“Biên bản” một cuộc họp của Medvedev

Theo Vzglyad và Interfax
11:33 SA @ Chủ Nhật - 07 Tháng Mười Một, 2010
Xem thêm:

Hoạt động của Chính phủ Nga từ lâu đã không còn là đề tài khó đối với truyền thông nước này. Dưới sự quan sát của báo chí, hoạt động này không mang tính hình thức mà thật sự lý thú, chẳng hạn tại một phiên họp mới đây do Tổng thống Dmitry Medvedev chủ trì.


Lúc đầu phiên họp chung của Hội đồng quốc gia và Ủy ban tổng thống vềhiện đại hóa và phát triển công nghệ của nền kinh tế Nga diễn ra bìnhthường. Sau khi Tổng thống Medvedev phát biểu khai mạc, cuộc họp diễnra trong không khí tĩnh lặng truyền thống, thậm chí còn u sầu, theo ghinhận của tờ Vzglyad.


Tổng thống D. Medvedev (thứ hai từ trái sang) yêu cầu các thành viên cuộc họp phải tập trung - Ảnh: LifeNews

50% sinh viên tốt nghiệp bảo đảm... thất nghiệp!

“Việc đào tạo chuyên gia phải được tiến hành có tính tới yêu cầu của nền kinh tế trong điều kiện hiện đại hóa. Tức là cần một đơn đặt hàng rõ ràng: cần bao nhiêu chuyên gia, trình độ nào và trong khuôn khổ cả nước thì cần mức độ nào. Đáp án cho câu hỏi này sẽ do nhà nước cùng các cộng đồng doanh nghiệp đưa ra” - ông Medvedev nói. Để minh họa, tổng thống kể về chuyến thăm một trong những trường kỹ thuật chuyên nghiệp nổi tiếng của thành phố Tomsk, nơi đào tạo các kỹ thuật viên phục vụ hệ thống các đường ống dẫn (dầu, khí đốt) của nước Nga.

“Tôi quan sát các học viên. Một đồng chí làm tôi để ý. Một bác (*) tầm 27, hay có thể 29 tuổi, ngồi đó. Tôi hỏi ông ta làm gì ở đây và ông ấy đáp: “Học. Tôi có bằng đại học rồi nhưng nó vô ích. Đã lớn tuổi rồi nhưng tôi vẫn muốn học trường nghề. Bởi khi tốt nghiệp, tôi có thể kiếm được đồng lương bình thường nuôi sống bản thân và gia đình - ông Medvedev nói tiếp - Đấy là một thí dụ rõ ràng cho thấy chúng ta chi tiền không hợp lý cho việc đào tạo chuyên gia. Người ta lúc đầu học đại học, để rồi bỏ đi và học một thứ hoàn toàn khác”.

Phòng họp sôi động lên sau phát biểu của doanh nhân Mikhail Prokhorov, thành viên Ủy ban tổng thống về hiện đại hóa. Prokhorov khái quát: “Hiện nay chúng ta đào tạo 70% người tốt nghiệp đại học, 20% trình độ trung học và 10% trình độ tiểu học. Trong khi nhu cầu là 80% trình độ tiểu học và trung học, 20% trình độ đại học. Tức hơn 50% sinh viên tốt nghiệp đại học bảo đảm... thất nghiệp”.

Ông Prokhorov còn nhận định thêm rằng hình ảnh của tầng lớp công nhân Nga hiện nay, được hình dung trên báo chí Nga, “chẳng khác nào Ravshan hay Dzhamshud (**), không thể nào giúp nâng cao uy tín của tầng lớp này trong xã hội Nga”.

Tổng thống Medvedev đồng tình: “Phải thừa nhận là uy tín của nghề công nhân hiện nay rất thấp. Cần một kế hoạch có tính hệ thống không chỉ trong việc thành lập các trường kỹ thuật chuyên nghiệp hiện đại, sách giáo khoa hay phát triển các kỹ năng nghề nghiệp, mà còn cả với các phương tiện truyền thông đại chúng. Hình ảnh giai cấp công nhân không được ngu ngốc, mà phải hiện đại. Thế nhưng những gì chúng ta thấy hiện giờ thật chua xót”.

