Chúng tôi như những con “bù nhìn”
LTS: Sau bản tin “Thầy trò đánh nhau: sa thải thầy, cảnh cáo khiển trách trò”, Tuổi Trẻ đã nhận được hàng trăm ý kiến phản hồi, trong đó có rất nhiều giáo viên. Chúng tôi giới thiệu một trong những bài viết đó và rất mong ý kiến trao đổi, đóng góp của bạn đọc...
Tôi cũng là một giáo viên. Ở đây tôi không muốn bàn cãi thêm về hành động đúng sai của thầy trò (trong vụ thầy trò đánh nhau) vừa qua. Tôi chỉ băn khoăn, trăn trở một điều rằng vì đâu mà thầy phải đánh đổi cả sự nghiệp?
Thầy Tuấn trong một lần mất bình tĩnh, nông nổi, đánh mất bản lĩnh sư phạm của mình đã bị xã hội lên án, đánh mất danh dự và mất luôn cả “cần câu cơm”.
Ngay trong trường tôi, thi thoảng vẫn có chuyện học sinh mách với phụ huynh là bị giáo viên trên lớp đánh, mắng vì nói không nghe, vì đi học muộn, vì cãi lời... Sau đó bố mẹ các em phẫn nộ, chưa hiểu ngô khoai đã vội vã gọi điện lên ban giám hiệu đề nghị kỷ luật giáo viên đó.
Thành ra lâu dần người đứng trên bục giảng như chúng tôi hình thành suy nghĩ “mặc kệ chúng nó, em nào học nghiêm túc thì chú tâm, hết lòng dạy dỗ. Còn thành phần bất hảo, cá biệt thì mặc kệ, xem như không có mặt trong lớp, không dại gì động đến nếu như không muốn bị mang vạ vì phụ huynh phẫn nộ, làm khó. Không động đến các em cá biệt thì cũng không bị trừ lương, đụng đến có khi bị đuổi việc ngay...”.
Học sinh hư không được đánh, không được phạt. Trong khi đó vì thành tích của lớp, của trường đề ra nên giáo viên chúng tôi đôi khi còn không nỡ lòng đặt bút cho điểm thấp hoặc cho ở lại lớp cũng không được. Vậy nên thầy cô giáo như chúng tôi đây chẳng khác nào những con “bù nhìn”!
Trở lại vụ thầy Tuấn, tôi nghĩ với hình thức chỉ cảnh cáo, khiển trách trò như vậy thì tương lai sẽ còn nhiều học sinh sẵn sàng “oanh tạc”, “ăn miếng trả miếng” lại thầy cô giáo của mình. Kỷ cương trong học đường là quan trọng, thử hỏi cứ bênh con em mình để rồi chúng không sợ ai cả, mặc sức quậy phá, đua đòi, hư hỏng, đánh mất tương lai thì biết trách ai?
Thực tế có những hôm một tiết học mà tôi phải dành đến 30 phút để nói chuyện. Nói nhẹ nhàng không được, nói nặng cũng chẳng xong. Có những em lười học nhưng nghịch ngợm, “bùng tiết”, nói năng với thầy cô trên lớp thì thất lễ nhưng khi gọi lên bảng trả bài thì lặp đi lặp lại điệp khúc “em không thuộc, tuần sau em gỡ điểm”. Nhưng tuần sau rồi tuần sau nữa vẫn khất lần, chỉ là những lời hứa suông.
Phản ảnh lại với phụ huynh thì đắng lòng nhận được câu trả lời: “Chắc tại trình độ chuyên môn của thầy kém, không đủ dạy con tôi nên nó không nuốt nổi bài trên lớp, sao mà thuộc bài được? Có trách thì các thầy tự trách mình trước đi”.
Dùng hình thức nặng tay thì rất có thể bị mất việc, đe dọa đến “niêu cơm” của gia đình (như trường hợp thầy Tuấn). Còn thờ ơ, mặc kệ, chỉ biết nhìn và hi vọng các em học sinh cá biệt tự nên người thì không đành lòng. Buông xuôi với những “cậu ấm cô chiêu” cá biệt thì rất dễ, nhưng lương tâm nghề nghiệp không cho phép chúng ta đối xử vô tâm như vậy. Thử hỏi cách nào cũng không được thì phải dạy các em như thế nào?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn