Vấn đề là chủ nghĩa xã hội hiện đại chứ không phải chủ nghĩa xã hội cổ điển

09:24 CH @ Thứ Năm - 05 Tháng Tám, 2010
Suốt nửa thế kỷ 19 và cả thế kỷ 20, rồi đầu thế kỷ 21 này việc các lực lượng xã hội tiến bộ luôn luôn tìm hiểu, tìm kiếm và tranh luận với các ý kiến hay các xu hướng khác nhau về CNXH vẫn chưa kết thúc và còn lâu mới kết thúc khi chưa có nước nào ở trình độ TBCN phát triển cao tiến lên CNXH, hoặc đến khi CNXH đã hoàn toàn được xây dựng thành công.

Không kể những người mang tính thù địch chống lại CNXH, kể cả CNXH cổ điển về mặt lập trường chính trị (chứ không phải về mặt mô hình), thì điều mà chúng ta đáng quan tâm hơn là những người ủng hộ CNXH nhưng quan niệm và nhận thức khá khác nhau, có lúc đối lập nhau, hoặc với những phản biện rất sâu sắc.

Trên thực tế CNXH hình thành trong thế kỷ 20 thì có loại cực tả, duy ý chí hay giáo điều từ những bối cảnh lịch sử với trình độ xuất phát phát triển thấp và bị khúc xạ qua lịch sử của chính truyền thống văn hóa chính trị của các nước này, hoặc cũng có loại hơi rơi vào “cực hữu”, theo cách nhận định hiện thời.

Ngày nay, trước bộn bề của những bài học lịch sử và bước tiến mới của thời đại trong đó có CNTB, chúng ta cần nhận thức lại toàn bộ lịch sử vận động của CNXH ấy và của CNTB hiện đại, lấy nó làm điểm xuât phát để xem xét vấn đề về CNXH. Nhưng CNXH nào?

Chấp nhận có nhiều quan niệm khác nhau về CNXH nhưng mỗi nước phải hướng đến lựa chọn một CNXH phù hợp nhất với quy luật lịch sử và trình độ phát triển ở mỗi nước. Và trên bước dựng xây dựng nó chúng ta sẽ còn điều chỉnh, bổ sung và phát triển.

Vấn đề là cần có quan niệm phi truyền thống về CNXH.

1- CNXH nào?Xin nhắc lại rằng, ngày nay chúng ta bàn nhiều về CNXH, nhưng CNXH nào? Theo chúng tôi, vấn đề không phải là CNXH cổ điển (CNXH truyền thống) mà là CNXH hiện đại. Đó là chưa kể có thể có CNXH hậu hiện đại, tức CNXH hoàn chỉnh bước vào CNCS cao.

Có thể giả định rằng, CNTB hiện đạisang hậu hiện đại (CNTB phiên bản 3.0 chăng, như có tác giả từ phía tư tưởng gia TBCN đưa ra khi bàn về cải cách CNTB hiện nay), và còn kéo dài hết thế kỷ này. Và cũng có thể cuối thế kỷ này có một CNXH ra đời từ CNTB phát triển cao chăng? Việt Nam hay Trung Quốc vào cuối thế kỷ này mới có thể đuổi kịp CNTB phát triển chăng? Đó là chuyện một thế kỷ nên ở bài viết này chỉ phác thảo suy nghĩ vài nét về CNXH hiện đai từ lịch sử CNXH trong thế kỷ 20 và CNTB hiện đại ngày nay.

Không thể nói CNXH chung chung. Bởi xa xưa đã có CNCS nguyên thủy và sau này sẽ có CNCS hiện đại. Nhưng ngay từ năm cuối đời Ăngghen đã nói rằng đã từ 30 năm trước đó không còn dùng khái niệm CNCS nữa (tài liệu này có thể Lênin không biết, vì lúc đó chưa công bố chăng?). Rằng để sau này khi có hoàn cảnh thích hợp thì sẽ sử dụng. Tức là bây giờ nên sử dụng khái niệm CNXH. Cần chủ ý là thời viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản thì khái niệm CNXH là chỉ các trào lưu sai lạc mà Mác –Ăngghen phê phán
.
Lúc đó, chỉ có khái niệm CNCS mới phản ánh đúng tư tưởng mới của Mác và Ăngghen. Nhưng CNCS về sau là muốn chỉ giai đoạn phát triển cao của hình thái này, giai đoạn thấp là CNXH, hơn nữa CNTB vào cuối thế kỷ 19, Ăngghen nhận thấy rằng, nó đang còn sức phát triển lâu dài.

Song cùng với phong trào công nhân và cộng sản quốc tế thì có nhiều trào lưu, mô hình CNXH như CNXH kiểu Xô Viết, mô hình CNXH kiểu Thụy Điển (và Bắc Âu nói chung). Mô hình Nam Tư thì cũng gần như mô hình Bắc Âu. Mô hình Trung Hoa hay Việt nam thì cũng gần như mô hình Xô Viết. Tuy rằng, các kiểu loại và các mô hình từ đó có biến thể nhất định. Bên cạnh CNXH nhà nước lại có CNXH thị trường, hay CNXH dân chủ, tôi gọi các mô hình hay kiểu loại CNXH trong thế kỷ 20, nhất là mô hình Xô Viết là mô hình hay kiểu CNXH cổ điển (CNXH nhà nước của Liên Xô cũ là dạng thức CNXH theo phương thức sản xuất châu Á). Các mô hình này tuy trình độ phát triển còn thua xa CNTB phát triển, nhất là về mặt kinh tế, nói chung đều có đặc điểm chế độ công hữu về TLSX dưới hai hình thức quốc doanh và tập thể và quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động (nhưng lại mang hình thái tập quyền, có khi là chuyên chế tập thể và chế độ dân chủ quân sự), tức không phải của giai cấp địa chủ hay của tư bản. Đây là CNXH cổ điển, chưa phải là CNXH văn minh hay CNXH hiện đại. Mác-Ăngghen cũng sử dụng khái niệm này khi nói về CNXH theo lý thuyết của mình.

CNXH văn minh hay CNXH hiện đại là CNXH từ CNTB, hậu TBCN, nghĩa là phát triển trên nền tảng văn minh loài người dạt được trong CNTB, thời đại TBCN.

2. CNXH hiện đại là gì? CNXH đích thực (phân biệt với CNXH hình thức), đúng nghĩa phải là CNXH hiện đại, hậu TBCN. CNXH này vừa phủ định CNTB vừa tiếp tục CNTB và phát triển lên trình độ cao hơn, tức vượt qua CNTB phát triển nhất. Không nên ngộ nhận CNXH trong quan điểm Mác - Ăngghen là CNXH cổ điển mà đúng ra phải là CNXH hiện đại ấy (tuy có bị hạn chế về mặt lịch sử thời đó). Thế kỷ 20 đã quan niệm và xuất hiện trong hiện thực - CNXH ở một số nước có CNTB thấp, lại khác với quan niệm của Mác - Ăngghen. Chính Lênin cũng đã thay đổi quan niệm cũ về CNXH khi chuyển sang NEP. Với NEP (dù còn sơ khai) thì CNXH đã rất khác trước, có triển vọng hướng về CNXH, từ CNTB và hậu TBCN hiện đại, là CNXH văn minh, đích thực dù còn đang sinh thành.

CNXH hiện đại như vậy là thời kỳ quá độ lên CNCS giai đoạn cao. Nó chỉ cần xóa bỏ sự thống trị của giai cấp tư sản trong chế chính trị và chế độ kinh tế. Còn kế thừa các hình thức và nội dung tiến bộ của CNTB trong các bộ phận cấu thành của CNTB. Chứ không phải nói xóa bỏ CNTB (hay chế độ sở hữu tư nhân TBCN) là xóa bỏ tất cả nói chung. CNXH hiện đại vừa khác với CNTB vừa giống với CNTB, nhưng cao hơn CNTB rất nhiều.

CNXH hiện đại, nhìn lát cắt cấu trúc, theo hiểu biết ngày nay là: 1) dựa trên nền kinh tế tri thức; 2) và thể chế kinh tế thị trường xã hội/ hiện đại; 3) hình thái sở hữu hỗn hợp trong đó hình thức cổ phần là chính; 4) với nhà nước pháp quyền của nhân dân do nhân dân, vì nhân dân; 5) xã hội dân sự văn minh, dân chủ cao; 6) chế độ phúc lợi xã hội, 7) môi trường sinh thái xanh sạch, 8) cùng với con người được giải phóng đang phát triển tự do và toàn diện hơn, 9) hội nhập toàn cầu. Điều đáng lưu ý là quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu là theo chế độ hỗn hợp đa sở hữu trong đó hình thái sở hữu cổ phần là quan trong nhất thể hiện chế độ công hữu và tập thể một cách có chủ, chứ không phải vô chủ như trong CNXH cổ điển. Chính Mác khi nói về hình thái sở hữu công cộng XHCN cao, nhất là CSCN là một hình thái Liên hợp tự do của những người tự do, trong đó kế thừa các sở hữu cá nhân trong nền sản xuât trước đó, chứ không phải trở về sở hữu công cộng của CNCS nguyên thủy trong đó không có sở hữu cá nhân. Sỡ hữu cá nhân hay hình thức tư hữu văn minh không chỉ bị hiểu lầm chỉ là sản phẩm tiêu dùng mà cả tư liệu sản xuất, khi họ có cổ phần trong đó. Chính CNTB hiện đại đã hé lộ ra hình thái cổ phần, tức sở hữu công cộng hay sở hữu tập thể kiểu mới.Nói như Lênin rằng chúng ta thấy CNXH hiện ra bên cửa sổ của CNTB hiện đại đã đạt được.

Như vậy, lúc đó, nói tóm lại, CNXH hiện đại là một kiểu tổ chức lao động xã hội có năng suất cao hơn CNTB và một thể liên hiệp các cá nhân tự do, dân chủ gấp nhiều lần CNTB.
Nhưng trong tiến trình tiến hóa của nó CNXH này cũng có nhiều trình độ khác nhau: thai nghén, sinh thành: thơ ấu, thanh thiếu niên, trung niên và cao (già - chuyển hóa lên trình độ mới)

CNXH hiện đại theo lát cắt bản chất đặc trưng thì đó là xã hội do 1) nhân dân làm chủ với thiết chế dân chủ toàn diện, cao; 2) dân giàu nước mạnh, văn minh, 3) hội nhập và tiến cùng thời đại; 4) dân tộc độc lập, con người tự do; 5) ngày càng công bằng, đồng thuận và hạnh phúc.

Tư duy này cùng với lôgich của lịch sử tiến hóa cho thấy như vậy mới biện chứng phù hợp với quy luật phủ định của phủ định, chứ không phải kiểu xóa bỏ sạch trơn tạo nên sở hữu công cộng vô chủ/ hay chỉ mang tính hình thức, kiểu CNXH cổ điển. Không nhìn vào CNTB hiện đại chúng ta không hình dung ar CNXH văn minh, đích thực, hiện đại và sẽ rất dễ hình thành CNXH từ tư duy tiểu sản xuât, tiền TBCN, tạo nên CNXH cổ điển thậm chí mang tính công xã nguyên thủy. Kinh nghiệm của CNXH cổ điển trong thế kỷ 20 càng cho thấy điều đó.

3- Nhưng phải chăng chúng ta chờ CNTB hiện đại sinh ra CNXH hiện đại? Không.

Trong thời đại ngày nay từ một nước tiền TBCN hay bắt đầu có yếu tố TBCN nhưng khi nhân dân năm được chính quyền do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì có thể phát triển không theo con đường hình thành chế độ TNCN mà có thể bỏ qua nó, nhưng lại phải kế thừa, sử dụng và phát triển những hình thức kinh tế xã hội mà CNTN đã tạo ra, tức đứng trên vai CNTB mà phát triển, phát triển qua cái khác của nó là như vậy. Mô hình tái kinh tế xã hội khác đang hình thành. Giai đoạn thứ nhất là chế độ dân chủ nhân dân, giai đoạn 2 là CNXH và giai đoạn 3 là CNCS cao. Giai đoạn DCND (dân chủ tư sản kiểu mới) là phát triển có trình độ tương đương CNTB phát triển chứ không phải như quan niệm cũ. CNXH là giai đoạn tương đương TBCN cao hay đúng hơn phải là hậu TBCN. CNCS là giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội CSCN.

