Chân - thiện - mỹ: Mãi là đích hướng tới của văn chương
Từ xưa đến nay, hướng tới chân - thiện - mỹ luôn làmục đích của văn chương. Bởi văn chương là một sản phầm do con người tạo ra, mà con người thì khác muôn loài ở bản chất muốn vươn tới những điều tốt đẹp, nên văn chương luôn là một hoạt động vì con người, với khát vọng làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn.
Điều ấy không có gì phải bàn nếu nhìn lại nền văn chương nước nhà suốt chiều dài lịch sử, kề cả văn chương dân gian và văn chương bác học. Cho đến nay, về mặt lý thuyết, các nhà văn và bạn đọc cũng không ai phủnhận điều này, nhưng về thực tiễn sáng tác và thưởng thứcthìnhững năm gần đây đã có một bộ phận mon men vượt ra ngoài quỹ đạo đó. Vì thế, ngoài vấn đề này vẫn có tác dụng đối với đời sống văn chương.
1. Khái niệm chân-thiện-mỹ có nhiều tầng ý nghĩa.Nhưng cách hiểu chung nhất:
- chânlà cái thật, cái đúng, là lẽ phải, đối lập với cái giả, cái sai trái. Nói đến cái chân củavăn chương là nói tác phẩm văn chương phải chân thực, phản ánh được bàn chất, chân lý của cuộc sống. Nhữngngười hiểu bản chất của cuộc sống. Ví như, truyện ThánhGióng để mọi người thấy súc vươn dậy kỳ diệu của cộng đồng dân tộc trước nạn ngoại xâm, truyện Chử Đồng Tử - Tiên Dung nói về khát vọng tình yêu của con người ViệtNam. Vượt qua tất cả sự "môn đăng hộ đối” để xâydựng hạnh phúc, tác phầm Chinh phụ ngâm thể hiện những bất hạnh của con người trong các cuộc chiến tranh… Cái chân là nền tảng, là tiên đề để thực hiện cái thiện và cái mỹ. Một tác phẩm không có được cái chân thì cái thiện và cái mỹ cũng dễ bị chệch choạc, khó lòng có được. Tự cái chân cũng bao hàm một phần cái thiện và cái mỹ. Vì vậy,mấy chục năm nay, chúng ta chủ trương xây dựng một nền văn chương phản ánh chân thực cuộc sống xây dựng chiến đấu và chiến đấu vì Tổ quốc. Cái chân là tiêu chuẩn chi phối sự thành công của một tác phẩm. Đối với mỗi nhà văn, sự trung thực cũng chính là điểm tựa để từ đó có thể bộc lộ tài năng, kết tụ thành những tác phẩm có giá trị. Những tác phẩm tô hồng và bôi đen cuộc sống đều là những tác phẩm không có được cái chân nên dễ bị cuộc sống đào thải. Những năm gần đây, văn chương của chúng ta không có tác phẩm nào nằm trong hai thái cực này nhưng từng phần trong tác phẩm phạm phải với mức độ khác nhau thì vẫn có.
Thiện là điều lành, điều tốt, đối lập với điều ác.Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử đấu tranh không ngừng giữa cái thiện với cái ác và không phải bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. Nhưng một tác phẩm văn chương thì phải là một tác phẩm hướng thiện. Dẫu một tác phẩm lấy cái ác làm đề tài thể hiện thì tư tưởng thoát ra vẫn phải là cái thiện, như tiểu thuyết“Tội ác và trừng phạt” của Đốtxtôiépxki miêu tả kỹ lưỡng tâm lý và hành động của một kẻ giết người, cũng là để con người ăn năn và hướng tới điều thiện. Nhà văn Aimatốp miêu tả một kẻ đảo ngũ trong chiến tranh vệ quốc của Liên Xô cũng là để khẳng định những kẻ hèn nhát không có đất sống, là người phái sống xứng đáng và dũng cảm… Tiếc rằng, một vài tác phẩm của chúng ta những năm qua không có được điều rạch ròi này. Có nhà văn nữ miêu tả truyện ngoại tình lại thi vị hóa nó là “một nửa cuộc đời”, hay có nhà văn miêu tả người anh hùng dân tộc với lời nói thô tục và hành vi đê tiện…
Mỹ là cái đẹp.Tác phẩm văn chương phải đẹp thì mọi người đều thống nhất. Nhưng thế nào là đẹp thì lại có nhiều ý kiến khác nhau. Cái đẹp ở daday không phải chỉ là cái đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng nội dung và hình thức biểu hiện hay đi liền với nhau. Một hình thức rối rắm, xộc xệch, lủng củng thường không thể chứa đựng được điều gì tốt đẹp. Những sáng táctự phong là “thơ hiện đại” của một số người trong những năm qua, cầu kỳ và rối rắm thái quá, hoặc với “những bài tình nhớt đêm”, những cuộc loạn luân với hình bóng tiền nhân qua “Bóng đè”… thì thật xa vời với tiêu chí mỹ.
