Bàn về 2 chữ Ý THỨC

[email protected]
07:05 SA @ Thứ Bảy - 23 Tháng Mười Một, 2013

Danh từ Ý thứctên tiếng Anh là: Consciousnessvới nghĩa để chỉ trạng thái tỉnh táo hay tất cả những tư tưởng, suy nghĩ, cảm nhận của một người hay một số người ý thức. Như vậy có thể hiểu rằng Ý thức hoàn toàn mang tính chủ động, chủ quan của một cá nhân hay một tập thể con người.

Thực tế thì Ý thức luôn đứng trước một cụm từ như: Ý thức trách nhiệm, Ý thức xã hội, Ý thức công dân, Ý thức trách nhiệm với cha mẹ và con cái, Ý thức chấp hành pháp luật…

Quan sát cuộc sống chúng ta thấy, hàng ngày có rất nhiều người: vứt xả rác bừa bãi, đi xe ngược chiều, vượt đèn đỏ, đánh chửi nhau, phóng uế bừa bãi…..được cho là vô ý thức, thiếu ý thức.

Như đã trình bầy ở trên và theo quan điểm cá nhân thì đây không phải là những hành động vô ý thức hay thiếu ý thức mà là có và có thừa ý thức.

Ta dễ dàng nhận thấy rằng: ở những nơi có ghi bảng cấm đổ rác, cấm phóng uế thì ngay dưới đấy là đống rác to tướng hoặc thường xuyên “vũng nước”, tại ngã tư đường nếu có cảnh sát giao thông thì không thấy ai vượt đèn đỏ hay đi ngược chiều cả, đang đánh nhau mà thấy có công an đến là tự động chạy biến mất…..còn và còn nhiều những ví dụ tương tự đang xẩy ra hàng ngày hàng giờ, và hình như xuất hiện ở rất nhiều nơi?

Suy rộng ra: vẫn những con người ấy mà cho đi du lịch Singapore chẳng hạn, thì chắc chắn là không dám “ có thừa ý thức” như thế, bởi vì họ không đủ can đảm làm và không đủ tiền nộp phạt ( của đau con xót mà!).

Vậy có thể thấy rằng ý thức của những con người ấy là khá cao, chỉ có điều họ đã cố tình hành động thiếu ý thức mà thôi.

Thử đi tìm nguyên nhân của việc “ có thừa ý thức”. Theo tôi có một số nguyên nhân như:

  • Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lại bị ảnh hưởng sâu sắc của chế độ phong kiến thống trị.
  • Công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt nhiều năm liền.
  • Việc giáo dục Ý thức chưa được quan tâm đúng mức và nặng về lý thuyết, giáo điều.

Hai nguyên nhân đầu thì chắc ai cũng biết, tôi xin được đi vào nguyên nhân cuối cùng đó là: Việc giáo dục Ý thức chưa được quan tâm đúng mức và nặng về lý thuyết, giáo điều.

Chúng ta điều biết, nói đến ý thức nghĩa là nói đến con người vì chỉ có con người mới có ý thức, mà con người là tổng thể của các mối quan hệ trong xã hội, là động lực thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của xã hội, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.

Việc giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự nhiên…..là điều vô cùng quan trọng, mang tính chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Người xưa có câu: “ Dạy con từ thuở còn thơ,…”, việc giáo dục ý thức cũng đòi hỏi chúng ta phải bắt đầu từ rất sớm. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về việc người Mẹ khi mang thai cần ăn, uống, vận động như thế nào, nghe nhạc gì…..để có những ảnh hưởng tích cực đến thai nhi.

Giáo dục cơ bản bao gồm 2 phần : Lý thuyết và Thực hành. Phần thực hành được xem là những sự vật, hiện tượng, những công việc cụ thể hay nói nôm na là người thật, việc thật. Xét ở khía cạnh giáo dục ý thức, tôi thấy yếu tố “ Người thật, việc thật” là quan trọng hơn. Người thật, việc thật ở đây chỉ những bậc làm cha, làm mẹ, làm thầy, những người đi trước phải luôn là tấm gương về ý thức trách nhiệm trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày để con em mình và các thế hệ sau noi theo.

Con người ta sinh ra và lớn lên đều chịu sự tác động của giáo dục. Đó là giáo dục gia đình ( ông, bà, cha, mẹ…) và giáo dục xã hội ( trường, lớp…). Bằng những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc cùng với sự giáo dục dần dần con người ta mới hình thành được ý thức.

Hai khái niệm "nhận thức" và "ý thức" là cụ thể hoá những việc từ đơn giản cho đến phức tạp. Từ nhận thức đến ý thức là cả một quá trình phát triển về tư duy, quá trình tác động của các giá trị tư tưởng, quá trình hấp thụ những giá trị về tinh thần của thế giới quan, bắt đầu từ cảm nhận..... nhận biết..... ý thức..... và hành động.

Việc thiếu quan tâm đến giáo dục, trong đó có giáo dục ý thức đã và sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp, băng hoại của đạo đức con người. Những ngày đầu tháng 11, nhìn cảnh người dân thủ đô Hà Nội vật lộn với cơn “ Đại hồng thủy”, ai trong chúng ta không thấy chạnh lòng, nhưng điều làm cho chúng ta thật sự đau lòng, là việc có một số người đã lợi dụng tình cảnh khó khăn đó để bắt chẹt những người trong cơn hoạn nạn bằng cách làm tiền trắng trợn, tăng giá vô tội vạ. Liệu những đồng tiền bất nhân, bất nghĩa đó có làm cho họ khá giả lên chăng?

Những con người đó đã hành động hoàn toàn có ý thức, họ đã cố tình quên ( hay chưa được nghe?) những câu ca dao từ xưa để lại: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “ Lá lành đùm lá rách” và còn biết bao câu ca dao, tục ngữ mang nặng tình người khác nữa.

Giáo dục ý thức trách nhiệm để sống và làm việc là một khâu rất quan trọng trong công cuộc trồng người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người”, việc giáo dục ý thức cho con người cần phải có thời gian dài, với sự tham gia của mọi người, mọi nhà, thuộc mọi thành phần và tầng lớp xã hội khác nhau.

Nhưng trước hết, mỗi một “người lớn” chúng ta hãy tự kiểm tra, xem xét lại bản thân mình, hãy kiên quyết đấu tranh và phê phán những hành vi “có thừa ý thức”, xứng đáng là tấm gương sáng về ý thức trách nhiệm trong cuộc sống để cho các thế hệ con cháu học tập và noi theo.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cần ý thức về sự thiêng liêng của hai chữ “con người”

    17/12/2015Nhà nghiên cứu Vương Trí NhànViệc các cơ quan chức năng liên tục phát hiện các phi vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; gian lận trong kinh doanh xăng dầu; “trộm” cước taxi… trong thời gian gần đây, thực sự không chỉ là bài học về công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành. Nó còn gợi lên một chủ đề rất đáng suy nghĩ: phải chăng, người Việt đang lâm vào một thời kỳ suy thoái/ xuống cấp về văn hóa – như nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn nhìn nhận?
  • Ý thức làm chủ

    02/12/2015Nguyễn Tất ThịnhĐứng trò chuyện cùng với vài người bạn đồng niên, bác tỏ vẻ bức xúc với cách tổ chức mang tính phong trào, xô bồ, về sự thiếu ngay ngắn, trang trọng cần thiết của nhiều người đến dự mittinh. Những cái bắt tay hời hợt, những cử chỉ, dáng người ngả ngốn, những cái ngáp dài, những sự đi lại nhốn nháo, những tiếng điện thoại di động cất lên đây đó...
  • Ý thức xã hội: ý thức của cá nhân công dân

    28/05/2007Nguyễn Ngọc ĐiệncóÝ thức xã hội được hiểu là nhận thức của một công dân điển hình về sự cần thiết của việc cư xử đúng mực trong quan hệ xã hội. Sự đúng mực trong cư xử được đánh giá dựa vào một hệ thống chuẩn mực khách quan, được xã hội thiết lập để chi phối thái độ sống của các thành viên, nhằm bảo đảm cho các quan hệ xã hội diễn ra trong vòng trật tự.
  • Vấn đề tội phạm xét xử từ lý luận về ý thức xã hội

    09/05/2007Đặng Thái GiápTội phạm là một hiện tượng xã hội mang tính chất hình sự - pháp lý, có nguồn gốc và nguyên nhân từ xã hội. Mặt khác, tội phạm là một phạm trù lịch sử, nó gắn liền với Nhà nước và giai cấp.
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Người trẻ nhưng ý thức đừng… trẻ

    21/12/2006Thanh Thu... có những câu chuyện nhỏ nhưng lại không hề nhỏ... Kể để nhắc nhau, để thấy rằng người trẻ học kiến thức ở trường, nhưng cũng đừng quên học ý thức, học phép lịch sự. Người trẻ đấy, nhưng ý thích đừng...trẻ!
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Tác động của dư luận xã hội đối với ý thức pháp luật

    30/08/2006Ngọ Văn NhânTrước khi có sự xuất hiện nhà nước, pháp luật và cùng với đó là ý thức pháp luật, những yếu tố tham gia định hướng và điều chỉnh ý thức, hành vi xã hội của con người lại chính là đạo đức, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng... đặc biệt là dư luận xã hội...
  • Kém ý thức pháp luật vì... “quen” phản kháng ngoại xâm!

    17/10/2005Doãn PhươngBáo Tiên phong trích Tổng thuật các tham luận Hội thảo đưa ra 7 khuyết tật của người Hà Nội. Thử đọc mà giật mình về khuyết tật thứ 6: "Lịch sử hơn ngàn năm chống ách đô hộ nước ngoài tạo nền trong tính cách người Hà Nội một tinh thần phản kháng, chống lại những quy định và chính sách mà ngoại bang áp đặt, từ đó hình thành thói quen không tuân thủ pháp luật, coi trọng luật tục hơn luật pháp, chưa định hình một lối sống theo pháp luật"...
  • Tìm hiểu bản chất của ý thức

    12/10/2005GS. Đoàn Xuân MượuTừ khi loài người hình thành, tiến hóa, biết lao động kiếm sống, ý thức phát triển song song với khả năng giao tiếp, ngôn ngữ. Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều triết thuyết của phương Đông và phương Tây bằng con đường minh triết và duy lý, về quá trình phát sinh của ý thức...
  • xem toàn bộ