Các giá trị Đạo đức

Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult Group
06:23 CH @ Thứ Hai - 21 Tháng Năm, 2018

Tri thức chỉ có thể trở thành một bộ phận của văn hoá nếu như nó định thường và được định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người. Vai trò định hướng ấy thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ.

Thiện là đạo đức, hay nói đúng hơn, bản chất đạo đức là cái thiện. Chỉ nói cái thiện không thôi thì con người nhận thức vẫn còn nông cạn, nó phải được phát triển thành thông điệp, hay thậm chí thành một quy chế, để cho con người nhận thức ra nó dưới dạng thức cụ thể và có tính thực hành. Không có cái thiện thì không thể có đạo đức. Không có cái thiện thì người ta gọi là đạo đức giả.

Con người chỉ có thể là con người xã hội, trong đó các cá nhân, ở những mức độ khác nhau, đều được xã hội hoá. Họ sồng, làm việc, hành động theo những qui tắc ứng xử đã hình thành trong xã hội. Như thế, chúng ta có thể nói rằng, mỗi cá nhân đã tiếp nhận một hệ thống các qui tắc và các thước độ văn hoá của xã hội và thể hiện chúng trong những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Những thước đo này về bản chất là những tiêu chuẩn lý tưởng mang tính chất qui ước mà mỗi cá nhân cần phải tuân theo.

Đạo đức có cấu trúc của nó. Các thành tố của đạo đức là: ý thức đạo đức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức.

- Ý thức đạo đức: Như ở trên chúng ta đã xem xét, con người không thể sống bên ngoài các mối quan hệ xã hội. Cốt lõi của những mối quan hệ đó là tương quan của những quyền lợi cá nhân và những quyền lợi cộng đồng. Để tồn tại, con người phải đưa vào nhau trên cơ sở những lợi ích cá nhân phải phù hợp với những lợi ích của cộng đồng. Những nguyên tắc bảo đảm cho sự phù hợp của những quyền lợi ấy khi đã trở thành tình cảm, quan điểm, quan niệm sống chính là ý thức đạo đức.

- Hành vi đạo đức: Mọi hành vi được thực hiện do thôi thúc của một động cơ nào đó. Khi hành vi được thực hiện đó thôi thúc của ý thức đạo đức thì nó được gọi là hành vi đạo đức. Hành vi đó thể hiện ý thức đạo đức và văn hoá đạo đức của cá nhân.

Hành vi đạo đức tác động trực tiếp đến con người và gắn liền với ý thức đạo đức. Khi xem xét văn hoá đạo đức chúng ta không thể chỉ xem xét ý thức đạo đức mà phải xem xét cùng với những hành vi đạo đức.

- Quan hệ đạo đức: Quan hệ đạo đức là những quan hệ đã ý thức đạo đức điều chỉnh giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể và xã hội. Những quan hệ này thường được hình thức hoá bằng những nghi thức xã hội, những phong tục, tập quán... vì thế một mặt nó thể hiện ý thức đạo đức, mặt khác nó đóng vai trò hình thành và củng cố ý thức đạo đức.

Cần phải phân biệt giữa đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng. Cả đạo đức cá nhân và đạo đức cộng đồng đều góp phần tạo ra một cộng đồng tốt.

Tuy nhiên, nói một cộng đồng có đạo đức không có nghĩa là đạo đức của tất cả các thành viên trong cộng đồng ấy đều giống nhau. Đạo đức là cái thiện, nhưng cái thiện thể hiện rất cụ thể dưới hình thức ứng xử hoặc thái độ của từng cá nhân. Đời sống tinh thần của các cá nhân được hun đúc, hình thành bởi lịch sử cá nhân. Đạo đức cá nhân là phần góp về đạo đức của mỗi người, các sự góp đó tạo thành đặc điểm cộng đồng. Nếu nó tương tác với nhau tạo ra một giá trị tương đối đồng nhất trong cộng đồng thì đó gọi là đạo đức của cộng đồng.

