Đàn ông thì…
Ngày còn là sinh viên chúng tôi thường mặc vest khi ra khỏi nhà đến lớp, dạo phố, xem phim, đi nhậu... Mỗi khi ủi đối với áo sơ mi, anh bạn cùng phòng của tôi chỉ ủi hai vạt trước. Hỏi thì được nghe trả lời rằng những chỗ khác của sơ mi đã được áo vest che, ủi chi cho mất công, cho mất thì giờ, cho tốn điện?!
Tất nhiên, khi mặc áo len cổ lọ anh bạn tôi chẳng thèm để mắt tới cái bàn ủi, vờ như là không có cái gọi là bàn ủi trên cõi đời này! Anh bạn tôi có lý, không thể bắt bẻ vặn vẹo. Ngẫm nghĩ, quả thật anh ấy lười nhưng mà lười một cách rất thông minh!
Ngày còn bé ở Hà Nội, vào những ngày đông lạnh buốt, cậu con trai của tôi để nguyên áo ấm chui vô chăn. Vợ tôi mắng thì được nghe giải thích là để sáng hôm sau đỡ mất công mặc lại (đằng nào chả thế)! Quả thật cậu con trai của tôi lười và lười lấy được, biết sai, biết không đúng nhưng vẫn cố tình lười!
Ngồi buồn, giở chuyện ngụ ngôn ra xem. Chao ôi! từ cổ tới kim, từ đông sang tây trên cả thế giới này những kẻ "há miệng chờ sung” không hiểu sao đều là đàn ông cả!
Không những với việc chung, đàn ông còn lười ngay cả với những việc của cá nhân mình. Mỗi việc thay quần áo ra ném vào máy giặt đàn ông cũng lười, tắc lưỡi cho qua. Hoặc như cắt móng tay của mình đàn ông cũng đại khái thật nhanh, không mấy khi tỉ mỉ dụng công như phu nữ. Tắm gội, đàn ông ào một cái là xong. Đánh răng rửa mặt, đàn ông nhanh như chớp! “Mồm miệng đỡ chân tay” - đến cơ quan nếu trốn việc được thì đàn ông sẵn sàng trốn, sẵn sàng đùn đẩy gánh nặng cho đồng nghiệp của mình. Cơ quan tôi có một vườn hoa nhỏ khá xinh xắn, kha khá những chậu mai chiếu thủy, lộc vừng, những gốc sung, nguyệt quế. Lẽ ra nếu phân cho một phòng chăm sóc vài cây thể mọi việc không đến nỗi nào. Đằng này các vị lại phân công các phòng luân phiên nhau tưới tắm. Kết quả là dễ trồng như lộc vừng cũng héo rũ, nối đuôi nhau về bên kia thế giới. Là bởi vì phòng nào cũng nghĩ các phòng khác đều thực thi nhiệm vụ nghiêm chỉnh, mình có trốn tưới một hôm cũng không sao.
Đàn ông đặc biệt lười trong những việc chung như thế đúng như câu ngạn ngữ “Cha chung không ai khóc”. Đàn ông lười với ngay cả bản thân mình. Nhưng thật may, có những “viêc” đàn ông không những không lười mà ngược lại, rất tích cực rất chăm chỉ. Nhưng tích cực chăm chỉ đến mức nào thì chỉ các bà mới trả lời được.
Nội dung khác
Tạ Đình Đề và nỗi ám ảnh của Lưu Quang Vũ
01/05/2018PGS. TS. Lưu Khánh ThơNhững dòng nhật ký của Lưu Quang Vũ trước lúc nhập ngũ
17/04/2018Lưu Quang VũBánh Trôi, Bánh Chay - Tết Hàn thực của người Việt và sự ngộ nhận
14/04/2021Tri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên CườngThư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng
13/04/2021Xuân AnChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P2)
12/04/2021Thiện Tâm tổng hợpTrí thức và thói háo danh
05/02/2018Vương Trí NhànChúng ta thoát thai từ đâu? Phát hiện sửng sốt từ dãy Himalaya (P1)
11/04/2021Thiện Tâm tổng hợpHiệu ứng chim mồi trong việc bán hàng
11/04/2021Đọc sách
11/04/20215 tiên đoán của Alan Phan về kinh tế Việt Nam
25/04/2014TS. Alan PhanSự thật của ngày nói dối
01/04/2019Nguyễn Việt Hà