2. Những tác phẩm văn chương nổi tiếng của dân tộc ta cũng như của các dân tộc trên thế giới còn lưu lại đến ngày nay đều là những tác phẩm có giá trị chân – thiện – mỹ cao. Dẫu không phải các dân tộc đều đúc thành lý luận, nhưng sự thưởng thức tự nhiên của mọi người, của mọi thế hệ như đều lấy chân – thiện – mỹ là tiêu chuẩn đánh giá, là tấm gương soi giá trị tác phẩm văn chương. Các thế hệ nhà văn mọi dân tộc đều có khát vọng hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ dẫu mỗi dân tộc có những biểu hiện dân tộc riêng. Đi sâu vào nền văn chương nước nhà, từ thơ ca và truyện cổ dân gian, đến thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hồ Xuân Hương, rồi truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, thơ mới 1930 – 1945 và nền văn chương hiện đại… tất cả đều thấm đẫm giá trị chân – thiện – mỹ. Tuy vậy trong dòng chảy êm đềm của văn chương dân tộc, cũng không khỏi có những lạch rẽ, những đá gợn. Tôi muốn nói đến cái kết thúc không thiện và không mỹtrong một dị bản của truyện Tấm Cám. Ấy là Tấm giội chết cám bằng nước sôi rồi lấy thịt làm mắm gửi cho người dì ghẻ. Ấy là những dị bản tục được thêm thắt và lan truyền gắn vào thơ Hồ Xuân Hương... thì đấy là cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa cái cao cả và cái thấp, giữa cái đẹp và cái xấu. Tôi cho rằng: những dị bản ấy không phái là mạch chính của truyện Tấm Cám và thơ Hồ Xuân Hương. Trong lịch sử, cái ác không phải bao giờ cũng bị đánh bại hoàn toàn, nó vẫn lúc ẩn lúc hiệnhiện. trong hay hiện tượng trên nó đã nhấp nhô in bóng vào văn chương. Trong nền văn chương của các dân tộc trên thế giới với những múc độ đậm nhạt khác nhau, cũng cón hững hiện tượng tương tự.
Nhưng không vì thế mà lấylý do bênh vực những hiện tượng kỳ quặc, chệch hướng chân – thiện – mỹ cho một vài tác phẩm đã bị dư luận phê phán những nãm qua.Điều đáng nói là lại có những ý kiến bênh vực cho những hiện tượng lệch lạc ấy. Lẫn lộn giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cải ác, giũa cái đẹp và cái xấu là một vấn đề nguy hiểm. Bởi vì đằng sau một quan niệmquan mềm sẽ kéo theo một thực tiễn sáng tác và một bộ phận công chứng thưởng thức.
3.Vươn tới chân - thiện - mỹ là mục đích của văn chương. Đồng thời chân - thiện - mỹ cũng là nền tảng lý luận cơ bản nhất của văn chương mà mọi người cầm bút phải thấm nhuần và mọi người thưởng thức văn chương cần am hiểu. Các cơ quan quản lý văn hóa văn nghệ, các nhà xuất bản, cơ quan báo chí hơn ai hết phái hiểu thật sâu sắc vấn đề này. Bởi một tác phẩm có giá trị chân - thiện - mỹ sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho đông đảo công chúng. Ngược lại, một tác phẩm thiếu giá trị chân – thiện – mỹ sẽ có súc hủy hoại rất lớn. Thuốc bổ thường lâu thấm, mà ma túy thì nhanh ngấm và khó chữa. Nhưng điều đáng mừng là dân tộc ta có một truyền thống tôn thờ những giá trị chân- thiện -mỹ, nên đối với những điều ngược lại là dân ta có sức đề kháng cao. Minh chứng là, phản ứng của nhân dân trước những truyện kinh dị nhập cho trẻ em, hay mỗi khi xuất hiện những tác phẩm có giá trị độc hại, lệch lạc thường được quần chúng lên tiếng phê phán. Và có nhà văn nữ cũng khá nổi năng và viết tác phẩm chỉ toát lên toàn điều ác, không có một chút nhân hậu nào nên Nhà xuất bản Phụ nữ đã từ chối không in. Đó là điều đáng mừng đối với một nền văn chương trong khi mở cửa hội nhập với thế giới đầy phức tạp…
4. Phải khẳng định rằng, lịch sử phát triển văn chương của dân tộc ta luôn gắn liền với các giá trị chân – thiện – mỹ. Những tác phẩm dù mang âm hưởng anh hùng ca hay thấm đẫm bi thương thì cũng đều có mục đích chung là làm cho con người và cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ
Bây giờ, từ những phức tạp trong dòng chảy của văn chương hiện đại, liệu tiêu chí chân – thiện – mỹ có còn là định hướng tới của văn chương? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn lại văn chương của nhân loại thì sẽ rõ. Mỗi dân tộc trong lịch sử phát triển văn chương của mình, tuy cao thấp, lớn nhỏ không đồng đều và mỗi dân tộc có một bản sắc riêng, có thể nói rất khácnhau nhưng tất cả đều giống nhau ở một điểm: những tác phẩm còn lại đều là những tác phẩm phản ánh chân thật con người và cuộc sống của dân tộc ấy ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Những tác phẩm ấy đếu hướng con người đến một giá trị đạo đức tốt đẹp như tình yêu thương, sự chung thủy, lòng nhân ái, đức hy sinh… còn mọi tư tưởng ngược lại đều bị chôn vùi, có thể nó có xuất hiện nhưng không bao giờ được truyền bá.
Vì vậy, chân – thiện – mỹ là tiêu chuẩn để đánh giá, là tấm gương soi giá trị văn chương. Từ xưa đến nay và mãi về sau, chân – thiện – mỹ là lý luận cơ bản nhất, là thực tiễn sáng tác, là đích hướng tới của mọi nền văn chương nghệ thuật. Đã là nghệ sĩ, đã lấy văn chương nghệ thuật để phụng thờ thì đây là điều đầu tiên, cũng là điều cơ bản nhất phải luôn luôn tâm niệm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu