“Chỉ có một trái đất, hãy nâng niu”

01:11 CH @ Chủ Nhật - 25 Tháng Hai, 2007

Trong bài “Gia nhậptổ chức thương mại thế giới- cơ hội, tháchthức và hành động của chúngta" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào dịp Việt Nam chính thức gia nhập WTO có đoạn: "Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền".

Một trong những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường này có (có lẽ là vấn đề đạo đức sinh thái cần phải được xét lại và phổ biến ngay để mọi người ý thức được mà cùng nhau hành động.

Trong thời gian gần đây, khi bàn đến sự thoái hoá đạo đức trong cuộc sống, người ta nói nhiều đến "đạo đức nghề nghiệp", "đạo đức giáo dục"... Nhưng chưa có ai nói tới "đạo đức sinh thái", mặc dù thiên nhiên, môi trường hiện nayđang bị chính con người chúng ta vì trục lợi mà bóc lột kiệt quệ, phá hủy nghiêm trọng, làm mất cân bằng sinh thái gây hậu quả rất nghiêm trọng...

Muốn phát triển kinh tế gắn liền việc bảo vệ sinh thái môi trường, chúng ta phải thay đổi ngay quan niệmvề mô hình phát thần kinh tế và tiếp nhận những giá trị đạo đức mới về bảo vệ thiên nhiên.

Bên cạnh các chính sách, các biện pháp và luật lệ bảo vệ môi trường, chúng ta phải khôi phục lại các giá trĩ đạođức sinh thái,khôi phục các quy luật thiên nhiên về sự phát triển các cộng đồng bền vững. Cần làm ngay: khôi phục các tập quán môi trường dân gian, kiếnthức cổ truyền bảnđịa, các giá trị tinh thần và các tôn tạo về quan hệ với thiên nhiên.Đó là đưa giáo dục môi trường và nhận thức sinh thái từ cái nôi gia đình cho đến giáo dục nhà trường kể từ lớp Mẫu giáo đến Đại học và trong mọi sinh hoạt thường nhật của người dân.

Từ xưa tới nay, dân ta còn có khái niệm nông cạn về sinh thái, do đó chỉ đưa ra những giải pháp nhất thời tạm bợ. Từ nay, muốn làm một cuộc cách mạng về đạo đức sinh thái, chúng ta phải hiểu khái niệm sinh thái một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Từ năm 1970 nhà triết học Na Uy Arne Naess đã đặt nềntảng cho khái niệm Sinh thái sâusắc. Đó là sự hiểu biết sâu sắc về toàn bộ các hệ sinh vật trên trái đất và đòi hỏi phải có sự thay đổi quan trọng về văn hoá và văn minh vật chất thông qua liên kết con người với các mạnglưới sinh vật". Không phải chỉ những lợi ích con người, mà toàn bộ các hệ sinh thái trên trái đất cần được tồn tại. Quan niệm "Trung tâmvũ trụ”lấy thiện nhiên và sự hoà hợp sinh thái làm cơ sở, làm nền tảng phải được coi trọng và phải thay thế quan niệm “Con người vũ trụ"vẫn lấy con người là trung tâm của vũ trụ, một chủ nghĩa đã thống trị âu Mỹ từ rất lâu và làm đòn bẩy cho giấc mơ chinh phục thế giới và vũ trụ.

Hiểu biết về sinh thái sâu sắc giúp con người sống hoà hợp với thiên nhiên. Quan niệm mới này làm nảysinh một hệ thống giá trị đạo đức mới: sự công băng sinh thái vì một cộng đồng công bằng, dânchủ và bền vững.Công bằng vì tất cả cùng hưởng lợi từ một nề kinh tế chungtheo định hướng bảo vệ sinh thái và cộng đồng. Dân chủ vì mọi con người kể cả mọi sinh vật trên trái đất đều sống chung dưới một mái nhà trái đất. Bền vững vì con người và thiên nhiên không tiêu diệt lẫn nhau, cùng nhau sống hoà thuận (như dân ĐBSCL đang "sống chung với lũ”. Cách sống theo quan niệm sinh thái sâu rộng nàyđưa đến một xã hội công bằng, một hệ sinh thái toàn vẹn và một môi trường lành mạnh.

Đạo đức sinh thái đòi hỏi những cam kết bảo vệ môi trường sống và mạng lưới cuộc sống.

GS, TS. Dieter Hessel, nhà hoạt động môi trường danh tiếng nước Đức trong cuốn Đa dạng sinh thái, đức tin và đạo đức(1999) đã nêu lên những nguyên lý cơ bản của đạo đức sinh thái như sau:

1.Đoàn kết với mọi người và với các sinh vật.
2. Tuyệt đối tôn trọng Đấng tạo hoá và cộng đồng trái đất
3. Bền vững sinh thái với tập quán lao động và sinh hoạt phù hợp.
4. Công nghệ phù hợp trong phạm vi con người.
5. Lấy nguyên tắc "vừa đủ"làm tiêu chuẩn thực hiện phân phối - chia sẻ một cách có tổ chức.
6. Tiêu dùng bình đẳng.
7. Bình đẳng trong tham gia các hoạt động cộng đồng.
8. Vì lợi ích chung của mọi người và cùng phấn đấu vì lợi ích chung.

Để kết luận, xin trích lời GS, TS. Đặng Huy Huỳnh, thành viên của IUCN - Tổ chức quốc tế bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thuộc Liên hợp quốc: “Nếu có mộtsự khôn ngoan ở loàingười, đó là biết cách sống hoà thuận với thiên nhiên chứ đừng bắt thiên nhiên đi theo ý mình. Chỉ có một tráiđất. Hãy nâng niu lấy”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Viễn cảnh mới cho thế kỷ XXI Nhìn từ góc độ một nền đạo đức mới - đạo đức học sinh thái

    31/01/2007Nguyễn Thị Lan HươngVào buổi bình minh của thế kỷ XXIđiều cần thiết là phải tập trung suy ngẫm đến những vấn đề nảy sinh từ sự phát triển và cấu trúc hệ thống hoá chặt chẽ của công nghệ hiện đại. Sở dĩ như vậy là vì vấn đề quan trọng nhất hiện nay chính là sự sống còn của con người và các sinh vật khác trong những nền văn hoá người nhằm mục đích hướng đến một nền hoà bình cho những thế hệ tương lai.
  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...