Chúng ta ngày nay vẫn đang ở giai đoạn DCND định hướng XHCN, theo quan niệm mới. Nghĩa là giai đoạn DCND ngang với thời kỳ qua độ lên CNXH, hay thời kỳ xây dựng tiền đề cho CNXH văn minh. Cho nên dùng thời kỳ quá độ sẽ dễ hiểu lầm như một thời, từ đó xóa sạch các hình thức tư hữu về TLSX, kiểu CNXH thuần túy, duy ý chí, giáo điều chủ nghĩa. Thời kỳ định hướng XHCN là thời kỳ mang hình thái chế độ DCND, Chính qua thời kỳ đổi mới, từ bỏ mô hình CNXH cổ điển, chuyển sang CNXH ĐỔI MỚI, như chúng ta đang xây dựng từng bước là chuyển dịch gần với mô hình CNXH dân chủ, hay Dân chủ xã hội (cùng thực hiện dân chủ hóa, cơ chế thị trường xã hội, kinh tế có sở hữu hỗn hợp và nhà nước pháp quyền của nhân dân, coi trọng chế độ phúc lợi xã hội) Tuy nhiên, mô hình CNXH kiểu mới mà chúng ta sẽ, đang xây dựng hướng tới là một mô hình có khác mô hình Bắc Âu (mô hình mà một thời có khi coi là xét lại chủ nghĩa Mác)

Cần chú ý những nước như nước ta trong tiến trình từng bước xây dựng tiến lên CNXH hiện đại thì vừa cótiến hóa theo chiều dọc (vượt lên chính mình, cao hơn trước, tiến bộ hơn trước) vừa có tiến hóa theo chiều ngang (chuyển dịch thành tựu của thế giới đã có vận dụng vào nước ta). Tiến hóa theo chiều ngang rất quan trọng, hiện tại vẫn là cách thức chính và như vậy là đi tắt đón dầu theo cách nói ngày nay. Có sự đan xen tiến hóa theo chiều ngang (lược bỏ, rút ngắn) mới có tiến hóa theo chiều dọc. Chúng ta cần chú ý chuyển hóa các yêu tố vốn có trong CNTB dần thành tiếu tố XHCN với các mức độ, tính chất khác nhau. Không thể quan niệm một CNXH ngoài CNTB quay lưng lại với văn minh nhân loại ngày nay mà dòng chính đang thuộc về CNTB. Tuyệt đối không nên đối lập một cách siêu hình giữa CNTB và CNXH.

4- Như vậy, CNXH là một xã hội Hữu sản toàn dân chứ không phải vô sản của chung vô chủ(tức không có tài sản là TLSX như cách hiểu cổ điển), một xã hội thật sự dân chủ, tự do và thịnh vượng từ đa số đến mọi người nói chung.

CNXH hiện đại là kiểu, dạng thức hay mô hình chúng ta cần tới chứ không phải là CNXH cổ điển, dù rằng nó vẫn có những nhân tố cần kế thừa.

Và điều quan trọng là CNXH cổ điển tuy rằng, nó có nhiều khiếm khuyết, hạn chế, và trình độ còn thấp nhưng với sự hiện hữu của nó tại thế kỷ 20 với Cách mạng Tháng Mười Nga thì nó đã mở ra một thời dại mới: thời đại TBCN đã bắt đầu cáo chung và thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi thế giới đã mở đầu. CNXH cổ điển đã không vượt qua được chính mình, nó rơi vào khủng hoảng và có nước đã sụp đổ và có nước đổi mới, cải cách tiến lên theo hướng CNXH kiểu mới, hiện đại.

CNXH từ đối trọng, thậm chí đối địch với CNTB trong thế kỷ 20 đã dần dần trở thành đối tác, hợp tác với CNTB cùng phát triển trong thế kỷ 21. Đây là thời kỳ cùng tồn tại hòa bình, thông qua đối thoại, hợp tác và đấu tranh để giải quyết những vấn đề chung của nhân lại ngày nay. Xét về mặt CNXH cũng là phát tiển qua cái khác của nó để trở lại bản thân mình. Như vậy là phủ định hay khẳng định phải qua nhiều khâu trung gian, nhiều cấp độ chứ không phải tam đoạn luận máy móc.

Dù là sở hữu công cộng và nhà nước của dân nhưng đất nước còn nghèo thì chưa phải là CNXH hay cùng lắm là CNXH cổ điển, nguyên thủy, nhưng một nước giàu mạnh cũng chưa hẳn là CNXH nếu dân không được hưởng và làm chủ thật sự. Chính vì vậy Hồ Chí Minh quan niệm CNXH là Dân chủ và Giàu mạnh, và CNXH làĐộc lập - Tự do - Ấm no - Hạnh phúc.

Cách nhìn nhận, phân biệt, phân loại về CNXH cổ điểnCNXH hiện đại và lôgích tiên hóa biện chứng nói trên như vậy sẽ tránh được sự ngộ nhận và lầm lẫn về CNXH và tránh được từ đó có thể cứ tranh luận nhưng nội hàm CNXH mỗi người sử dụng về CNXH với khái niệm này rất khác nhau do nhận thức hay thói quen của quán tính bị đóng khung trong tư duy cũ.

Đại thể quan niệm về CNXH phi truyền thống là như vậy và chủ thuyết phát triển Việt Nam là phải tiến lên CNXH hiện đại (tiến lên hiện đại và XHCN). Xin nêu ra cùng bạn đọc thảo luận.

Xem thêm:

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Di chúc Hồ Chí Minh: Vấn đề dân chủ và "Thực hành dân chủ rộng rãi" với bối cảnh hiện nay

    20/12/2010TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tác giả trên cơ sở khẳng định giá trị về tư tưởng dân chủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và nêu lên những vấn đề cần giải quyết về mặt dân chủ để tạo động lực, đổi mới, hội nhập và phát triển thành công...
  • Chủ nghĩa tư bản thân hữu

    20/10/2010TS. Nguyễn Sĩ DũngNhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài bàn về chủ nghĩa tư bản thân hữu, một thứ quan hệ có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia...
  • 7 đại xu hướng 2010 - Sự Vươn Lên Của Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

    05/01/2010Bảy xu hướng lớn làm thay đổi công việc, đầu tư và cuộc sống của bạn. Chúng ta đang đón nhận một sự thay đổi trong kinh doanh – nhìn nhận một cách sâu xa thì đó là thành tựu của công nghệ thông tin và chính trị toàn cầu...
  • Hình thái châu Á (phương thức sản xuất kiểu châu Á) và chủ nghĩa xã hội

    30/12/2009Igor Nikolaevich KovalevSách Lịch sử kinh tế và các học thuyết kinh tế được Igor Nikolaevich Kovalev trình bày theo phong cách mới, trong đó tác giả sắp xếp kiến thức về lịch sử kinh tế học một cách hệ thống, liên kết phương diện xã hội nhân văn và phân tích toán học với chuyển biến lịch sử. Trong sách này, tác giả dành phần lớn phân tích giai đoạn phát triển kinh tế xã hội nước Nga xô-viết dưới ảnh hưởng trực tiếp của chủ nghĩa Marx. Bài viết dưới đây được trích dịch từ đề mục: “Chủ nghĩa Marx như một mô hình ngôi nhà thế giới về kinh tế”, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho những người quan tâm đến chủ nghĩa Marx.
  • Những tiền đề và điều kiện hình thành phát triển xã hội dân sự hiện nay ở Việt Nam

    23/10/2009TS. Hồ Bá ThâmBài viết này tập trung làm rõ các khíạ canh ở góc nhìn triết học, như: 1-Bộ ba trong xã hội hiện đại; 2- Cần hiểu rõ thực chất xã hội dân sự ở VN hiện nay, có số lượng hoành tráng thiếu thực chất. Vấn đề “tổ chức phi chính quyền do chính quyền tổ chức”?; 3-Sự hình thành, phát triển; 4-Những tiền đề, điều kiện cần tạo ra có nhiều nhưng chung quy lại là gì: 5-Đâu là lực cản của các giai đoạn của quá trình hình thành?
  • Vẫn là vấn đề phương pháp nghiên cứu Di sản Tư tưởng Hồ Chí Minh

    09/10/2009TS. Hồ Bá ThâmKhông thể để cho nhận thức về chủ nghĩa Mác và tư tưởng HCM bị hiểu sai lạc, hiểu giản đơn, tôi xin có bài trao đổi tiếp sau khi có ý kiến phản hồi của bạn đọc Dân Việt và bạn Hoa (lần thứ 2)...
  • Trao đổi với bạn đọc "Di chúc Hồ Chí Minh với mục tiêu phát triển đất nước và các mô hình về XHCN"

