Bây giờ… trở lại ngày xưa

12:00 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Hai, 2007

Câu thơ Baogiờ trở lại ngày xưa(không rõ tác giả) làm nhiều người nhớ không kém gì câu Ôi thời oanh liệt nay còn đâu(của Thế Lữ trong Nhớ rừng) hay Đẹpvô cùngTổ quốc ta ơi(của Tố Hữu trong Ta đi tới), cho dù nó (câu Bao giờ trở lại ngày xưa)chỉ mang một nội dung theo một quan niệm cũ mèm: Hiện tại thì chán chường, tương lai thì chưa rõ, chỉ có quá khứ là tốt đẹp thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn phải nói thêm rằng: Những gì thuộc về quá khứ mà tốt đẹp thì chúng ta phải giữ gìn, tôn cao theo lối ôncố tri tân(học cũ để biết mới). Nếu không chúng ta sẽ phải trả giá. Điều này đã được Gamzatốp viết trong Đaghestan của tôi (đại ý): Nếu bạn bắn quákhứ bằng súnglục, tương laisẽ bắn bạn bằng đại bác.

Người viết bài này, đã không ít lần nghe nhiều người cao tuổi chép miệng: Phở bây giờ ra gì, giò chả bây giờ ra gì nếu so với ngày xưa... và nhiều thứ nữa so với ngày xưa. Và tôi thực sự không tin điều đó. Bởi vì tôi biết rất rõ: Ngày xưa, rất nhiều người không được ăn phở, ăn giò chả... nhiều như bây giờ. Mà một khi đã ăn ít thì nhớ lâu, nhớ dai đến mức nhớ đời nữa. Còn một khi đã ăn nhiều đến mức nhàm chán, thì còn ai nhớ làm gì nữa.

Cũng như nhiều người, thời tôi mới lớn (vào những năm 60 của thế kỷ trước), cái việc được ăn phở, được ăn giò chả được coi là những "sự kiện lớn". Lâu lâu mới được ăn một, hai miếng giò mà gió có thể thổi bay. Vì giò chả được đánh giá cao hết mức nên hễ có ai đi ăn cưới về khoe: Hôm nay được cắn giò ngập răng, thì phải hiểu ngay rằng: Đám cưới này được đánh giá rất cao. Và khi nào ốm, may ra mới được ăn một bát phở để bồi dưỡng và thêm điều kiện...chữa bệnh. Vào dịp tết nhất mà được ngửi mùi táo Tàu thôi, đã thấy thỏa mãn cái tâm lý bần cố nông lắm rồi. Tóm lại, rất nhiều thứ đã trở thành quen thuộc, bình dân như bây giờ lại được coi là xa xỉ phẩm thôi ấy.

Đọc một câu trong Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam viết về cái sự thưởng thức bún chả: Mùi thịt nướng bay lên như một nỗi nghi ngờhay chấm miếng chả vào bát nước mắm sao cho nó thấm nhuần hương vị,tuy thấy hay thì hay thật, thi vị thì thi vị thật, nhưng vẫn thấy thương các cụ thời ấy sống khổ sống sở quá và quý miếng ăn quá. Hay khi đọc một vài bài viết của Nguyễn Tuân mới thấy hồi ấy các cụ chỉ biết có bia chai Trúc Bạch, cho nên luôn coi bia Trúc Bạch là hạng nhất. Cái gì quá hiếm cũng sinh quý, là thế! Chứ ở thời buổi bia nhiều như quân Nguyên và cạnh tranh dữ dội với nhau như sóng biển trào dâng này như bây giờ, hình như bia Trúc Bạch - một loại bia mà cụ Nguyễn từng ngợi ca, đã biến khỏi thị trường không kèn không trống từ lâu rồi. Tôi không có ý chê ai, chê cái gì...chỉ nêu lên cái thực tế: Hồi ấy, chúng ta chẳng có gì để mà lựa chọn, so sánh như bây giờ được.

Bao giờ trở lại ngày xưa? Khỏi phải mong ước thì có khối cái trong xã hội đã trở lại ngày xưa rồi.

Ở nông thôn, ruộng đất lại chia ra, đâu có hợp lại như thời hợp tác hóa nông nghiệp. Rồi cái cảnh con trâu đi trước, cái cày theo sau lại lặp lại ở thành phố, người ta lại nuôi con sen, con ở như xưa nhưng thay cách gọi là người giúp việc hoặc ôsin cho tân thời. Rồi các hình thức kinh doanh tư nhân một thời bị cấm cửa thì nay được khuyến khích mở cửa thả phanh. Chẳng ai nghĩ Bà chủ này, ông chủ nọ đã và đang bóc lột nhân công mà lại nghĩ đã tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người.

Có một thời rất dài, xã hội rất coi nhẹthành phần "thương" và xếp "thương" ở vị trí chót bảng trong câu sĩ - công - nông - thương. Đến nay, "thương" ngày một được đề cao. Bằng chứng là cả xã hội đang tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp, coi doanh nhân, doanh nghiệp là một động lực để thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế thị trường.

Bao giờ trở lại ngàyxưa? Trong trường học, người ta quay lại và đề cao lời dạy của các bậc thánh hiền: Tiên học lễ hậu học văn và học sinh lại xưng con với thầy (thay vì xưng em với thầy) như xưa.

Mới đây, trong một lần xuống làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chính ông Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: "Để xây dựng và phát triển giáo dục, phải chọn được những người ưu tú làm thầy, cô giáo, chọn được những Sinh viên giỏi vào học sư phạm".

Tiếp nhận thông tin này, tự dưng tôi lại nhớ đến một thời chúng ta rất coi thường ngành sư phạm. Chẳng thế mà vào những năm 60, trong học sinh, sinh viên thường rỉ tai nhau một câu thành ngữ nghe thật thực tế và có phần chua chát: Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm. Đã có không ít học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 (phổ thông trung học hiện nay) vì thành phần xấu (thành phần tư sản, địa chủ chẳng hạn, theo quan niệm thời đó) bị ấn vào học ngành sư phạm. Ngày ấy, người ta quá coi thưởng vai trò của người thầy, vai trò của những cái máy cái trong guồng máy sư phạm. Đây là những sai lầm mang tính chất chiến lược.

Không phải là vào những năm ấy mới có quan niệm ấy. Mà cách đây chỉ 6 -7 năm thôi, tôi có một người cháu quê ở Nam Định, vì nhà quá nghèo, mà phải theo học ngành sư phạm. Nếu kinh tế gia đình cháu tôi khá giả hơn, chắc chắn cháu tôi sẽ theo học ngành khác. Đó là lời kể của anh NguyễnVăn Chương-một người đang công tác tại một tờ báo ở Nội.

Anh Nguyễn Văn Chương tiếp tục đặt ra câu hỏi: "Tại sao chúng ta không thu hút người tài vào ngành sư phạm từ rất sớm như nhiều nước văn minh, hiện đại trên thế giới? Tại sao chúng ta không thu hút họ thông qua cơ chế, chế độ, điều kiện kèm theo? Còn trường hợp của cháu tôi, chẳng qua là vì cực chẳng đã, nó mới trở thành thầy giáo dạy phổ thông trung học như bây giờ. Các cụ đã dạy không thầyđố mày làm nên,tại sao chúng ta không chịu nhở điều đó nhỉ"?

Một nhà báo nói với tôi: "Xã hội văn minh là xã hội tôn trọng con người và những quyền lợi của con người. Thước đo của nó là sự minh bạch, sự trung thực đến tận cùng. Con người ở xã hội phát triển là con người có nhiều sự lựa chọn nhất, cá nhân được phát triển nhiều nhất và cũng là những người chịu trách nhiệm trước bản thân mình từ những hành vi bình thường nhất. Trong giáo dục cũng vậy. Càng lớn lên, tôi càng thấy thấm thía lời dạy của cổ nhân “tôn sư trọng đạo”.

Xa xưa, người phương Tây có câu: Ngã từ đâu thì đứng lên từ đó.Lời dạy nàynghe tuy thật giản dị mà sâu sắc biết bao. Theo tôi, ngành sư phạm của chúng ta đã từng bị ngã và giờ đây, họ sẽ phải đứng lên từ cái chỗ ngã ấy.

Muộn còn hơn không!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa truyền thống Đông Á: có hay không các giá trị nhân quyền?

    18/08/2018Vũ Công GiaoBực tức trước việc các quốc gia Châu Á đề cao và khẳng định các giá trị nhân quyền trong truyền thống văn hoá của châu lục, gần đây, một số người phương Tây đã chỉ trích rằng, văn hoá truyền thống ở phương Đông nói chung, ở Đông Á nói riêng chủ yếu bao hàm những tư tưởng độc tài, phi dân chủ, tàn bạo mà không hoặc chứa đựng rất ít những giá trị nhân quyền...
  • Truyền thống

    24/04/2018Nguyễn Trần BạtMột đất nước mà không có truyền thống, không có lịch sử, không có những giá trị vĩnh hằng thu không thể có hiện tại, càng không thể có tương lai. Tuy vậy, vai trò của truyền thống trong quá trình phát triển của quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang cải cách thể chế, luôn luôn có tính hai mặt....
  • Tính truyền thống và yêu cầu đổi mới trong thiên niên kỷ tới

    15/05/2016Lê Đăng DoanhChúng ta có nhiều đức tính để đón nhận sự thay đổi rất nhanh chóng khi bước vào thiên niên kỷ của sự sáng tạo và đổi mới, nhưng cũng rất rõ ràng là chúng ta cần xây dựng một tương quan lành mạnh giữa truyền thống với hiện đại, trong đó truyền thống phải tạo cơ sở để tiếp nhận cái mới, những tinh hoa của văn minh nhân loại.
  • Văn hoá và Quá khứ

    26/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là sản phẩm của quá khứ. Nhưng không phải bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ, bất cứ cái gì từng xuất hiện trong quá khứ đều thuộc về văn hoá, mà chỉ có những gì mang tính kế thừa một cách có hệ thống mới trở thành văn hoá. Quá khứ càng dài, càng phong phú thì vốn văn hoá càng lớn, càng đa dạng...
  • Quá khứ và tương lai trò chuyện

    31/12/2006Nguyễn Thị Giông DàiQuá khứ này, anh là kẻ bạc tình bạc nghĩa, một đi không trở lại thế mà người ta lại luôn nhớ về anh. Trong khi tôi đầy khát khao, mong đợi, ngóng chờ thì vẫn chỉ bị coi như một khái niệm. Bí quyết của anh là gì vậy?
  • Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

    01/01/1900Lê Ngọc AnhBên cạnh những người vẫn giữ được lòng hiếu thảo với cha mẹ, vượt lên khó khăn, sống có hoài bão, đã xuất hiện lối sống thực dụng, phóng đãng, xem nhẹ hoặc không còn biết đến lòng hiếu thảo là gì. Cũng đã có không ít người vội quên đi cuộc sống vất vả, khó khăn nơi thôn dã mà trước đó ít lâu họ đã nếm trải để chạy theo lối sống phung phí tiền bạc, lạnh lùng, thậm chí coi thường và xa lánh nhưng người có cuộc sống hiện còn nghèo khó.
  • Vấn đề khai thác các giá trị truyền thống vì mục tiêu phát triển

    18/11/2006Nguyễn Trọng ChuẩnVấn đề truyền thống và khai thác các giá trị truyền thống nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển, là vấn đề mà các quốc gia luôn đặt ra trong chiến lược của mình. Điều này hoàn toàn tự nhiên, bởi người ta không thể chỉ trông chờ vào truyền thống, dựa vào một mình truyền thống để thúc đẩy xã hội đi lên, để hiện đại hoá đất nước, nhưng người ta cũng sẽ không thể phát triển đất nước một cách thuận lợi được nếu như truyền thống bị phủ định, nếu như truyền thống không có vai trò gì đối với hiện tại...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • xem toàn bộ