Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

09:20 SA @ Chủ Nhật - 16 Tháng Tư, 2006

“Quản”là hoạt động trông coi, điều khiển để duy trì trạng thái ổn định và phát triển của đối tượng quản lý, “trị” ở đây là trạng thái ngược với “loạn” – vì vậy, “trị” còn là mục đích, là mong muốn tốt lành của chủ thể đối với đối tượng quản lý.

Muốn mài hòn ngọc thô thành vật trang sức theo ý mình, người thợ dựa vào mạch, gân, vân - cái “lý” của ngọc, với hoạt động quản lý, muốn đối tượng được “trị” thì chủ thể phải “quản” theo cái “lý” (mục tiêu) đã lựa chọn từ các quy luật tự nhiên, xã hội cá nhân có liên quan. “Lý" trong quản lý không phải là một từ mang một nghĩa bất biến, đó là một phạm trù triết học chỉ quy luật tự nhiên của bản thân sự vật, quy luật của sự vật, quan niệm, nguyên tắc, quy phạm của luân lý,cái lý ấy tồn tại và phát triển cùng sự vật. Dù chủ thể, đối tượng hay môi trường quản lý...đều có những quy luật tự nhiên của nó - nắm bắt và sử dụng chúng là trách nhiệm, là cái tài và cái tâm của nhà quản lý.

“Hành” trong “hành chính" là “làm” công đoạn hai của quy trình nhận thức. Con đường nhận thức vốn từ trực quan đến tư duy và từ tư duy trở về thực tiễn, trở về thực tiễn không chỉ để cải tạo đối tượng theo mục đích của chủ thể mà còn để kiểm chứng giả thuyết - thuật tham nghiệm của phái Pháp gia.

Nhận thức

Trực quan

Tư duy

Thực tiễn

Kinh nghiệm

Tri

Hành

Kiếm

Tổng kết kinh nghiệm để thực hiện chu kỳ quản lý sau có hiệu quả cao hơn- nhà “Kinh nghiệm thực tiễn" của chu kỳ trước.

Quản lý

Nhận tin

Lập kế

Thực hiện

Kiểm tra

Hoạch định

Thực hiện

Chỉ đạo

Tổng kết

Là sinh vật cóý thức, con người biết “suy” khi sắp làm, biết “xét" khi đã làm nên, chỉ “hành” khi đã “tri”. “Tri” là “tri lý” (xong nhân bất học bất tài lý), là công đoạn đầu tiên của chu kỳ nhận thức và cũng là công đoạn đau tiên của chu kỳ “quản lý” - nhằm nắm cái lý, quy luật nắm co sở lý luôm co sỏ pháp lý. Mức độ hiểu hay tầm hiểu biếm là nghĩa của từ “lĩnh” (lãnh) - hiểu được lời bàn luận là “lãnh giáo”, “lãnh” vốn là “cái cổ áo” ngày trước, muốn cho áo được ngay thẳng (chính) phải xóc áo, muốn xóc phải nắm giữ (trị) cái cổ áo (lãnh) vì vậy người nắm giữ một nhóm người thì gọi là “lãnh tụ” ,từ đó, lãnh dùng để chỉ nhiệm vụ điều hành, đề xuất - nay gọi là lãnh đạo - là việc đề ra chủ trương, đường lối (đạo) và tổ chức, động viên thực hiện. Hoạt động quản lý (lãnh đạo) thể hiện qua các công đoạn mang tính chức năng (hoạch định thực hiện kiểu ta), thiếu một công đoạn nào thì chu kì quản lý sẽ bất thành - vì vậy, nói không kiểm tra cũng như không lãnh đạo nếu dùng hoạch định hoặc thực hiểm thay cho kiểm tra thì nghĩa câu này vãn đúng. Việc “quản bản thân - tu thân, quản một gia đình - tề gia, quản một đất nước - trị quốc” đều thực hiện ba công đoạn “trị - hành - kiểm”. Vì vậy, “tu”, “tề”, “trị” thực chất là những chuỗi hoạt động quản lý - đối tượng quản lý có khác nhau nhưng các công đoạn quản lý là không đổi.

Việc quản lý bản thân, gia đình, đất nước có quan hệkế thừa và tương tác một cách đặc biệt. Muốn thành công trong việc trị quốc thì trước hết phải biết tề gia, muốn tề gia thì phải tu thâm, muốn tu thân phải chính tâm, muốn chính tâm phải thành ý, muốn thành ý thì phải có thực học (cách vật trí tri), một quá trình khổ luyện.

