Cuộc đời mất giá

08:41 SA @ Thứ Năm - 09 Tháng Tư, 2015

Bởi lý do giá hàng cao vọt, kinh tế túng thiếu, bắt buộc người cha phải làm việc từ tám giờ tăng lên mười hai giờ, người mẹ cũng phải cởi bỏ bộ cánh lộng lẫy xa hoa để chui vào bếp. Còn trẻ con thì sao? Cũng phải chạy đông chạy tây vác những sách vở giấy bút rách nát bước vào những lớp học thiết bị không hoàn thiện.

Tình cảnh này chúng ta có thể tai nghe mắt thấy, thật là quá nhiều quá nhiều. Tức thì chúng ta đã phải ngao ngán mà thốt lên tiếng kêu than rằng:

- Cuộc đời ngày nay, quả là cuộc đời mất giá!

Cuối cùng có phải là mất giá không? Tựa hồ như không thể chỉ căn cứ vào một tiếng kêu than được. Giả sử chúng ta đi sâu thêm một bước để quan sát thì những người cha đâu có thể vì làm việc mười hai tiếng trong ngày mà tự xưng là máy móc trâu ngựa, mà giận dữ từ chức. Người mẹ cũng không thể vì vào bếp làm việc khổ sở mà than rằng mệnh bạc, mà tuôn đôi hàng lệ. Còn bọn trẻ con thì sao? Càng không thể vì chạy đông chạy tây mà sinh tiếng than thở “đi không có xe”, “ăn chẳng có cá” được. Ở trong đây quả thực tồn tại một loại tinh thần kiên trì, ẩn nhẫn, chịu khổ làm việc. Loại cuộc đời như thế này chúng ta làm sao có thể nói là đã mất giá được?

Con người không phải là hàng hóa, sự sụt giá của hàng hóa không có cái gọi là tự hạ xuống được. Con người thì không như vậy, “Giá thân thể tự hạ xuống” là lời của con người nói ra, cũng là việc của con người làm ra, tự hạ xuống hay là có người khác hạ xuống, cơ hội sụt giá, hiển nhiên là ở khoảng lớn hơn và rộng hơn so với hàng hóa.

Tự hạ giá đương nhiên là không tốt, hơn thế không thể sinh ra được. Chẳng như có một số người cố tình làm ra, càng có một số người làm ra, thậm chí bản thân mình cũng không biết nữa. Đây quả thực là nỗi đau buồn của cuộc đời.

Trong số bạn bè tôi, có người giàu có, khi vừa đặt chân tới Thượng Hải, mỗi ngày anh ta nghĩ, ngồi loại xe nào, xem vở tuồng nào, ăn loại cơm nào, nói chuyện với loại phụ nữ nào. Về sau anh ta bước vào cuộc đầu cơ buôn bán bị thất bại, tiền cũng chẳng còn nữa. Tìm một việc nhỏ để đủ cháo loãng, đi sớm về muộn, trong lòng chẳng còn gì vấn vương, con người sinh ra béo bệu. Còn có một nữ sĩ, trước đây, vì một bộ quần áo, vì một chiếc túi xách tay, một đôi giày da, thậm chí chỉ vì một kiểu tết tóc nàng đã phải tốn mất rất nhiều thì giờ. Bây giờ hết tiền rồi, dứt khoát phải mặc bộ áo xanh và đi giày vải, cuối cùng trong lòng cũng chẳng còn gì vương vấn, hơn thế phong độ tư thế cũng chẳng kém gì so với trước kia. Trong tâm họ đã cho rằng cuộc đời sụt giá. Thế nhưng loại cuộc đời này, quyết không phải là cuộc đời sụt giá.

Nhà triết học Đức Friedrich Nietfche nói: “Thời đại ngày nay là thời đại lặp lại từ đầu mọi giá trị”. Câu nói này soi vào hiện tại chúng ta cảm thấy vô cùng chính xác. Khi cuộc đời giàu có dư thừa, bàn về cuộc đời để nhận thức, bao giờ cũng có chút mê muội, cho dù không mê muội, cũng rất hư ảo, cho dù không hư ảo, cũng rất khó sâu sắc. Trong số bạn bè tôi có người chủ trương không thể bàn về cuộc đời với chiếc bụng rỗng được. Tôi cho rằng bụng no thì lại càng không thể, bụng no chỉ thích hợp với việc đi ngủ khò. Bụng rỗng nhưng lại có tinh thần, có thể kêu ra những âm thanh, có thể nghĩ ra những ý tứ.

Xã hội ngày nay quả thực là có những tiếng hò hét ở bên ta “Cuộc đời mất giá”. Chúng ta nghe thấy những âm thanh này nên tự tỉnh táo đem giá trị cuộc sống của mình đánh giá lại từ đầu một lượt, cuối cùng là đã hạ thấp xuống hay là chưa.

