7 đại xu hướng 2010 - Sự Vươn Lên Của Chủ Nghĩa Tư Bản Có Ý Thức

01:45 CH @ Thứ Ba - 05 Tháng Giêng, 2010

Bảy xu hướng lớn làm thay đổi công việc, đầu tư và cuộc sống của bạn. Chúng ta đang đón nhận một sự thay đổi trong kinh doanh – nhìn nhận một cách sâu xa thì đó là thành tựu của công nghệ thông tin và chính trị toàn cầu.

Trong "Bảy đại xu hướng 2010", tác giả của cuốn sách bán chạy đồng thời là nhà dự báo Partricia Aburdence đã tiết lộ những ảnh hưởng chưa từng được khám phá, những điều đã bắt đầu làm cải biến hoạt động kinh doanh – đó là tinh thần.

Aburdence đã sử dụng những phương pháp kỹ thuật đã được kiểm chứng để xác định những xu hướng có quy mô trên diện rộng của thị trường cũng như tìm hiểu về sự phát triển của “tinh thần kinh doanh” – một sự đảo chiều chắc chắn diễn ra từ chủ nghĩa tư bản giản đơn đến chủ nghĩa tư bản mới, chủ nghĩa đem lại nhiêu lợi nhuận hơn dựa trên nền tảng của đạo đức xã hội cùng sự nhận thức giá trị và tinh thần đích thực.

Bất kể là bạn làm gì và thu nhập của bạn là bao nhiêu, tác giả cũng sẽ chỉ cho bạn thấy, bạn là một thành viên tích cực trong giai đoạn chuyển biến này.

Trong cuốn sách này, Aburdene nghiên cứu các vấn đề:

• Làm thế nào để việc đầu tư trách nhiệm xã hội của bạn và sự lựa chọn của khách hàng có thể làm thay đổi cả những công ty hung mạnh nhất

• Tại sao những nhà quản lý cần cù và chạy theo giá trị lại làm mờ đi những người được coi siêu sao lãnh đạo và vươn lên trở thành những nhà lãnh đạo mới trong kinh doanh

• Các phương pháp bạn có thể sử dụng để phát triển tinh thần làm việc của mình

• Các câu chuyện thành công kinh doanh từ nhiều nơi trên thế giới khẳng định ảnh hưởng sâu sắc và ngày càng tăng của yếu tố tinh thần

Và còn nhiều điều hấp dẫn nữa….

Bằng một loạt những xu thế lớn, Patricia Aburdene đã xây dựng một bản báo cáo đặc biệt cho việc dự đoán những xu hướng mới hình thành nên nền kinh tế thế giới. Và bây giờ với “Bảy đại xu hướng 2010”, tác giả sẽ đưa bạn tham gia vào một cuộc cách mạng tinh thần, điều sẽ làm thay đổi công việc kinh doanh như chúng ta vốn biết.


Ảo tưởng, huyễn hoặc, ngây thơ - ấy là kết luận của những người đứng trước viễn cảnh tươi hồng được vẽ ra trên tinh thần lạc quan về một thế giới có xúc cảm và ý thức. Thế nhưng xác đáng, thực tế, sáng suốt - mới là cách đánh giá trúng nhất về những hiện tượng nổi bật của thời đại chúng ta đang sống.

Hai phản ứng trái ngược nhau nhưng không hẳn mâu thuẫn với nhau và hoàn toàn có thể nảy sinh một cách logic khi người ta đọc tác phẩm Megatrends: The Rise of Conscious Capitalism (7 đại xu hướng 2010). Cuốn Megatrends 2010 nêu bật 7 xu hướng lớn của đời sống xã hội, kinh tế và tinh thần đang đang hợp lưu thành một dòng chảy lớn, một luồng cải biến toàn diện và sâu sắc.

Mạch nguồn của dòng chảy đó là những giá trị tinh thần, tuy vô hình nhưng được Patricia Aburdene đánh giá là đang dần thay đổi thực tiễn hoạt động và mục tiêu kinh doanh. Ngay từ đầu những năm 2000, bà đã dự đoán rằng thế giới đang chuẩn bị bước vào thời kỳ đầy biến động về mặt kinh tế - xã hội, thời kỳ thách thức cả những doanh nghiệp lớn và có uy tín nhất, đồng thời cũng là thời kỳ mà con người tìm đến với tinh thần, gắng hòa hợp những giá trị “đạo đức” cá nhân với thực tế công việc và môi trường kinh doanh khắc nghiệt.

Con người ngày càng mong muốn thấy doanh nghiệp vượt ra ngoài kỳ vọng doanh số, được coi là mục đích truyền thống và tối hậu của nó, mà nhà kinh tế học Milton Friedman đã khẳng định khi coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận của cổ đông, để hướng tới những mục tiêu xã hội to lớn hơn, tới lợi ích của tất cả các tác nhân có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp (cổ đông, nhân viên, người tiêu dùng, cộng đồng và môi trường sinh thái).

Song, bước chuyển biến đó sẽ chỉ diễn ra khi có sự gặp gỡ giữa tính cấp thiết về kinh tế và những giá trị mới, khi có sự kết nối giữa tinh thần và hành động. Ở cấp độ cá nhân, mỗi người có thể là một người tiêu dùng có ý thức, bảo vệ các giá trị quan trọng đối với mình trong mọi quyết định chi tiêu, một lãnh đạo cấp trung dùng sức mạnh tinh thần để tác động lên các quyết định trong doanh nghiệp mình, một doanh nhân trung thực hay một nhà đầu tư ưu tiên các giá trị đạo đức.

Ở cấp độ doanh nghiệp và tổ chức, đó là những cam kết đầu tư có trách nhiệm xã hội, đặt ra những mục tiêu kinh doanh tuân theo các chuẩn mực đạo đức hay chú trọng đến đời sống tinh thần của nhân viên. Rõ ràng, sức mạnh tinh thần luôn bắt nguồn từ mỗi cá nhân trước khi lan tỏa và tác động lên tổ chức. Bao trùm lên tất cả là ý thức cộng đồng, là trách nhiệm đối với xã hội hiện tại và các thế hệ tương lai, trong đó cá nhân và tổ chức cùng vươn tới các giá trị đạo đức phổ quát và nền tảng, bảo vệ chúng một cách nhất quán, không chỉ thông qua đấu tranh mà còn qua những lựa chọn hàng ngày, từ nhỏ nhất.

Với người đọc Việt Nam, những xu hướng được mô tả trong cuốn "7 đại xu hướng 2010" mang tính nhận định và tổng kết hơn là dự báo, đưa đến một cái nhìn toàn cảnh, thể hiện những lựa chọn ưu tiên và mong muốn của một “người trong cuộc”, xung quanh môi trường kinh tế, hoạt động và ứng xử của doanh nghiệp Mỹ, mà rất nhiều người vẫn coi là một mô hình cần tham khảo và học tập. Người tỉnh táo và cầu thị sẽ rút ra từ bảng tổng kết này những bài học thiết thực để không đi vào vết xe đổ của nhiều doanh nghiệp chạy theo mức tăng “nóng” về doanh thu và cổ tức, bất chấp những hậu quả nhãn tiền về nhiều mặt.

Nhìn rộng hơn, trong cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay, khi thực tế chệch ra ngoài mọi dự đoán và phân tích của các chuyên gia, khi mọi cá nhân đều cảm thấy bị đe dọa, không phân biệt quốc gia, tầng lớp hay nghề nghiệp, thì những hiện tượng được mô tả ở đây tuy có vẻ hiển nhiên nhưng không khỏi khiến người ta giật mình, tự vấn, lật lại vấn đề. Một nền kinh tế ổn định, phát triển hay khủng hoảng, có lẽ chỉ là biểu hiện bề mặt của những xu hướng bất biến và mang tính chân lý. Bởi các giá trị tinh thần luôn ngự trị trong mọi hoạt động của con người, từ cuộc sống hàng ngày đến hoạt động kinh doanh. Sự thịnh vượng và đạo đức sẽ không loại trừ nhau mà đồng hành cùng nhau, hỗ trợ nhau, và chỉ sự thịnh vượng có đạo đức mới bền lâu.

7 đại xu hướng 2010

1. Sức mạnh của tinh thần. Trong những thời kỳ rối ren, chúng ta có khuynh hướng hướng nội; 78% tìm kiếm tinh thần nhiều hơn nữa. Hoạt động thiền và yoga gia tăng. Sự hiện diện linh thiêng lan tỏa sang các lĩnh vực kinh doanh. Các giám đốc điều hành hướng đến tinh thần cũng như các lãnh đạo cấp cao của Redken và Hewlett-Packard (HP) biến cải công ty của họ.

2. Buổi bình minh của chủ nghĩa tư bản có ý thức. Những công ty hàng đầu và giám đốc điều hành cấp cao đang tái tạo hoạt động kinh doanh tự do nhằm tôn vinh các bên có quyền lợi liên quan và cổ đông. Liệu như thế có làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn không? Có. Có tạo ra thêm nhiều tiền bạc không? Rất nhiều nghiên cứu cho thấy những công ty thiện tâm tích lũy được nhiều lợi nhuận.

3. Lãnh đạo cấp trung. Vị trí giám đốc điều hành lương cao, có uy tín đang mờ nhạt rất nhanh. Ngày nay, các chuyên gia nói rằng những nhà quản lý “bình thường”, như Barbara Waugh của HP, tạo nên sự thay đổi bền vững. Họ làm điều đó bằng cách nào? Bằng giá trị, ảnh hưởng và uy quyền đạo đức.

4. Tinh thần trong kinh doanh đang phát triển mạnh. Eileen Fisher, Medtronic giành được phần thưởng “Tinh thần trong công việc”. Ford, Intel và nhiều hãng khác tài trợ cho các hoạt động tâm linh của nhân viên. Hàng tháng, Phòng Thương mại San Francisco tài trợ cho một buổi họp mặt ăn trưa chuyên về tinh thần.

5. Người tiêu dùng đề cao giá trị. Người tiêu dùng có ý thức, những người tránh xa thị trường đại chúng là một “khu vực” trị giá nhiều tỷ đôla. Khi mua ôtô lại (sử dụng nhiều nguồn năng lượng để tiết kiệm nhiên liệu), vật dụng xanh (những vật dụng bằng chất liệu tự nhiên, không độc hại, bền vững và thân thiện với môi trường) hay thực phẩm hữu cơ, họ đều tính đến giá trị của chúng. Vì thế, những thương hiệu thể hiện những giá trị tích cực sẽ thu hút họ.

6. Làn sóng những giải pháp có ý thức. Hãy đến với một công ty ngay gần bạn: Lễ khai tâm. Thiền định. Tha thứ. Đào tạo. Toán học trái tim. Những yếu tố này nghe thật ấn tượng nhưng những người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh có ý thức đang theo sát các kết quả đủ làm bạn bất ngờ.

7. Bùng nổ đầu tư có trách nhiệm xã hội. Các bảng niêm yết chứng khoán hiện nay đều hiện màu xanh. Vậy bạn nên đầu tư vào đâu? Chương này lập biểu đồ xu hướng đầu tư “xã hội” và giúp bạn cân nhắc lựa chọn của mình.

Tiền bạc và đạo đức

7 đại xu hướng 2010 khám phá quá trình tìm kiếm các giá trị đạo đức và ý nghĩa trong kinh doanh ngay trong phạm vi hợp pháp của CNTB hiện đại ‒ một thế giới nơi các doanh nghiệp bị ràng buộc về mặt luật pháp đối với nghĩa vụ tối đa hóa tiền lãi cho cổ đông. Tuy nhiên, điều vừa đáng chú ý vừa bất ngờ là đạo đức doanh nghiệp thường có tương quan với thành quả tài chính. Nói cách khác, nhiều doanh nghiệp “thiện tâm” đang đè bẹp bảng xếp hạng tín dụng Standard & Poors (S&P) 500! Chẳng hạn: Quỹ Winslow Green Growth (Tăng trưởng Xanh Winslow), nắm giữ cổ phần của những công ty đổi mới có tiêu chuẩn môi trường cao, tăng trưởng hơn 90% vào năm 2003 (so với 28,2% của các công ty hàng đầu trong bảng S&P 500).

Nhiều nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp, rất khác với việc bòn rút lợi nhuận, là chỉ số quan trọng của thành công. Huyền thoại về kinh doanh “áp lực và tằn tiện” không chỉ đe dọa các giá trị đạo đức mà cả sự thịnh vượng của hoạt động kinh doanh Mỹ.

Tôi không nói rằng trách nhiệm của doanh nghiệp mang đến thành công về tài chính, nhưng chắc chắn giữa chúng có một mối quan hệ. Các công ty có trách nhiệm xã hội thường được quản lý tốt và quản lý hiệu quả là cách tốt nhất để phép dự đoán thành quả tài chính.

Trên thực tế, nếu bạn muốn đầu tư hoặc làm việc cho một công ty theo đuổi những tiêu chuẩn đạo đức cao, việc xác định những doanh nghiệp đạt kết quả tài chính khả quan tương đối dễ dàng. Có hàng nghìn công ty tốt, nhưng xin bắt đầu với con số 100. Danh sách “100 công dân doanh nghiệp tốt nhất” do Business Ethics (Đạo đức kinh doanh) bầu chọn, được xuất bản thường niên trên CRO Magazine (Tạp chí CRO), là những công ty đặt trọng tâm vào đạo đức, trái đất và nhân viên và như một nghiên cứu cho thấy, chúng vượt 10 điểm so với bảng xếp hạng S&P 500.

Một lần nữa, giả sử bạn là một người tiêu dùng có ý thức; bạn bầu cử bằng ví tiền của mình, dù là cà phê thương mại công bằng, các tấm năng lượng mặt trời hay loại xe lai thương hiệu Honda Accord. Và bạn không hề đơn độc. Hầu hết người Mỹ chú trọng đến tác động đạo đức của những mặt hàng họ mua. Một cuộc điều tra của Hill & Knowlton/Harris cho biết 79% người dân tính đến vai trò công dân khi quyết định mua một sản phẩm, trong khi 36% coi đây là một nhân tố quan trọng. Con số 36% đó là những người tiêu dùng có ý thức giống như bạn.

Trong 7 đại xu hướng 2010, bạn sẽ thấy tại sao những người tiêu dùng có ý thức lại là một thị trường trị giá 250 tỷ đôla làm cho hoạt động kinh doanh tự do tốt hơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Sự Bí ẩn của Tư bản

    23/04/2009Hernando de SotoHernando de Soto là một học giả người Peru, một nhà hoạt động thực tiễn vĩ đại, ông tự hào là người từ Thế giới Thứ ba. Ông và các cộng sự của ông phấn đấu không mệt mỏi vì sự nghiệp của những người nghèo, đấu tranh và, quan trọng hơn, vạch ra cho các chính phủ nên cải cách hệ thống pháp luật ra sao để mang lại lợi ích, trước hết là những cơ hội, cho những người nghèo. Phát hiện mang tính cách mạng của ông là những lí giải về nguồn gốc của tư bản, vạch ra rằng hệ thống quyền sở hữu và các luật và thể chế liên quan chính là môi trường sống của tư bản, là các cơ chế, các quá trình biến các tài sản thành tư bản, duy trì cuộc sống của tư bản và tăng cường năng lực của nó để làm ra của cải ngày càng nhiều hơn...
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • Kinh tế học siêu vĩ mô: Cơ sở khoa học của sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/08/2008Vấn đề tiền ở đâu ra là vấn đề làm đau đầu toàn xã hội từ tầm vĩ mô cho tới vi mô, từ các nhà hoạch định chính sách cho tới chủ doanh nghiệp nhỏ và người dân bình thường. Những khó khăn về tiền gặp phải bế tắc không giải quyết nổi nếu chỉ xem xét và nhìn nhận chúng ở tầm vĩ mô và vi mô. Vấn đề này phải được xem xét và giải quyết ở tầm mức mới, tầm mức siêu vĩ mô...
  • Chủ nghĩa tư bản phiên bản 3.0

    11/03/2008Nguyễn Đình Huy dịchTrong Chủ nghĩa tư bản Phiên bản 3.0, Peter Barnes biện hộ cho cộng sản một cách thẳng thắn và dứt khoát. Đây là một cuốn sách cần thiết về một chủ đề hệ trọng... (Bill McKibben)
  • Xã hội mở: Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu

    08/06/2007George SorosNếu chỉ dựa vào cơ chế thị trường và nhấn mạnh thái quá đến các giá trị thị trường, chủ nghĩa tư bản không thể đảm bảo tự do, dân chủ, và pháp trị; có thể, và nó đã dẫn đến những thảm hoạ như hai cuộc Chiến tranh Thế giới, các cuộc khủng hoảng tài chính. Vì sao chúng xảy ra? Làm sao có thể tránh được những thảm hoạ như vậy, hay chí ít làm nhẹ bớt tác động tai hoạ của chúng? Đó là những vấn đề Soros quan tâm.
  • xem toàn bộ