Mỗi công đoạn quản lý vừa nhập vào hoạt động quản lý vừa chi phối chính nó, nhấn mạnh yêu cầu “quản” người ta dùng “quản lý” nói mục đích thì dùng “quản trị”. Mỗi nội dung quản lý có bao nhiêu nhiệm vụ là tuỳ vào sự phân cấp, phân quyền và tầm tư duy của người quản lý nhưng mỗi việc đều phải “hành - thi hành” với yêu cầu “chính - ngay, đúng, trọn, trực - thẳng”. Đã “hành” thì phải “chính”, do đó, “trong khi” và “sau khi” hoạt động, người ta dùng chuẩn để đánh giá quá trình thực hiện công việc - khâu lập chuẩn phải phụ thuộc vào cái “lý” đã chọn ban đầu. Tiếng Hán có hai chữ chính (chánh)không ra đời cùng lúc, chữ trước có nghĩa là “ngay thẳng, khuôn phép, chính đáng, phải, ở giữa”, từ đó tạo ra chữ chuẩn thứ hai với các nghĩa làm cho ngay thẳng, việc quan việc nhà nước,cai trị. Khi Qúy Khương Tử hỏi Khổng Tử về vai trò của “chính” khi “trị nước”, Khổng Tử đáp: “Chữ chính (cai trị ) là do noi chữ chính (ngay thẳng) mà ra, bởi vậy, trị dân là làm cho dân trở nênngay thẳng" - đây được coi là một trong những cách ngôn hay nhất về việc cai trị, điều cần làm cho ngay thẳng trướchết là cái tâm (chính tâm). Trong hệ quản lý, hơn ai hết, chủ thể phải đạt chính tâm, nếu khôngthì khó đạt đến các nhân tố khác (chính trí, chính thuyết, chính trị...), sinh ra bất an (loạn) cho bản thân và cho cả hệ thống - thượng bất chính hạ tắc loạn (thượng - cấp trên chủ thể quản lý).

Từ nguyên của nhóm thuật ngữ liên quan đến lý, trí, quyền...không là vấn đề riêng quốc gia nào. Người Hy Lạp coi “logos" (lý) là quy luật khách quan -nguyên nhân tồn tại và phát triển của vũ trụ theo trật tự vĩ mô bền vững, xã hội loài người muốn đạt trạng thái phát triển bên vững (trị) cần “quản” theo trật tự đúng đắn (chính) của logos. Phạm trù logos tạo ra nhiều từ - log - ical (hợp lý), psychological (tâm lý), logique (hợp lý, luận lý học). Để tư duy, nhà quản trị không chỉ cần thông tin đúng mà còn phải biết sử dụng đúng quy tắc tư duy để xử lý nguồn thông tin đó. “Right” trong tiếng Anh cũng phong phú ý nghĩa như hai từ “chính” trong tiếng Việt ( chính - đúng và chính - cai trị) - các nghĩa đó chính đáng, điều đúng đắn, quyền lực, thẳng, ngay, lý cần phải có, lấy lại cho ngay, lấy lại cho thẳng, chỉnh đốn, uốn nắn, không còn ngả nghiêng... Do vậy, không thể không chú ý đến những ngữ nghĩa liên quan:

R

I

G

H

T

Reason

Idea

ground

High

truth

"Reason: lý lẽ, lẽ phải, lý do, động từ (to reason: lý luận). R ở từ “rig” còn có nghĩa “sắp xếp cho có trật tự” (quản trị).

Idea: mẫu mực lý tưởng (theo Platon), ýniệm của lý trí (Căng), đối tượng trực tiếp của nhận thức (Đ. Cáttơ).

Ground: cơ sở (to prepare the ground for… chuẩn bịcơ sở cho...), nền tảng, lý lẽ, hạ cánh, sự tiếp đất - gắn thực tiễn, căn cứ vào (ground on), đặc biệt, số nhiều(grounds) không là nhiều lý lẽ mà lại là cặn bã, nghĩa động từ (to ground) là mài giũa.

High: tối cao, cao qúy, mạnh mẽ, dũng cảm

Truth: sự thật, chân lý, sự đúng đắn.

“G” của “right” còn ở “growth” - tăng trưởng, phát triển, “great - vĩ đại, cao thượng” - mục đích, yêu cầu của hoạt động quản lý (làm cho dân trở nênngay thẳng). Với từ “law” (luật, phép tắc, quy luật, định luật điều lệ) cũng vậy:

L

A

W

logo

action

wide

Với “action - hành động, bộ máy”, “wide - rộng, lớn, uyên bác, vũ trụ bao la (the wide)”.