Sự hạ thấp giá trị của hàng hóa, một là do tự thân nó đã úa nát hoặc thiu thối, hai là do bản thân nó vô cùng tốt đẹp nhưng bởi không gặp được chủ thích mua hoặc là đem tới không đúng lúc, hoặc là đặt vào chỗ không thích hợp. Con người không phải là vật. Con người có thể tự chủ được, cuối cùng có thể ví với vật được hay không là tùy thuộc vào sự suy xét sáng suốt của chính mình.

Lời bình:

Thời nay người ta chạy theo ảo tưởng bên ngoài là những lời khen, những chỉ số, thứ hạng... cao để an ủi cho thành tích, giá trị nội tại của chính mình. Các giá trị vật chất, giá trị ngoại tại đang được lấy để dùng đo cho bản thân. Mỗi khi giá trị vật chất trồi sụt, chỉ số bỗng bị văng ra ngoài làm người ta lo lắng, bất an rằng mình đang bị mất giá.

Hãy nghĩ lại! Con người chỉ mất giá khi không còn giữ được phong thái, hành vi văn hóa của chính mình.Không ai cướp được giá trị của bạn ngoài bạn. Đẳng cấp về văn hóa đòi hỏi phải rèn luyện và gìn giữ nó lâu dài. Giàu sang, phú quý nhưng lại kênh kiệu, huênh hoang, khoe khoang... thì giá trị ở vào đâu?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cảm giác bất an

    11/11/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupBất an là một cảm giác, một trạng thái tâm lý bình thường của con người. Sẽ chẳng có gì là đáng bàn nếu nó xuất hiện ở một hoặc một vài cá nhân. Vấn đề cần nghiên cứu là cộng đồng, hay nói rộng hơn, xã hội sẽ đi về đâu khi bất an trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến...
  • Chuyện giả, thật

    22/05/2020Vương Trí NhanKhông khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả....
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Một cách nhìn khác về cuộc đời

    20/08/2017Tăng Thị Hoa dịch (Thanh tra Bộ Giáo dục)và Đào tạo“Khi còn khoẻ mạnh, tôi cũng đã từng suy nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời? Sau khi biết mình mắc bệnh, tôi đã đi đến kết luận điều quan trọng nhất chính là triết lý sống của một con người ”...
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Thói hư tật xấu của người Việt : Quan lớn như hạ lưu, Ảo tưởng thoái hóa, trì trệ bất lực

    09/04/2015Vương Trí NhànNghĩ như những người quan cao chức lớn, cửa rộng nhà to, mũ áo đai cân, mày đay kim khánh mà gian tham xiểm nịnh, bất nghĩa vô lương hút máu hút mủ của dân thứ để nuôi béo vợ con...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • Giả, dối

    31/03/2008Cấn Thị Phương (Nha Trang, Khánh Hòa)Sáng sớm, nhà đài thông báo trong chương trình thời sự nghe đến giật mình: “Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, 70% mũ bảo hiểm lưu thông trên thị trường là giả!”. Một con số ai nghe cũng sợ, giật mình hỏi: “Ban quản lý thị trường đang ở đâu?
  • V.I.P tự phong - Ảo tưởng của những cô gái trẻ

    28/01/2008Nguyễn TrangGiờ đây, cụm từ Vip được dùng nhiều hơn cả cho những cô gái mới lớn, có chút nhan sắc, thành tích và tự phong mình "cao hơn người thường một bậc".
  • Vòng đời

    08/01/2008Hà Phạm Phú"Sinh - lão - bệnh - tử" đó là vòng đời, là cuộc sống. Lớp người tuổi chúng tôi, sinh ra trong chiến tranh, lớn lên trong chiến tranh, những lúc gặp nhau, thường hay ôn lại những gì đã trải qua, hay bàn đến ý nghĩa của cuộc sống...
  • Thật và giả

    15/03/2007Thu LêTết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật...
  • Chúng ta nên sống giả?

    01/09/2006Phan Thị Vàng AnhKhi đã ngoài 30, tôi yêu những câu trả lời thật thà khi nhỏ đó biết chừng nào, vả lại xấu hổ vì sao lúc 16 - 15 mình xấu hổ…
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • L.N.Tonxtôi với câu hỏi: “Đời tôi là gì ?”

    26/11/2005Thanh ThảoMỗi nhà văn đích thực đều là mỗi nhà không tưởng ở những mức độ khác nhau. Tônxtôi là nhà văn vĩ đại, đồng thời là nhà không tưởng vĩ đại. Sự vĩ đại bắt đầu ở chỗ tất cả những tư tưởng những dằn vặt những đau đớn khắc khoải của ông đều bắt nguồn từ một câu hỏi nó bật ra tự thâm tâm ông khi đã trải đời và...
  • Một cuộc ra đời lần thứ hai

    27/09/2005Phạm ToànTrước hết, cần tìm một định nghĩa cho tâm linh. Xưa nay khái niệm ấy dùng một cách mù mờ, chân tình và cơ hội, trắng đen vàng thau để lẫn lộn. Thành thử có khi tôn vinh tâm linh mà thành hạ thấp nó. Còn trong nhiều trường hợp tâm linh trùng với đồng cốt phong thuỷ...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • xem toàn bộ