Chậm vào WTO: Cái giá phải trả

10:04 SA @ Thứ Ba - 24 Tháng Mười, 2006

Trong một cuộc trả lời báo chỉ mới đây, Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói rằng Việt Nam không vào WTO với bất cứ giá nào, đồng thời khẳng định chúng ta không lấy mốc thời điểm diễn ra phiên họp APEC mà chấp nhận những cam kết hay đòi hỏi vô lý. Ông nhấn mạnh đó là nguyên tắc của Việt Nam để vào WTO. Theo ông, chúng ta có thể gia nhập WTO vào năm 2007 và ông ví von điều đó cũng như một người đàn ông chậm lấy vợ, chậm lấy vợ một năm có khi còn tốt hơn chậm lấy vợ vài ngày.

Cho dù thông tin mới nhất từ Ban điều hành WTO cho biết là không kịp đưa vấn đề Việt Nam gia nhập WTO ra phê chuẩn tại kỳ họp. Đại hội đồng ngày 10/10 tại đây thì phát biểu của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển cũng không được sự đồng tình của nhiều nhà phân tích tình hình. Bà Phạm Chi Lan - chuyên gia kinh tế có uy tín, người có nhiều nhận định sâu sắc về tình hình hội nhập tỏ ra không đồng tình với cách nghĩ của Bộ trưởng Trương Đình Tuyển. Bà cho rằng nước ta trong quá trình phát triển đã có những tụt hậu so với những nước chung quanh kể cả về mặt hội nhập, tức là chúng ta đã tham gia rất chậm vào quá trình phát triển của liên kết kinh tế trong khu vực cũng như trên toàn cầu. Và bà khẳng định: "Không ai trong chúng ta mong muốn tiếp tục đứng ngoài cuộc khi cả thế giới đứng vào một sân chơi chung là WTO".

Thật vậy, hiện nay WTO với 149 thành viên đã chi phối hơn 90% giá tri kim ngạch hàng hóa trên toàn cầu, điều đó cũng có nghĩa đứng ngoài cuộc chơi là tự mình cô lập. Bởi thế, cách đặt vấn đề như Bộ trưởng Trương Đình Tuyển là không thỏa đáng bởi vào WTO là sự chọn lựa của chúng ta cho không hề là sức ép của ai cả. Đồng ývới luật chơi thì vào cuộc, không đồng ýthì không tham gia, khái niệm sức ép sẽ làm sai lệch bản chất của hội nhập vốn là sự tự nguyện của từng quốc gia. Nếu không phải như thế thì chúng ta đã không phải mất công chờ đợi hơn mười năm kể từ ngày chính thức nộp đơn gia nhập WTO, không phải tốn hao bao nhiêu sức lực và trí tuệ cho hơn 1.000 cuộc đàm phán chỉ với một mục đích là được tham gia vào sân chơi toàn cầu này.

Không phải chỉ có chúng ta mà cộng đồng thề giới cũng mong muốn điều đó. Tổng giám đốc WTO, ông Pascal Lamy trong lần đến thăm Hà Nội gần đây nhất đã bày tỏ kỳ vọng rằng Việt Nam sẽ gia nhập WTO vào tháng 10 năm nay. Ông phát biểu điều này sau khi Việt NamHoaKỳ kết thúc đàm phán và ký kết được thỏa thuận song phương ngày 31/5/2006.

Không biết từ lúc nào, ai đó trong chúng ta lại đề cập đến thời điểm Việt Nam hy vọng sẽ gia nhập WTO trước ngày Hội nghị Thượng đỉnh APEC và cho rằng Tổng thống Mỹ G.Bush sẽ đến Việt Nam với "món quà" Quy chế quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam. Đây là một sự võ đoán bởi với nền chính trị Mỹ thì quyền hành của Quốc Hội là cao nhất và vị Tổng thống của họ chẳng có quyền cho bất cứ nước nào "món quà" gì cả. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Marine trong một cuộc nói chuyện tại TP. Hồ Chí Minh cách đây nửa tháng đã nói như vậy, mặc dù ông vẫn bày tỏ hy vọng rằng Quốc Hội Mỹ có thể sẽ thông qua PNTR đối với Việt Nam trước khi Tổng thống Bush sang dự Hội nghị APEC tại Hà Nội vào cuối tháng 11tới.

Đúng như Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển nói là không nhất thiết chúng ta phải vào WTO trước Hội nghị APEC, nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa với việc chúng ta yên tâm về một quá trình hội nhập quá chậm chạp. Việt Nam vàn WTO thì các nước cũng có lợi chứ không riêng gì chúng ta như lời Bộ trưởng Trương Đình Tuyển nói, thế nhưng chậm vào WTO thì phần thiệt hại không nghiêng về phía cộng đồng quốc tế mà về phía chúng ta.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, các quốc gia càng chậm gia nhập WTO sẽ càng gặp nhiều hơn những vấn đề phức tạp do các quy định ngày càng khó khăn của tổ chức này, nghĩa là WTO đòi hỏi các thành viên mới nhũng cam kết mà các thành viên cũ không hề bị áp đặt.

Về mặt tổng thể là như vậy, nhưng trong trường hợp của chúng ta, do đặc thù của một nền kinh tế đang trong quá trình tự do hóa, vấn đề lại càng khó khăn hơn. Chậm gia nhập WTO chúng ta sẽ mất đi cơ hội để cùng với các thành viên có chung hoàncảnh đề xuất và tranh thủ những vấn đề thuộc lợi ích của nhóm nước nghèo, cũng là lợi ích của chính chúng ta nhất là về xuất khẩu nông sản vốn là một lợi thế cạnh tranh và hơn thề nữa là một vấn đề liên quan đến hơn 80% dân số sống dựa vào nông nghiệp.

Chậm gia nhập WTO cũng có nghĩa là kéo dài thêm thời gian chịu đựng sức ép do quá trình tự do hóa của hau hết nền kinh tế trên thế giới và như vậy lúc nàn trong quan hệ thương mại chủng ta cũng phai chịu thua thiệt vì chưa cai thiện được vị thế của mình.

WTO: What's the Objection?

Chậm gia nhập WTO cũng có nghĩa mất đi điều kiện cơ bản trong thu hút đầu tư nước ngoài, bởi xu hướng đầu tư hiện nay là "đầu tư triển vọng", là nhắm vào sự phát triển của một đất nước trong tương lai để đưa đồng vốn vàn làm ăn. Vào WTO là sự khẳng định chúng ta ở đâu trong bản đồ kinh tế thế giới vài ba năm nữa. Ngày nay các nhà đầu tư nhìn WTO như là một bảo chứng cho nền kinh tế đang trong quá trình tự do hóa với một hệ thống luật pháp ngày càng hoàn chỉnh. Điều này có thể nhận ra trong mấy năm qua, khi chuẩn bị cho hội nhập chúng ta đã cho ra đời rất nhiều luật lệ thúc đẩy kinh tế phát triển. Chậm gia nhập WTO là dễ dàng bị đẩy lùi con đường tụt hậu trong khi mục tiêu kế hoạch năm 2006 - 2010 đầy tham vọng của chúng ta là tăng GDP gấp 2,1lần so với năm 2000 với tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,5 - 8%/năm. Chậm vào WTO còn khiến cho hàng triệu người lao động mất cơ hội tìm kiếm một công việc góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống người dân.

Tất nhiên toàn cầu hóa cũng mang đến những thách thức nhất định như chúng ta đã thường được biết đến, nhưng đời sống kinh tế cũng không khác gì đời sống một con người, tức là không thế nào đạt được nhiều thứ cùng một lúc mà vấn đề là nhìn vào tổng thể liệu chúng ta có theo kịp mọi người chung quanh hay không. Cần cân nhắc vào WTO chúng ta được gì mặt gì và ai được ai mất. Trong bao nhiêu thách thức còn có thách thức về khả năng chịu đựng của nền kinh tế mà thực chất là khả năng chịu đựng của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa dứt khoát được với quán tính bao cấp và đa số làm ăn kém hiệu quả. Nhưng phải chăng tất cả doanh nghiệp đều ngần ngại WTO. Thực tế cho thấy ngay cả trong khu vực Nhà nướcđã có không ít sự chuẩn bị để sẵn sàng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Như ngành dệt maychẳng hạn, sau khi Chính phủ bãi bỏ chiến lược tăng tốc ngành này, các doanh nghiệp đãtự mình tìm con đường khác để phát triển và có cơ sở để sống được trên chính đôi chân của mình. Thậm chí có doanh nghiệp như Nhà máy dệt Phong Phú ở Đà Nẵng mới đây đã thu hút được đồng vốn 60 triệu USD của một Công ty Mỹ mà không cần đến sự bảo hộ nào của Nhà nước.

Có lo lắng chẳng là những Tổng Công ty đang có vấn đề mà sự chuyển mình tỏ ra chậm chạp vì chưa rũ bỏ được các đặc quyền, đặc lợi. Đây cũng chính là lực cản của hội nhập, đóng góp phần lớn vào cái giá phải trả về sự chậm trễ khi chúng ta gia nhập vào WTO. Vào thời điểm chúng ta đã thực sự đứng trước ngưỡng cửa WTO thì việc thiều quyết tâm trong hộinhập khi các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị. Sự trì trệ cũng sẽ là chỗ dựa cho các doanh nghiệp đang trông chờ vàn sự bảo hộ của Nhà nước, là nơi ẩn trú cho những quan điểm bảo thủ.

Vào WTO chỉ là bước khởi đầu hội nhập chứ không phải là sự kết thúc (do vậy từ hậu WTO mà chúng ta thường dùng là không chính xác). Thế thì điều cần làm hiện nay là sớm cập nhật những thông tin liên quan đền nội dung chúng ta đã cam kết với cộng đồng quốc tế, kể cả cái giá quá cao mà chúng ta đang phải đối phó (nếu có) là như thế nào đề không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân chủ động tính toán công việc của mình.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: