Bàn thêm về vấn đề cơ bản của triết học

08:15 SA @ Thứ Bảy - 07 Tháng Mười, 2006

Giải quyết vấnđề cơ bản của triết họclà một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng.

Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây, giáo trình về môn học này của Hộiđồng Trung ương chỉđạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoahọc Mác- Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minhviết: "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học".

Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học". Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấnđề cơ bảnhay vấn đề tối cao củatriết học vì giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học".

Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào...Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng, vấnđề quan trọng hàng đầu là vấnđề quanhệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…”

Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển, nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao chorõ để không chỉ phản ánh đúng đắn quanđiểm từ kinh điển của triết học Mác- Lênin, mà cònphù hợp với sự phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.

Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấnđề cơ bản của triếthọc, phải làm sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì?

Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề.Tất cả những vấn đề đó tạo nên hệ chống các vấn đề(hay hệ vấn đề)thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học.

Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vânđề đóng vai trò là nền tảng,định hướng để giải quyếtnhững vấnđề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xácđịnh vấnđề cơ bản của triết học.

Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học

Trong tác phẩm LútvíchPhoiơbắc và sự cáochung của triết họccổ điển Đức,Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì, tồn lạilà gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinhthần, tự nhiên,vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý thức".

Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen viết tiếp:

“Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạtđộng của chính thân thể họ(TG nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đềucó gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội...(TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giớido ChúaTrời sáng tạo ra, haynó vẫn tồn tại từ trước đến nay(TG nhấn mạnh).

Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó...những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái niệm tư duy, tinh thầnmà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có nên không khi chúng ta cho rằng: "...một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "...mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần,nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đềcơ bản của triếthọc và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâmđồng nhất nội dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này không đúng, vì khái niệm tư duy,tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất.

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất. Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa duy tâm, đấy là thực thể siêutự nhiên(không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó.

Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành haiphái, chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, GiogiơBéccơly đã biện minh cho chủ nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái niệm trong ý thức của ta(Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đềucó nguồn gốc từ cái thuần trí củagiới siêu tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộcđối thoại thứ nhấtvà cuộcđối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộcđối thoại thứ haigiữa Philông ( Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này).

Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâmnhủ quan cho rằng ý thức của con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cáicó trước, còn cácsự vật bên ngoài chỉ làphức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủthể thì chưa đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quanphủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quanđã tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu: chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủnghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩaduy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý thức là của con người,mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết. Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan"là cái có trước, là cái quyết định giới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật, thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủquan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.

Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học

Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau.

Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quanhệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chấttồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người.

Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quanhệ giữa toànbộ những biểu hiện của tinhthần, ý thức con ngườinhư ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực.

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì:

“ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa ý thức và vật chất".

Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” còn khái niệm "tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất", còn trong nhưng trường hợp khác thì nội dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giớivà lý luận nhận thức.

Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu(TG nhấn mạnh), cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trướcvà do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho thấy, quanhệ trước saukhông phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết họctrong lĩnh vực xã hội là mối quanhệ giữatồn tại xã hộivà ý thức xãhội. Đấy là mối quan hệ giữa những nhân tố vật chấtmà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địalý, dânsố và phương thức sản xuấtvới nhưng nhântố tinh thầnđược biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể,hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tưtưởng với hai cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận.Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có trước, ý thức xã hộikhông thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là đồng thời.Tính chất duy vậtở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánhtồn tạixã hội, là cá i bị tồn tạixã hội quyết định.

Tương tự, gọi là duy âm chủ quanvới những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí chủ quanduy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết địnhsự thành công hay thất bại của con người (xem nhẹ hoàn cảnh khách quan).

Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừacó tính tuyệtđối, vừa có tính tương đối.Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa nhận tính thứ nhất củavật chất, tính thứ haicủa ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này.

Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chấtmối quanhệ giữa ý chức và vật chất làmối quanhệ giữa con người với giới tự nhiênmà con ngườiđang sống trongđó. Ở đây, hai mặt trong vấn đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:

Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào?

Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người về giới tự nhiên ra sao?

Đây là một trong những cách hướng đến triếthọc ứng dụng- triết học đặt ra và định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra.

Vân đềcơ bản của triết họcđã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau. Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết học có thể đóng vai trò gì trong cuộc sống?

    24/06/2016GS. TS. Lê Hữu Tầng...đề cập đến hai thái cực trái ngược nhau khi đánh giá vai trò của triết học trong cuộc sống: Thái cực coi thường vai rò của triết học và thái cực ngược lại, lại tuyệt đối hoá vai trò của triết học, cho rằng chỉ cần nắm được triết học thì sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề cụ thể của cuộc sống... <
  • Đưa vào triết học (phần 2)

    08/01/2016Nguyễn Văn TrungTrong lớp triết, chỉ tìm hiểu với một thái độ như thái độ ở lớp khoa học, không thể thực sự hiểu được triết lý. Chỉ có thể hiểu được triết lý từ thái độ sống đó mà thôi...
  • Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học”

    10/11/2010Như LêNói đến triết học, nhiều người thường tỏ ra e ngại, có cái gì đó như nặng nề - phải nhăn trán suy tư; hoặc nói đến những người râu tóc dài, những thư viện lớn và những cuỗn sách dày cộm… Thế nhưng, có những cuốn sách triết học lại làm người đọc phấn chấn tạo cảm giác gần gũi, như đọc tác phẩm văn học hay sách giải trí vậy...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Một hành trình triết học hấp dẫn

    16/07/2006Nguyên NgọcVấn đề của F. Jullien có thể tóm gọn thế này: ông muốn suynghĩ lại về tư duy phương Tây. Làm thế nào để có thể suy nghĩ lại về nền triết học đã có mấy nghìn năm lịch sử vĩ đại ấy? Chỉ có một cách: phải đi ra bên ngoài nó, suy nghĩ về nó từ một cái bên ngoài...
  • Để triết học thực hiện được nhiệm vụ cao cả của mình

    31/03/2006Phó TS Nguyễn Văn HuyênTiếp cận triết học không thể là cứng nhắc một chiều mà là tiếp cận hệ thống, đa chiều với toàn bộ văn minh mọi thời đại, mọi nền văn hóa theo tinh thần các cấp độ phát triển như vũ bão của khoa học- công nghệ của thế giới hiện nay. Chỉ như vậy, triết học mới thực sự trở thành công cụ sắc bén nhất cho những mục đích cao cả của con người...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Đưa vào triết học (phần 3)

    01/03/2006Nguyễn Văn TrungNgười ta thường có thiên kiến cho triết học hay siêu hình học là một môn học không những trừu tượng, khó hiểu mà còn vô ích, vô bổ vì không đi tới đâu. Các triết gia cãi nhau về những vấn đề trong bao nhiêu thế kỷ mà vẫn không đi đến những giải đáp, những kết quả bền vững.
  • Đưa vào triết học

    22/12/2005Nguyễn Văn TrungTrước khi học một môn gì tôi hỏi: Môn đó là gì? Chẳng hạn Vật lý học là gì? Vậy trước khi học triết lý, tôi cũng hỏi triết lý là gì? Và tôi coi việc hỏi như vậy là sẽ tự nhiên đã hẳn là thế, chẳng khác gì tôi hỏi về một vật gì, một việc gì chẳng hạn, cái bàn là gì?
  • Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất của thế giới quan

    23/09/2005Nguyễn Huy HoàngNgày nay, dưới sự tác động của các quá trình dân chủ hoá, nhân đạo hoá, tin học hoá và toàn cầu hoá, việc xác định tình trạng hiện thời của đời sống xã hội và vạch ra con đường phát triển của nó trong tương lai không chỉ là công việc riêng của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia, mà còn cuốn hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp đại chúng. Trong khung cảnh như thế, việc xác định, xây dựng và phổ biến một thế giới quan khoa học và cách mạng sẽ mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • xem toàn bộ