Báo chí Nga tường thuật tiếp: “Thống đốc vùng Volgograd quyết định chụp lấy phát biểu của tổng thống về việc báo chí và điện ảnh phải thay đổi hình ảnh giai cấp công nhân. Ông này nhắc mọi người về thời Xô viết, khi các bộ phim về thợ lắp máy và thợ mỏ đã giúp các ngành nghề này trở nên nổi tiếng, thu hút lượng lớn thanh niên theo học. Tuy nhiên, tổng thống Nga không tiếp thu mách nước này của ngài thống đốc.

Ông đáp lại, cũng bằng cách nhắc về một bộ phim thời Xô viết mang tên Giải thưởng, kể về những người lao động có lương tâm đã không chịu nhận số tiền thưởng mà họ không xứng đáng được nhận. Và như thế, tổng thống một lần nữa nhắc các thành viên cuộc họp rằng đã tới lúc chấm dứt tài trợ cho những đại học đào tạo các chuyên gia không cần thiết cho thị trường lao động”.

Thống đốc vùng Kirov Nikita Belyh đồng thời là một blogger nổi tiếng

Từ thế giới thực lên... không gian điều khiển

“10 đến 15 người trong Hội đồng quốc gia ngồi với iPad. Còn hồi trước thì họ đi họp với sổ tay. Các tốc ký gia!...”.



Ông NIKITA BELYH
(thống đốc vùng Kirov)

Cuộc họp trở lại trong không khí trầm tĩnh, cho đến phát biểu của thống đốc vùng Tomsk Viktor Kress. Ông Kress cảm ơn ý tưởng của ông Medvedev về việc thành lập các trường trung học tổng thống. Ông này vừa phát biểu xong thì tổng thống Nga buột miệng: “Đấy, bây giờ Nikita Yurievich Belyh (thống đốc vùng Kirov - ND) lại viết trên Twitter, có vẻ như ông ta chẳng có gì để làm trong cuộc họp”.

Dừng lại một phút, ông Medvedev quyết định công khai nội dung Belyh vừa đưa lên mạng: “Ông ấy viết là ý tưởng thành lập các trường trung học tổng thống không phải là của tổng thống, mà là của ông ta”. Rồi ông Medvedev châm chích: “Tôi hoàn toàn đồng tình. Đúng là ý tưởng thành lập trường trung học nghề tổng thống là của ông ấy (Belyh) chứ không phải của tôi. Nhưng không phải vì vậy mà nó tệ hơn”.

Thì ra nhiều thành viên trong khóa họp, các thống đốc vùng lẫn các quan chức Kremlin, đang đóng hai vai cùng lúc: vừa là một thành viên của cuộc họp, vừa là một công dân mạng; vừa họp vừa viết bình phẩm lên mạng xã hội Twitter từ các iPhone của mình.

Do ý tưởng thành lập trường nghề tổng thống là của Belyh nên khi thống đốc Kress “cảm ơn nhầm” tổng thống, Belyh đã phật ý và gửi comment tới địa chỉ Kress: “Này, Kress, ý tưởng đó không phải của ông ấy mà là của tớ nhé”. Comment này đã được trợ lý tổng thống Arkadi Dvorkovich “bắt” được và “rò rỉ” cho ông Medvedev.

Tình hình không dừng lại mà tiếp tục phát triển. Thống đốc vùng Permsk Oleg Chirkunov viết trên Twitter: “Tổng thống đã dẫn comment của Nikita Belyh tại cuộc họp Hội đồng nhà nước”. Ngay lập tức, thống đốc vùng Ivanov Mikhail Men đáp lại thống đốc Permsk: “Vậy là @NikitaBelyh sẽ có thêm khối follower nhé!”.

Ngài Belyh, mặc tổng thống chỉ trích, tiếp tục viết trên Twitter: “Công lý đã được khôi phục (ám chỉ tổng thống thừa nhận ý tưởng lập các trường trung học tổng thống là của chính Belyh)”, và trách trợ lý Dvorkovich đã “rò rỉ” thông tin cho tổng thống: “Đấy là một phần của xã hội thông tin thôi”. Arkadi năn nỉ Belyh: “Đừng rủa tôi nhé. Điều này chỉ giúp làm sinh động cuộc họp thêm. Sẽ không có hậu quả nghiêm trọng”...

Theo tính toán của Itar Tass, chỉ trong một giờ họp, thống đốc vùng Kirov đã kịp đưa ra hàng chục ghi chép lên nhật ký điện tử của mình. Tức cứ mỗi năm phút ông lại viết một bình phẩm nào đó, không bỏ qua bất cứ chi tiết thú vị nào của cuộc họp. Chẳng hạn, đầu cuộc họp ông viết: “10 đến 15 người trong Hội đồng quốc gia ngồi với iPad. Còn hồi trước thì họ đi họp với sổ tay. Các tốc ký gia!...”.

Đứng thứ hai sau Belyh chính là trợ lý Arkadi Dvorkovich, người đưa năm comment lên Twitter trong suốt thời gian họp. Trong khi đó, thống đốc Tver có vẻ tập trung vào cuộc họp hơn cả khi chỉ ghi một dòng ngay đầu phiên họp: “Các khu vực cần phải có ít nhất một trường trung học tổng thống. Tôi ủng hộ cần nâng cao uy tín việc đào tạo công nhân kỹ thuật”.

Vzglyad nhận xét: “Lần đầu tiên, việc các thống đốc đưa ra các comment riêng trên mạng xã hội đã chuyển từ lượng sang chất. Các blogger cấp cao đã kịp đọc lẫn nhau và tham gia tranh luận. Bất kỳ cư dân mạng nào cũng có thể theo dõi cuộc đấu khẩu này”.


Trợ lý tổng thống Arkadi Dvorkovich, người đã “rò rỉ” cho tổng thống nội dung Belyh viết - Ảnh: Itar Tass

Chuyện sau 18 giờ

Tường thuật của Diễn đàn Nga (http://www.dpni.su/forum/showthread.php?p=47844): Cuộc họp ngày 31-8 không dừng lại ở đó. Thống đốc Belyh đã trở thành nạn nhân của hiện đại hóa tại phiên họp cũng của Ủy ban tổng thống về hiện đại hóa. Sau cuộc họp, Belyh chia sẻ:

- “Sau sự kiện đó, người ta cắt Internet (tại cuộc họp) của tôi. Vì thế tôi không thể tiếp tục (viết trên Twitter), mà cũng không muốn tiếp tục”.

- “Tại sao tôi lại làm thế à? Là bởi tôi đã đọc báo cáo của Viktor Kress trước rồi, nó đã được in và phát trước buổi họp - Belyh bào chữa - Rồi bất ngờ tôi thấy Dvorkovich đưa một mẩu giấy cho tổng thống, và tổng thống đã phục hồi sự công bằng lịch sử, tôi cho là vậy!”.

Cần nói thêm là sau 18 giờ, tức khi các cuộc làm việc kết thúc, Tổng thống Medvedev, một lãnh đạo nổi tiếng say mê công nghệ thông tin, đã trả lời Belyh cũng trên Twitter: “@NikitaBelyh, vâng, đúng như những gì diễn ra là một phần của xã hội thông tin, nhưng cái chính là ông không nên để chúng chi phối khỏi công việc, đúng không?”.


Nội dung trao đổi của Belyh trên Twitter - Ảnh: dpni.su

__________

(*): Các trường dạy nghề ở Nga thường dành cho học sinh ở độ tuổi 14, 15. Vì thế ông Medvedev mới gọi mỉa mai học viên 27 tuổi là... bác!
(**): Các nhân vật công nhân của phim hài truyền hình nhiều tập Nước Nga của chúng ta, được mô tả khá ngây ngô, thậm chí ngốc nghếch.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chúng ta đã thực sự hiểu nước Nga?