Đạo đức có một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển liên tục. Không có chuyện đạo đức của thế kỷ này phá vỡ đạo đức của thế kỷ trước. Trong văn hoá có đạo đức, nhưng như thế không có nghĩa là các yếu tố đạo đức của dân tộc này khác với dân tộc khác, của thế kỷ này khác với thế kỷ khác. Văn hoá thểề hiện hình thức của đạo đức, là phương thức để con người và các dân tộc thể hiện bản thân mình.

Chính vì thế, đạo đức của dân tộc nào, cộng đồng nào, thời đại nào cũng có cái vỏ văn hoá trong mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.

Một hiện tượng đáng được lý giải trong đời sống hiện nay là nỗi lo lắng của một số người về nguy cơ đạo đức bị phá vỡ bởi các thành quả khoa học kỹ thuật, như hiện tượng thụ thai trong ung nghiệm trước kia, nhân bản vô tình mới đây. Theo tôi, cần phân biệt nỗi lo của các nhà chính trị với nỗi lo của xã hội. Các nhà chính trị để có tâm lý của những người làm cha mẹ, luôn lo con mình dại, thực ra là lo cái sĩ diện của chính mình. Nếu như tổng thống Mỹ hay thủ tướng Anh có nỗi lo ấy thì cũng không có gì lạ. Tổng thống Mỹ,. thủ tướng Anh cũng đều được nền đạo đức, văn hoá của nước Mỹ hay nước Anh tạo ra. Con người thì lại luôn thay đổi. Cái gì mà nhân loại không thừa nhận sẽ biến mất.

Nhưng đạo đức thì không thể mất đi. Đạo đức còn tồn tại chừng nào con người còn tồn tại. Đạo đức thuộc về con người, là bản chất của con người, cũng như cái thiện có nội đung phổ biến trong đời sống con người, mặc dù mỗi dân tộc thể hiện đạo đức của mình dưới những hình thức văn hoá khác nhau.

Người ta thường nói đến văn hoá của dân tộc này, dân tộc kia như văn hoá Mỹ, văn hoá Anh... với các thành tố của nó. Nhưng nói đạo đức Việt Nam, đạo đức Mỹ, đạo đức Anh... thì thật là lố bịch. Xin lưu ý rằng cái mà tôi muốn nói là tính phổ biến của các giá trị đạo đức chứ không phải là những hình thức thể hiện cá biệt của nó. Chúng ta nghiên cứu những giá trị phổ biến của đạo đức để xây dựng một lối sống chung trong thời đại mà loài người buộc phải hội nhập với nhau. Chúng ta tôn trọng cách con người thể hiện các giá trị đạo đức của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Càng giàu, càng thích hưởng thụ! Nhưng hạnh phúc thì...?

    20/08/2013Minh ThiKhi xã hội phát triển, ngày càng nhiều người áp dụng lối sống hưởng thụ cho chính mình. Thực ra, hưởng thụ là một điều tốt, nó là thước đo đời sống của con người và xã hội hiện đại. Vấn đề đặt ra chỉ là cách hưởng thụ như thế nào mà thôi, bởi đôi khi cách thức hưởng thụ lại có thể khiến con người bất mãn thêm và thế giới trở nên kiệt quệ...
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Xung đột giữa lý trí và tình cảm

    24/08/2005Cảm xúc, như từ ngữ cho thấy, làm lay động chúng ta. Sợ hãi, giận dữ, yêu thương, và vui vẻ gây xáo trộn chúng ta từ bên trong và thường khiến chúng ta hành động hướng ra bên ngoài. Sự mãnh liệt, kích thích, và xung lực dẫn tới hành động này tương phản sâu sắc với sự vô tư, cân bằng, và điềm tĩnh gắn với lý trí. Các tác gia vĩ đại trong truyền thống của chúng ta bàn về sự tương phản này và đề xuất những lý thuyết khác nhau về các vai trò đích xác của lý trí và tình cảm trong đời sống con người. ...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