chắc chắn là ngôn ngữ hiện nay.

Đối với phần lớn giới trẻ, cách ăn nói cũng chứng tỏ họ thuộc nhóm người nào. Nhưng thanh niên dưới 20 tuổi hay nói “Ca passe crème”. Đây là cách nói ưa thích của giới trẻ và họ thấy vui thích mỗi khi những người khác sững sờ khi lần đầu tiên nghe thấy câu này. “Ca passe crème” nghĩa là điều gì đó thật dễ dàng, thoải mái. Chẳng hạn bạn được nghỉ tiết toán ở trường và có thể về sớm. “Ca passe crème”! Cách nói này nổi tiếng đến mức có hẳn một trang trên Facebook dành cho nó. Đúng là mỗi thời mỗi khác!

“Cách chúng ta nói luôn biến đổi, Giller Guilleron kết luận. Một số mới ra đời, một số khác mất đi nhưng có những cái khác quay trở lại. Chúng ta không thể biết được liệu những gì mới ra đời hiện nay 10 năm nữa có còn được sử dụng không. Vì những cách nói này ngắn gọn, hiệu quả và cho chúng ta nhìn thấy một khía cạnh khác của cuộc sống.

Chuyện gì đến sẽ đến. Và như người ta hay nói: “Khắc sống khắc biết”.

(Theo Selection du Reader’s Digest)

Thành ngữ, tục ngữ phổ biến nhất

- Tiền bạc phân minh, tình bạn mới bền
- Đã hứa là mang nợ
- Giang sơn dễ đổi bản lĩnh khó dời
- Càng đông càng vui
- Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
- Có bột mới gột nên hồ
- Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi
- Cứ nói nếu thì rều rệu cũng hoá mun lim
- Chim bị tên sợ cành cây cong
- Thằng chột làm vua xứ mù
- Một người hay lo bằng kho người hay làm
- Khắc sống khắc biết
- Có hi sinh mới có thành công
- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã
- Trong cái rủi có cái may
- Đùa quá hoá thật
- Im lặng là đồng ý
- Không có lửa thì làm sao có khói
- Nhìn giỏ bỏ thóc
- Bợm già mắc bẫy cò ke
- Ác giả ác báo
- Mục đích biện minh cho phương tiện
- Đi ăn cỗ về mất chỗ
- Mất một được mười

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tặng phẩm của ngôn ngữ: Thói “ăn” nếp “ở” của người Việt qua cách nói

    06/10/2009Ngô Nguyên DũngKhông biết có phải do hoàn cảnh thiếu ăn thiếu mặc từ xa xưa, mà người Á đông nói chung, người Việt nói riêng, đặc biệt quan tâm tới miếng ăn. Ăn không phải chỉ để sinh tồn, mà còn để hưởng thụ: Ăn đứng đầu tứ khoái. Ăn cho sướng miệng cái đã, mấy chuyện khác tính sau.
  • Mèo trong tục ngữ

    01/02/2011Minh ThưMèo, con vật nuôi thân thiện trong nhà và cũng là con vật được dân gian hình tượng hóa nhiều vào ca dao, tục ngữ, ví như:
  • Làm phong phú và trong sáng tiếng Việt

    12/11/2010Nguyễn Trần BạtTôi cho rằng không có tiếng nước nào làm hỏng tiếng Việt cả, nó chỉ làm phong phú tiếng Việt mà thôi. Ví dụ, việc dịch các tác phẩm vĩ đại của nhân loại chính là một trong những cách thức làm phong phú tiếng Việt. Bởi vì các dịch giả phải tìm ra, phải tập hợp vốn từ ngữ và cách diễn đạt để có thể chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Không chỉ trên lĩnh vực văn học mà còn nhiều lĩnh vực khác cũng vậy.
  • Về vấn đề giải nghĩa Tục ngữ

    25/08/2010Nguyễn Đức DươngChúng ta có một gia tài tục ngữ thật đồ sộ với khoảng trên dưới năm sáu nghìn đơn vị. Lý thú hơn nữa là hầu như đơn vị nào trong cái di sản đó cũng đều mang dáng dấp một châm ngôn, truyền đạt một triết lý đậm đà chất hiền minh dân gian, và cũng đều được diễn đạt bằng những phương tiện ngôn từ vốn làm nên những tinh hoa của tiếng Việt. Cái khối ngữ liệu bề thế và quý giá cả về nội dung lẫn hình thức ấy, tiếc thay, hiện vẫn đang bị lãng phí một cách oan uổng, vì tới tận bây giờ hàng loạt câu hết sức thông dụng vẫn chưa được thuyết minh ngữ nghĩa đủ minh xác...
  • Tiếng Việt vốn trong sáng mà…

    23/04/2010Cao Tự ThanhMột ngôn ngữ đã trưởng thành như tiếng Việt hoàn toàn có khả năng xác lập lại sự trong sáng của nó ngay cả tại những khúc quanh chật hẹp và nguy hiểm nhất của lịch sử. Cho nên cái làm cho tiếng Việt đứng trước nguy cơ không trong sáng không phải do bản thân tiếng Việt, mà do cách sử dụng tiếng Việt phi quy chuẩn và chính sách ngôn ngữ không rõ ràng.
  • Ngôn ngữ có đóng khuôn tư duy không?

    01/01/1900Thực ra cách chúng ta nói năng thế hiện về chúng ta nhiều điều. Tiếng địa phương hoặc trọng âm của chúng ta có thẻ chỉ ra chúng ta sinh trưởng ở đâu, trong khi vốn từ của chúng ta có thế gợi ra kiểu giáo dục chúng ta có trải qua. Nhưng nếu ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng - tiếng Anh, Tây Ban Nha, QuanThoại, Việt... có chỉ ra được cách chúng ta tư duy, hoặc là hình thành ý tưởng chăng.
  • xem toàn bộ