    11/09/2009TS. Hồ Bá ThâmMột bài viết đã có sự nhận xét, đánh giá trao đổi, phản biện của bạn đọc quan tâm. “Bài viết của bạn trên mạng về Di chúc của Bác và mô hình CNXHDC Thụy Điển (do cán bộ Trung Quốc khảo sát...) RẤT HAY! Cần phải thoáng, thực sự cầu thị, bởi đã quá lâu rồi chúng ta nhìn chủ nghĩa Marx - Engels - Lênin qua lăng kính của Stalin. Cái mà chúng ta mắc chủ yếu là GIÁO ĐIỀU, không theo đúng tinh thần, tư tưởng các nhà kinh điển và của Bác…
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Chủ nghĩa xã hội đi về đâu?

    15/04/2009Joseph E. StiglitzÔng là người có công chính trong phát triển kinh tế học thông tin, và vì những cống hiến đó ông đã được giải Nobel kinh tế năm 2001. Trong cuốn sách này ông dùng những kết quả nghiên cứu của mình và của các cộng sự về kinh tế học thông tin để làm rõ hơn những vấn đề tranh luận lâu đời về các mô hình kinh tế, các hệ thống kinh tế, và trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách cho các nền kinh tế chuyển đổi hậu XHCN...
  • Triết học Mác với chủ nghĩa duy vật nhân văn

    23/03/2009TS. Hồ Bá ThâmCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác, không chỉ sáng lập ra chủ nghĩa, triết thuyết của mình mà còn đưa ra mẫu mực phương pháp luận về sự tự phê phán và phát triển chủ nghĩa Mác. Đó là kim chỉ nam cho các thế hệ tiếp bước theo các ông. Nhưng đó là việc không dễ dàng tí nào, thậm chí phải trả giá đắt như lịch sử không ít lần đã chỉ rõ, xét cả mặt áp dụng sáng tạo trong thực tế và cả mặt học thuật, phát triển lý thuyết...
  • Chủ nghĩa tư bản vượt xa hơn cuộc khủng hoảng

    17/03/2009Amartya Sen, TS. Nguyễn Quang A dịchCâu hỏi nổi lên gay gắt nhất bây giờ liên quan đến bản chất của chủ nghĩa tư bản và liệu nó có cần phải được thay đổi cuộc khủng hoảng đang lan rộng hay không? Một số người bảo vệ chủ nghĩa tư bản vô độ, những người chống lại sự thay đổi, tin chắc rằng chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi quá nhiều vì các vấn đề kinh tế ngắn hạn...
  • Chủ nghĩa Duy vật Nhân văn: Phương pháp luận nghiên cứu con người hiện nay ở Việt Nam

    13/02/2009TS. Hồ Bá ThâmĐây là một quan niệm mới của tác giả về lĩnh vực triết học nhân văn. Chungta. com cũng đã giới thiệu nội dung khái quát 2 cuốn sách của tác giả về chủ đề này. Để giúp bạn đọc rõ hơn, chúng tôi giới thiệu bài viết trực tiếp về nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn và phương pháp luận của nó.
  • Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác, dưới góc nhìn triết học

    07/02/2009NCVCC, TS.Hồ Bá ThâmPhật giáo là môt tôn giáo lớn có chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học vũ trụ và nhân sinh. Phật học chủ yếu nghiên chiều sâu đạo học, chiều sâu triết học ấy. Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng đang chú ý là nghiên cứu nó trong tương quan, hay tương đồng (chứ không phải đồng nhất) với khoa học hiện đại. Nhưng ít nghiên cứu nó trong quan hệ tương đồng như tế nào đối với chủ nghĩa Mác hay không.
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Chủ nghĩa duy vật nhân văn

    08/09/2008TS. Hồ Bá ThâmVấn đề chủ nghĩa duy vật nhân văn là một hướng nghiên cứu lớn mà chúng tôi đã nhiều năm tìm tòi, suy ngẫm và đã được công bố trong một số công trình, làm rõ các góc độ khác nhau của vấn đề cả mặt khoa học cơ bản và mặt ứng dụng thực tế, cả mặt triết học và khoa học nhân văn, cả mặt lịch sử và mặt đương đại. Các kết quả nghiên cứu của hơn mười năm được nâng cao, hệ thống hóa và sắp xếp tập trung vào 2 cuốn sách...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • xem toàn bộ