    04/11/2017PGS - TS Phạm Vĩnh CưMặc dù rất yêu mến, nhưng chúng ta còn hiểu biết hời hợt và lệch lạc về nền văn hoá ấy, cho nên không thể nói rằng văn hoá Nga đã bắt rễ sâu vào Việt Nam như văn hoá Pháp, mặc dù về mặt chính trị, trong thời kì dài ta và Pháp là thù mà ta với Nga lại là anh em chí thân chí cốt...
  • Tầng lớp đặc quyền của Đảng CS Liên Xô

    24/02/2014Vào một ngày mùa thu năm 1988, đột nhiên có hàng trăm, hàng nghìn nguời tụ tập bên ngoài của một cửa hàng ở Thủ đô Moscow. Nguyên nhân gì đã khiến cho cửa hàng không phải là lớn này trở thành tâm điểm của báo chí và dư luận đến vậy?
  • Nước Nga giữa quá khứ và tương lai

    29/09/2010Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, người ta đã thấy rõ những mâu
    thuẫn trong tất cả các lĩnh vực đời sống XH Liên Xô. Trong mươi
    mười lăm năm cuối cùng, điều kiện bên trong và bên ngoài thay đổi từng
    giờ chứ không phải từng ngày nữa, nhu cầu bức thiết là phải đánh giá
    đúng tình hình và tìm phương pháp tiếp cận mới nhanh chóng. Nhưng giới lãnh đạo Liên Xô lúc đó lại có thái độ bảo thủ, tránh né
  • Người nữ cộng sản và sự “đúng đắn đến ngạc nhiên”

    27/09/2010Nguyên Hải (tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)Chiến sĩ - nhà lãnh đạo cộng sản nữ Rosa Luxemburg của nước Đức luôn cho rằng bản chất của xã hội Xã hội chủ nghĩa là ở chỗ đa số quần chúng lao động không còn là quần chúng bị thống trị mà là người chủ toàn bộ đời sống chính trị - kinh tế của mình, làm chủ một cách có ý thức trong sự tự do, tự quyết...
  • Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản âm thầm rút khỏi vũ đài lịch sử

    23/09/2010Đầu những năm 90 của thế kỷ 20, loài người chứng kiến sự kiện Liên Xô - cường quốc có diện tích khổng lồ trải rộng trên lục địa Á - Âu, có lực lượng vũ trang hùng mạnh... nhanh chóng sụp đổ mà không phải đối mặt với một cuộc xâm lăng hay gặp một biến cố tự nhiên đặc biệt nào. Cho đến nay, nhiều học giả trên thế giới vẫn cố gắng nghiên cứu, lý giải nguyên nhân tan rã của Liên Xô.
  • Ai mất nước Nga?

    13/11/2007SorosSự sụp đổ của đế chế Soviet năm 1989 và sau đó Liên Xô năm 1991 đã cho một cơ hội lịch sử để biến đổi khu vực thành các xã hội mở. Nhưng các nền dân chủ Tây phương đã thất bại để nắm lấy cơ hội; cả thế giới chịu các hậu quả. Liên Xô và sau đó nước Nga đã cần sự giúp đỡ từ bên ngoài vì xã hội mở là một hình thức tổ chức xã hội tinh tế hơn xã hội khép kín.
  • Chuyện nước Nga

    02/12/2006Thái AThành trì của CNXH xưa kia đã một thời là nơi hàng triệu trái tim Việt trong đó có cả một số người trong gia đình tôi coi là quê hương thứ hai. Chỉ có số phận tôi hẩm hiu, cho mãi tới những năm đầu thế kỷ XXI mới được chính thức biết tới Mùa thu vàng. Điều đó có nghĩa là tôi đã có dịp ngồi trong một căn hộ chính cống kiểu Nga, rung đùi ngó qua cửa sổ nhìn lá rơi, nghe văng vẳng trong không gian tiếng quạ kêu quang quác...
  • xem toàn bộ