Cờ tướng và chân lý mang tên tương đối

VTC HD VIP, Một kỳ thủ
04:58 CH @ Chủ Nhật - 13 Tháng Sáu, 2010

Tôi là một người nghiện cờ tướng và là một kỳ thủ không phải hạng xoàng. Nhưng tôi vẫn không thể thắng tất cả các đối thủ từng gặp. Vì sao vậy? Câu hỏi này mãi ở trong đầu tôi cho đến một ngày...

Nhiều người mê cờ, cờ tướng hoặc cờ vua hay cờ vây… Tất cả các trò thể thao trí tuệ này có chung những đặc điểm sau:

- Cân bằng: Các môn cờ gần như đạt đến sự cân bằng tuyệt đối của các yếu tố cạnh tranh ngoại trừ việc đi trước – đi sau. Thông tin cạnh tranh bày rõ trên bày cờ, không giấu diếm, dĩ nhiên là không tính đến ý đồ cạm bẫy. Số quân hai bên bằng nhau chằn chặn. Số nước đi bằng nhau. Vị trí các quân tương ứng như nhau. Nguyên tắc đi giống nhau. Thời gian chơi như nhau.

- Huy động trí tuệ: Rõ ràng cờ là môn chơi của trí tuệ chứ không phải cơ bắp.

- Vận dụng kinh nghiệm: Kinh nghiệm là rất quan trọng trong đánh cờ. Thiếu kinh nghiệm, bạn sẽ rơi vào cạm bẫy.

- Vận dụng sáng tạo: Sáng tạo cũng rất quan trọng. Nó tạo ra đột phá và bất ngờ trong các nước đi.

- Thể hiện tính cánh: Tính cách thể hiện rõ trong chơi cờ. Điềm tĩnh hay nôn nóng, lỳ lợm hay bộp chộp, điềm đạm hay nóng nảy, tinh tế hay phàm phu… tất cả đều thể hiện trong mỗi nước đi, nhất là giai đoạn giằng co căng thẳng nhất của ván cờ.

Vì là người chơi cờ tướng, tôi xin chỉ nói về môn cờ này trong khuôn khổ bài viết này. Nhìn rộng ra, có thể thấy môn cờ tướng có nhiều đặc điểm giống với cuộc sống, nhất là cuộc sống trong thời đại này, thời của nền kinh tế tri thức.

Trong thời đại này, người ta luôn phải đối mặt với cạnh tranh. Trong tầng thực dụng của mỗi con người luôn có sự tranh giành, đối đầu, đấu trí với nhau. Cũng tương tự kỹ thuật tranh tiên, đấu quân hay việc đấu trí trong ván cờ. Cho đến nay, mỗi người vẫn đang đi tìm cho mình một chân lý đúng trong mọi trường hợp để tiến đến thành công viên mãn, đến đỉnh cao nhất của sự nghiệp, của tình yêu, của hôn nhân, của cạnh tranh trên thương trường… Đó chính là chân lý tuyệt đối. Cũng như mỗi kỳ thủ đều cố gắng tìm cho ra một lối đánh có thể thắng mọi đối thủ mình gặp, mọi trường phái cờ, mọi chiến lược và chiến thuật, tức mọi trận đánh. Đó là cảnh giới cao nhất của một kỳ thủ và là đích đến mơ ước của mọi người. Nhưng trên thực tế liệu có tồn tại một lối đánh nào như thế không? Câu trả lời là không. Tuyệt đối không. Không có bất kỳ một cách đánh nào, một chiến thuật nào cụ thể để có thể thắng tất cả các đối thủ, thậm chí là thủ hoà. Nguyên tắc bất di bất dịch của cờ tướng là sự linh hoạt. Không có một nguyên tắc cục bộ nào tuyệt đối đúng trong tất cả mọi trường hợp.

Ví dụ, có một câu nói người ta hay truyền miệng nhau mà ai cũng biết khi chơi cờ là Xe 10, Pháo 7, Mã 3. Nhưng nguyên tắc này chỉ đúng khi khai cuộc hoặc phần đầu trung cuộc. Đến phần sau trung cuộc hay tàn cuộc thì lại là Xe 10, Mã 7, Pháo 3. Bởi bắt đầu, khi bàn cờ còn nhiều quân, pháo là vũ khí lợi hại vì có nhiều ngòi còn mã thì khó di chuyển vì thường bị cản. Nhưng càng về sau, khi các bên dần mất quân, bàn cờ sẽ có nhiều khoảng trống hơn, pháo sẽ ít ngòi đi, mã sẽ có ít bị cản hơn, tự do tung hoành hơn.

Hay kỹ thuật dùng xe giữ mã, mã làm ngòi cho pháo để bắt xe đối phương cũng là con dao hai lưỡi. Nếu khi mã của đối phương cũng đang trùng chân của mã mình và xe đối phương đang cùng cột với mã mình, thì kỹ thuật đó lại phản tác dụng. Vì xe đối phương sẽ ăn thẳng vào mã của mình. Hoặc là nguyên tắc chơi pháo gánh thì phòng thủ chắc nhất cũng vậy. Nếu đối phương chơi pháo đầu mã độn hoặc ngoạ tâm pháo, thì bên mình triển khai pháo đầu và một pháo gác biên cạnh tốt ba hay tốt bảy là chắc chắn nhất.

Còn vô vàn ví dụ khác chứng minh cho việc không có một nguyên tắc bất biến nào trong cờ tướng ngoại trừ sự linh hoạt. Các kỳ thủ hàng đầu thế giới sở dĩ giành nhiều chiến thắng là bởi họ thấm thía điều này. Họ không áp dụng một lối đánh cụ thể cho tất cả các đối thủ. Mà mỗi đối thủ họ lại có một lối đánh khác nhau sao cho khắc nhất. Mỗi một thể xuất quân họ đều có một thế xuất quân tương khắc. Mỗi một nước đi họ đều có một nước đi tương khắc. Người nào linh hoạt nhất thì người đó có vị trí cao nhất.

Suy rộng ra, trong cuộc sống cũng vậy. Không thể áp dụng một nguyên tắc bất biến nào trong cuộc sống mà không tính đến hệ quy chiếu và các yếu tố tương đối. Nghĩa là một nguyên tắc có thể đúng trong điều kiện này nhưng lại sai trong một điều kiện khác, hoặc có thể đúng đối với phản ứng này của đối thủ cạnh tranh nhưng lại sai đối với phản ứng khác của đối thủ.

Vì thế, hành trình đi tìm một nguyên lý tuyệt đối ngoài trừ sự linh hoạt trong cạnh tranh sẽ chỉ dẫn đến ngõ cụt. Chỉ có một chân lý tuyệt đối trong cờ tướng và cuộc sống: Sự tương đối. Và không có một chân lý phổ quát cho cờ tướng và cuộc sống ngoại trừ chân lý kể trên. Chỉ có những chân lý cục bộ mà thôi.

Nhưng có một thứ tôi tuyệt không thể linh hoạt được: Đó là nguyên tắc đạo đức phải được đặt trên danh lợi. Chính vì thế, có lẽ tôi có thể vô địch trên bàn cờ tướng nhưng sẽ mãi mãi không vô địch trong cuộc sống được...

Sau cùng, đánh cờ không chỉ là đánh cờ cho vui. Đó là cuộc chiêm nghiệm đầy thách thức và thú vị về “bàn cờ cuộc đời”.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ

    22/06/2006Trà ĐoáBóng đá ra đời ở Anh hay ở Trung Quốc, chắc chẳng quan trọng gì. Ngày nay, nó đã trở thành môn thể thao có đông người hâm mộ nhất, và vì thế được các chính phủ “quan tâm” nhiều nhất. Một nơi bóng đá chẳng được bao nhiêu người ưa thích như Mỹ mà trước World Cup 2006, tổng thống G. Bush còn gọi điện động viên tinh thần cho huấn luyện viên Bruce Arena...
  • Ván cờ cuộc đời

    10/06/2010Hạ ViTiếp tục series những tiểu thuyết trinh thám nước ngoài bán chạy nhất thế giới, NXB VH-TT lại đưa người đọc đến với câu chuyện về bộ cờ vua và những bí ẩn đẫm máu mang một sức hút mãnh liệt. Toàn bộ tên các chương sách đều được đặt liên quan đến cờ vua: phòng vệ, quân tốt tiến đến bốn cánh hậu, một ván cờ…
  • Lý thuyết trò chơi – áp dụng vào cách của Bạn trong không gian kinh tế

    28/12/2009Nguyễn Tất ThịnhCuộc chơi cổ điển là dẫn đến Thắng – Thua. Cuộc chơi như trong tinh thần Olimpic là kỉ lục về đích trước – sau. Nhưng còn một cách chơi nữa là Thắng nhiều – Thắng ít, đó là Cuộc chơi Kinh doanh trong Không gian Kinh tế…Nơi đó đủ chỗ để dung chứa mọi niềm lạc quan từ bé nhỏ đến lớn lao, trừ khi bạn muốn khóc hoặc nuôi ý nghĩ phải vơ vét tất cả và làm mọi người trắng tay…
  • Trò chơi người lớn

    29/05/2009Nguyễn Thị Thục AnhNgười lớn, đa phần đều là những trẻ em lâu năm. Bằng chứng, cứ hở ra là họ lại say sưa nhớ về thời cởi truồng tắm sông và những trò chơi con trẻ. Đôi khi, không chỉ nhớ, họ còn tìm cách chơi...
  • Tu bụi

    05/04/2008Trần Kiêm ĐoànCó lẽ đã rất lâu rồi mới lại có một cuốn sách cùng một lúc đạt đến nhiều tiêu chí như "Tu Bụi". Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử truyền tải nhiều nội dung Phật giáo đồng thời lại phân tích và lý giải rất sâu sắc những triết lý sống mà đạo Phật hướng vào...
  • Trò chơi thăng bằng của ông chủ

    23/08/2005Thoát khỏi những vụ "xì căng đan" tai tiếng, vị TGĐ điều hành General Electronics, Jack Welch giờ đây mới có thời giờ để ngẫm lại những gì đã trải nghiệm trong hơn 21 năm làm việc tại một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất thế giới này. Những năm tháng "về vườn", vui thú với duyên mới ông mới bắt đầu cảm nhận và suy nghĩ về những cái gọi là giá trị, là tư chất cần có của một doanh nhân tài ba.
  • Tranh - hợp: trò chơi thương trường bất tận

    04/07/2005Vũ Ngọc TiếnNhà kinh doanh thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: “Thương trường là chiến trường”. Theo đó, sẽ luôn có người thắng kẻ bại, bởi ta chỉ thành công chưa đủ, phải làm sao cho kẻ khác thất bại. Thế nhưng một nhà tài phiệt ngân hàng đầu thế kỷ XX, Bernard Baruch lại khuyên mọi người: “Không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng.” Kinh doanh là hợp tác khi cần tạo ra chiếc bánh thị trường, nhưng sẽ là cạnh tranh khi đến lúc chia phần chiếc bánh đó. Nó không chỉ đơn thuần là chiến trường, nó là một cuộc chơi, không nhất thiết thắng- bại rạch ròi mà có khi cùng thắng, có khi cùng thua. Vấn đề ở chỗ ta phải nhận diện, phân loại người chơi, tùy nghi ứng xử để có quyền lực mạnh nhất trong cuộc chơi. Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh nhằm hóa giải những điều vừa nêu, làm biến chuyển hoàn toàn cách cảm và nghĩ của mọi người, trở thành công cụ hữu hiệu để bước vào kỷ nguyên hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế. Vì thế, năm 1994, ba nhà tiên phong trong lý thuyết trò chơi là John Nash, John Harsanyi và Reihart Selten đã được nhận giải thưởng Nobel kinh tế.
  • Tranh và Hợp hay Lý thuyết trò chơi trong kinh doanh

    04/07/2005Acsimet từng nói, cho tôi một điểm tựa tôi sẽ nâng cả trái đất. Còn các nhà kinh doanh thì nói, với 5 yếu tố cơ sở Người chơi, Giá trị gia tăng, Quy tắc, Chiến thuật và Phạm vi của lý thuyết trò chơi, bạn sẽ có năm đòn bẩy giúp lay chuyển cả thế giới kinh doanh...
  • xem toàn bộ