Có thể xây dựng đạo đức học trên khoa học không?

09:41 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Giêng, 2008

Hầu hết các hệ thống luân lý lớn nhất của nhân loại đều bắt nguồn từ nhũng tôn giáo. Bước vào thời đại khoa học thực chứng, với ưu thế và những thành công lớn lao của khoa học, với sự cổ vũ của August Comte về một tôn giáo nhân loại (religion de l'humanité), nhiều học giả từ thế kỷ XIX đã nghĩ đến việc tìm cho đạo đức học một nền tảng vững chắc, đáng tin cậy hơn trong các khoa học thay vì trong tôn giáo.

Chúng ta thử lướt qua một số các học thuyết ấy Đó là những học thuyết đạo đức xây dựng:

1. Trên khoa tâm lý học: Các nhà duy nghiệm Anh có khuynh hướng ngày. Hume cho rằng đạo đức học không phải là một môn học trừu tượng, mà là một vấn đề thực tại giải quyết bằng phương pháp thực nghiệm. S.Mill lập ra thuyết duy lợi (morale utilitariste) dựa trên nguyên tắc tâm lý ai cũng tính toán mưu lợi cho mình khi làm việc đạo đức.

2. Trên khoa học sinh vật: Vào giữa thế kỷ XIX, Darwin đưa ra thuyết tiến hóa. Spencer dựa vào đó để xây dựng "đạo đức tiến hóa" (morale évolutioniste) giải nghĩa hành động đạo đức bằng những định luật "thích nghi sinh lý, cạnh tranh sinh tồn, chọn lọc tự nhiên". Guyau dựa vào khuynh hướng ham sống và phát triển căn bản nơi sinh vật để lập ra một “đạo đức không bổn phận, không hình phạt". Nietzsche có đạo đức của con người siêu nhân.

3. Trên khoa học xã hội: Durkheim cho rằng trước hết phải tiến hành nghiên cứu thực nghiệm tất cả các sự kiện luân lý mà ông coi như những sự kiện xã hội: phong tục, tập quán, thời thượng, lý tưởng cộng đồng, khát vọng tập thể. Từ đó có thể thành lập một đạo đức học với những tiên đoán hay những khuyến cáo nào đó.

Phê bình: Những khuynh hướng trên đều thất bại vì những lý do sau:

a) Những kiến thức dùng làm nền tảng khoa học cho các học thuyết đạo đức đã mau chóng trở nên lỗi thời. Ví dụ trong tâm lý có khuynh hướng hướng về lợi thú nhưng cũng có những khuynh hướng cao thượng khác, trong sinh vật học luật cạnh tranh sinh tồn gán cho xã hội là một loại suy mà ngày nay không còn được coi như định luật duy nhất chi phối đời sống con người.

b) Các lý thuyết trên đều dựa vào một tình trạng tự nhiên hay những sự kiện thực tại. Nhung không thể nhất thiết đem một sự kiện tự nhiên, một định luật của vật giới ra làm một bổn phận, một quy tắc đạo đức được. Nói cách khác, không thể biến một phán đoán thực tại ra một phán đoán giá trị. Không thể có những định luật đạo đức như những định luật khoa học. Sự kiện đạo đức là sự kiện thuộc về con người tinh thần và mang tính chất tự do của nó, trong khi sự kiện khoa học bị chi phối bởi tất định nhân quả. Vì thế khi Spencer and Nietzsche dựa vào luật cạnh tranh sinh tồn để làm quy tắc xử thế thì hai ông đã ca ngợi quyền của kẻ mạnh, lên án những công cuộc từ thiện và như thế không còn là đạo đức nữa mà tiếp tay cho quy luật tự nhiên thể hiện sự tàn ác của nó. Những hành động cao cả về cứu khoa phò nguy, về công bình bác ái, không còn tồn tại nữa.

Vì thế những triết gia tinh thần (spiritualiste) đã muốn nhấn mạnh đến việc làm hiện tại hơn là khía cạnh lý thuyết của đạo đức. Họ nhấn mạnh đến kinh nghiệm đạo đức những hành vi đạo đức được sống, được trải nghiệm trong cái cụ thể của đời sống hôm nay. Con người phải sống, phải dấn thân vào đời mới tìm ra những hướng đi chính đáng, những nhận định xác đáng về các giá trị, những lý tưởng mà không khoa học nào có thể đem lại. Do đó cái cần thiết không phải là những lý thuyết đạo đúc mà chính là những nguyên tắc làm tiêu chuẩn cho hành động chúng ta. Những nguyên tắc ấy được lý trí hình thành và dần dần được xác định qua thục tế và hành động.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hai con dê, một chiếc cầu

    24/01/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngTự do, Pháp luật và Đạo đức là những thứ rất trừu tượng. Những thứ này đều có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Nhưng vai trò của chúng là rất khác nhau. Xin phân tích điều trên từ một bài tập đọc mà chúng ta ai cũng đều biết. Đó là bài tập đọc vỡ lòng về việc hai con dê cùng qua một chiếc cầu...
  • Xung đột bổn phận

    21/01/2016Vĩnh AnTrong đời sống có những bổn phận mà việc thực hiện bổn phận này sẽ làm tổn hại đến bổn phận khác. Ví dụ: Ta có bạn làm việc phi pháp và ta được cảnh sát mời ra để hỏi chứng cớ về người bạn ấy. Vậy ta nói dối để che chở bạn hay nói thật để pháp luật được tôn trọng...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Danh và phận

    25/12/2007Tạ Duy AnhCách đây vào mươi năm, những từ như thân phận, an phận, biết phận… bị coi là đầy màu sắc phong kiến, thủ tiêu đấu tranh, phân biệt giai cấp, sang hèn, có học và vô học… Xã hội mới là bình đẳng, không có “phận” trước cho ai hết. Sự thô thiển hóa nào cũng gây hậu quả khôn lường. Và chúng ta ở khắp nơi đều phải trả giá cho sự thiếu đào sâu suy ngẫm. Một trong những cái giá đắt nhất là mọi người không tự biết mình là ai.
  • Nấc thang cuộc sống

    27/11/2007Phan Tự TổBất luận là ai đều muốn có một cuộc sống vươn lên, cho nên tôi dùng đầu đề này gọi là "Nấc thang cuộc sống”. Bởi sự tiến bộ của vật chất văn minh, chiếc thang mà chúng ta dùng ở đây cũng đã có tới mấy loại...
  • Tính tương đối của các giá trị

    12/01/2007Lịch sử và nhân loại học cho thấy sự biến thiên to lớn trong chuẩn mực và tín ngưỡng giữa những dân tộc và những nền văn hóa khác nhau. Có sự khác biệt tuyệt đối nào giữa cái gì đúng và và cái gì sai? Hoặc những phán đoán như vậy có đơn thuần là sự biểu hiện của một nền văn hóa nào đó hay của một ý kiến cá nhân?
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • xem toàn bộ