Bệnh vô cảm
Sếp tôi hay nói nửa đùa nửa thật với cácnhân viên, đại ý rằng có một số nhân viên trong nhiều trường hợp đã vô cảmtrước những sự việc, hiện tượng bức xúc xảy ra ngoài xã hội, ngoài cộng đồng vàxem nó như trách nhiệm của ai đó, ở cơ quan nào đó chứ không phải liên quan tớinghề nghiệp của mình.
Sếp nói đúng nhưng cũng hơi oan cho anh em nhân viên chúng tôi, bởi ngoài xãhội bây giờ hình như vô cảm đã sinh thành bệnh, trở thành dịch, lây lan khánhanh thì phải. Em bé đụng vào cột điện lúc trời mưa ngập nước trên đường bịtrụ điện “giết” chết; một đứa bé hát rong khác thì sụp xuống hố ga mà ai đó"quên" đậy nắp lại sau khi thi công, cũng chết.
Miệng cống thoát nước thì không có lưới che chắn rác, nước mưa làm cuốn chếtmột đứa bé, hay chuyện người đàn ông đi xe đạp sụp xuống hố cống cũng bị nướccuốn chết, xe taxi thì bất ngờ sụp xuống miệng hố mọc bất thình lình trên đườnghay trời mưa cây xanh bất ngờ ngã đổ đè bẹp xe ô tô, xe máy…
Quá nhiều những tai nạn đã xảy ra, quá nhiều những câu chuyện thương tâm nhưtai bay vạ gió xảy đến người dân khi đi trên đường được báo chí đăng tải và dưluận bức xúc, ai cũng nghĩ trong đầu biết đâu ngày nào đó tới lượt mình.
Thế nhưng, em bé hát rong bị sụp hố ga chết, hay người đi đường va xuống lổthủng to tướng bất thình lình mọc trên đường nhưng người dân không thấy ai lêntiếng nhận trách nhiệm, thậm chí báo chí phỏng vấn thì đùn đẩy cho nhau. Điệnrò rỉ và giật chết em bé thì nghe đâu chỉ có một ông nào đó bị kỷ luật còn hàngtá vụ tai nạn thương tâm nhưng không hề thấy ông lãnh đạo ngành giao thông, ônglãnh đạo khu quản lý đường bộ… nhận trách nhiệm về mình.
Hai chiếc xe ô tô va nhau gây tai nạn trên đường thì công an giữ xe và điều trangay để xác định lỗi vi phạm, thậm chí khởi tố vụ án nếu có thiệt mạng. Nhưngnhững tai nạn thương tâm như đã nói, hiếm khi có ai nghe nói cơ quan công anvào cuộc, xem ai và cơ quan nào thiếu trách nhiệm để xảy ra cơ sự nói trên, vìsuy cho cùng, nó cũng là hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.Cũng chẳng một cơ quan có chức trách nào nói cho dân rõ là có nên kiện không,kiện ai và kiện như thế nào?
Có lẽ, mấy cơ quan đó cũng như sếp tôi hay nói đùa là căn bệnh vô cảm, cứ nghĩđó là chuyện của ai đó, cơ quan nào đó chứ không liên quan tới mình. Ông quảnlý giao thông thì nói ông chủ đầu tư dự án, ông chủ dự án thì đổ ông thi công,ông thi công thì nói đã làm xong, phủi tay… Một tờ báo đã ví những lổ thủngtrên đường đã gây tai nạn là “lỗ thủng trách nhiệm”. Đúng nhưng chưa đủ. Tráchnhiệm của cơ quan nào đó thì họ có thể vô cảm, có thể quên, nhưng quyền củangười dân thì người dân phải đòi.
Xã hội ta có lắm đoàn thể, lắm cơ quan bảo vệ, bênh vực cho quyền và lợi íchchính đáng của dân. Nhưng trẻ em chết vì tai nạn trên đường thì cũng chẳng thấycơ quan bảo vệ bà mẹ trẻ em lên tiếng, rồi Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và hàngtá những hội, đoàn mà mục đích của nó khi thành lập là có tiêu chí bảo vệ, bênhvực cho quyền lợi cho hội viên của mình. Họ ở đâu vào những lúc như thế này,hay họ cũng vô cảm, cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của ngành giao thông?
Họ cũng “quên” đòi quyền lợi. Quyền của mình, của hội viên của mình mà mìnhkhông đòi thì thử hỏi làm sao những người có trách nhiệm lại không “quên”.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015