Quả thật, cái lý (logos) được coi là chân lý thì không bao giờ là những lý luận suông mà phải được thể hiện hành động (action) thông qua bộ máy (nhân sự, thiết bị) và được thực thi trên phạm vi rộng lớn. Nhà quản trị không chỉ thạo động tác “phất cờ chỉ huy”, mà còn cần tài năng và cả nghệ thuật sử dụng cái lý (tâm lý, pháp lý, thiên lý...) để đưa đối tượng quản lý theo con đường (đạo) phát triển bền vững (trị).

Với quan niệm thiên địa nhân hợp nhất - cá thể thống nhất với môi trường - công chức sẽ chấp pháp với niềm tin vững vàng về sự thống nhất biện chứng giữa pháp lý công vụ với lý tưởng trị nước vàthiên lý. Coi công vụ không chỉ là việc nước (theo công lý) mà còn là thực thi thiên lý để đưa dân vào đường ngay (chính đạo), nẻo sáng (minh đạo), khi tư tưởng thay đổi (thế thiên) hành đạo trở thành lẽ sống thì công chức sẽ thực thi công vụ một cách công minh liêm chính, những công chức thanh liêm luôn sống và làm việc với tinh thần đó.

Khổng Tử coi chính trị, không chỉ là việc Nhà nước, khi được hỏi sao ngài không ra làm quan, làm việc chính trị? (bất vi chính), Khổng Tử đáp: hiếu với cha mẹ, thuận với anh em là thi hành chính trị nơi nhà mình, là làm việc chính trị, đợi chi đến làm quan mới làm việc chính trị - Luận Ngữ. Tư tưởng chính thể hiệnở hành vi làm ra làm, việc gì cũng làm đúng tên (danh), đúng bản chất (thực) để duy trì đúng việc (what), đúng người (who), đúng lúc (when), đúng chỗ (where), đúng mục tiêu và cách thức (how)... vì vậy, thực chất của quản lý là hoạt động nhằm mang lại sự “chính danh" cho hệ thống được quản lý. Do đó, “hành” theo “chính” được thực thi với tinh thần “làm triệt để” (phàm sự triệt để) làm cho nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua với hiệu quả cao. Bởi vậy, quản lý và quản lý hành chính không chỉ là nghiệp vụ, khoa học mà còn là nghệ thuật tinh tế. Do đối tượng quản lý không “đơn danh” (một người có thể vừa là giảng viên, Đảng viên... vừa là vợ, mẹ, dâu, con, một UBND xã vừa chịu sự quản lý của UBND tỉnh (theo địa phương, lãnh thổ) vừa chấp hành sự quản lý của Chính phủ (theo TW, Ngành). Vì vậy, quản lý đòi hỏi sự linh động, sáng tạo để vừa thực hiện mục tiêu quản lý vừa bảo đảm sự phát triển hài hoà của đối tượng quản lý, nói “đặc biệt” còn vì cán bộ công chức vừa là lãnh đạo vừa là công bộc (đầy tớ) của nhân dân - hưởng lượng từ thuế của dân.

Để trị - đưa đối tượng quản lý đến trạng thái “trị”- phải “hành” theo “chính”, “bất chính” thì “tà - lệch”. “Quản”, “hành” mà “bất chính" thì không đạt “trị” mà sẽ gây ra “loạn”. Ngày trước, trẻ được rèn thói quen làm (hành) theo sự ngay ngắn (chính), thấy điều “bất chính” thì không làm - dù điêu ấy bất bình thường (như thấy “chiếu lệch thì không ngồi”: tịch bất chính bất tọa). Vì vậy, ngày nay, thuật ngữ chính trị đáng được dùng cách trong sáng, tránh sử dụng theo kiểu làm chính trị thì phải thế (!?).

Hoạt động

Mục đích - Kết quả

Cai trị

Làm cho dân ngay thẳng

Trạng thái “trị”

Quản

Duy trì ổn định và phát triển của đối tượng quản lý

Quản lý hành chính là làm theo (hành) phép nước (lý) lập luật (lập pháp) và làm theo luật (hành pháp) là điều kiện đạt trạng thái “trị”.

Hoạt động

Yêu cầu

Mục đích - Kết quả

Quản

Trị (ổn định)

Hành

Chính

Nói quản lý hành chính có tính chất pháp lý còn vì yêu cầu của quản lý là“quản” theo “lý” mà cái “lý” được chọn trong quản lý hành chính là pháp lý (pháp) nên quản lý hành chính là sự quản lý theo “pháp” hành pháp. Mặt khác, quản lý là chuỗi hoạt động “hành” theo “chính” để đạt “trị” tính “chính trị” của quản lý hành chính còn thế hiện ở yêu cầu và mục đích của chủ thể quản lý.

Vì vậy, quản lý hành chính là chuỗi hoạt động để đưa đối tượng đến trạng thái mới theo yêu cầu luật pháp (trị), mỗi hoạt động được thực thi (hành) với sự định hướng được chủ thể tin là đúng (chính) - cái đúng ấy thuộc về mục tiêu (lý) đã chọn.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng CSVN nhận định: “Thực trạng kinh tế - xã hội ở nước ta còn 5 mặt yếu kém chủ yếu, nguyên nhân chính là do yếu kém về quản lý và coi quản lý là khâu đột phá” xác định đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh là giải pháp đặc biệt để khắc phục yếu kém đó, coi đổi mới các công đoạn quản lý (hoạch định, thực hiện, kiểm tra, tổng kết) là giải pháp đột phá để thực hiện thành công. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH - HĐH. Từ năm 2002/ Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung Quản lý hành chính Nhà nước thành một học phần chính thức trong chương trình đào tạo ở các Trường sư phạm. Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Sự khác nhau giữa nhà quản lý điều hành và nhà quản lý cao cấp (Top manager/Leader)

    16/12/2005TS. Nguyễn Trường TiếnXác định đúng chức năng và đặc trưng của vị trí quản lý, lãnh đạo sẽ giúp tăng được năng lực chung của tổ chức và đội ngũ nòng cốt...
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Tổng quan về lý thuyết quản lý

    17/10/2005Phạm Quang LêCác lý thuyết quản lý lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản lý với đặc trưng khác nhau. Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có cống hiến nhất định, cung cấp cho các nhà quản lý những kiến giải và phương pháp hữu hiệu (với tư cách là công cụ, phương tiện thay vì là nội dung quản lý)...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Tư duy hệ thống: Quản lý hỗn độn và phức hợp

    27/09/2005Cái mới trong khoa học quản lý là quản lý tình thế hỗn độn và phức hợp, trên cơ sở quán triệt tư duy hệ thống. Nhà khoa học quản lý Jamshid Gharajedaghi cung cấp cho các nhà tổ chức và quản lý, cho giới kinh doanh và đông đảo độc giả những kiến thức cần thiết về tư duy hệ thống, bao gồm triết học hệ thống, các lý thuyết hệ thống và phương pháp luận hệ thống, đồng thời trình bày những ứng dụng cụ thể các lý thuyết nói trên vào việc nghiên cứu và thiết kế một số dự án ở các công ty và các cơ quan chính phủ nhiêu nước, mà bản thân tác giả đã tham gia và có vai trò tư vấn chủ chốt...
  • Thông tin xã hội và vai trò của nó trong quản lý xã hội

    24/08/2005Nguyễn Hữu Đễ (*)Thông tin xã hội có nội dung rất đa dạng và phức tạp. Đối với quản lý xã hội, vai trò quan trọng của nó được thể hiện ở chỗ; Thứ nhất, thông tin xã hội là cơ sở, điều kiện cần thiết để tiến hành quản lý xã hội: thứ hai, tùy theo chất lượng, nó có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm tốc độ phát triển của hệ thống xã hội và cuối cùng, quyết định sự thành công hay thất bại của cả quá trình quản lý xã hội.
  • Ba cách quản lý kém hiệu quả

    29/10/2003Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý hiệu quả? Vấn đề đơn giản là hãy tránh trở thành một nhà quản lý tồi. Một nhà quản lý tồi thường có ba sai lầm không nên mắc phải, đó là trở thành nhà quản lý độc tài, lười biếng và lạm dụng quyền lực...
  • Không thể giải quyết các vấn đề học thuật bằng tư duy hành chính

    23/10/2003Tuyển sinh đại học & cao đẳng (ĐHCĐ) theo phương thức ba chung: Chung đề, chung đợt và sử dụng kết quả chung, đã được thực hiện trong hai năm 2002, 2003. Hiệu quả kinh tế xã hội khá rõ rệt. Ví dụ, theo ước đoán của Bộ GDĐT, sự cải tiến này ở hai khâu đầu có thể bớt lãng phí cho xã hội khoảng 500 tỉ đồng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhiều biện pháp được thực thi, song khâu xử lý kết quả chung, một khâu cuối cùng - giai đoạn gặt hái, rất tiếc lại vượt khỏi sự kiểm soát? Vậy, nguyên nhân thật sự bất cập nằm ở đâu? Điều này rất cần được xem xét một cách nghiêm túc để rút kinh nghiệm cho những kỳ thi năm sau.
  • xem toàn bộ