Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình

08:11 SA @ Thứ Bảy - 29 Tháng Mười, 2005

Đạođức học Cantơ chứa đựng những luậnđiểm có giátrị tiềnđề cho tư tưởng văn hoá hoà bình mà nhân loại hiện đang hướng tới. I.Cantơđã làm nổi bật tính nhân văn khi xácđịnh "loài người nhưmột" làđối tượngcủa đạo đức học vàcho rằng, conngười phải tuân thủ quy tắc ứng xử chung- "mệnh lệnh tuyệtđối". Ôngcòn đưara nguyên tắc về phẩm giá tuyệtđối củacá nhân,đề cao giátrị con người,coi con người làmục đích củađạo đức và góp phần thức tỉnh sự tự ý thức củacon người. Với những nộidung căn bảnđó, đạo đức học Cantơkêu gọi nhân loại hướng đến những giátrị đạo đức chung, hướng tới nền hoà bình vĩnhcửu. Sự công hiếnto lớn của I.Cantơđã đưa ông trở thành ngườiđặt nền móngcho nền văn hoá hoà bình- văn hoácủa hiện tại và tương lai.

Loài người luôn có khát vọng hướng tới những giá trị nhân văn cao đẹp. Những giá trị đó phải mang tính chất nhân loại chung, phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ (cái vĩnh hằng). Đó vừa là điều kiện cần thiết, vừa là mục đích tối cao của sự phát triển trong bối cảnh nhân loại đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba với nhiều biến động khó lường. Hơn lúc nào hết, con người càng phải đề cao giá trị chung đó, hướng tới hòa bình, hợp tác, chuyển từ đối đầu sang đối thoại trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh giữa các quốc gia, các dân tộc, cùng chung sức giải quyết những vấn đề toàn cầu. Những ý tưởng đó đã được nhiều nhà tư tưởng lớn, nhiều triết gia lỗi lạc đề cập đến.

Một trong những người quan tâm đặc biệt đến những giá trị chung đó chính là I.Cantơ - người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, nền triết học có ảnh hưởng đáng kể đến lịch sử văn hóa nhân loại nói chung và là nguồn gốc lý luận trực tiếp của thế giới quan duy vật biện chứng, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cho triết học hiện đại với tư cách là một trong những cội nguồn của triết học hiện đại. I. Cantơ được đánh giá là người có công lớn trong việc tạo nên văn hóa hòa bình và gián tiếp tạo nên bộ mặt tinh thẩn cho nền văn minh hiện đại.

Có thể nói, toàn bộ triết học Cantơ mang đậm tinh thần nhân văn với mục đích đem lại cho con người một cách nhìn mới về thế giới và về chính bản thân mình. Tính chất nhân văn của triết học Cantơ được biểu hiện rõ và có thể nói, độc đáo trong học thuyết đạo đức của ông. Trong đó, bản chất đạo đức và khát vọng vươn tới đạo đức của con người được khẳng định như là một giá trị cao cả nhất của loài người. Nghiên cứu đạo đức học Cantơ, chúng ta thấy xuất hiện nhũng luận điểm có giá trị như là tiền đề cho tư tưởng văn hóa hòa bình mà thế giới hiện nay đang hướng tới.

Theo I.Cantơ, tất cả các vấn đề triết học đều phải hướng vào việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người. Triết học phải đem lại cho con người một nền tảng thế giới quan mới, vạch ra những nguyên tắc cơ bản của cuộc sống và những lýtưởng nhân đạo. Vì vậy, ông đã đưa ra về giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

1. Tôi có thể biết được cái gì?

2. Tôi cần phải làm gì?

3. Tôi được phép hy vọng gì?

Những vấn đề này phản ánh các khía cạnh cơ bản nhất trong mối quan hệ "con người - thế giới”, đó là nhận thức, thực tiễn, giá trị.Vấn đề thứ nhất có nghĩa là, con người với tư cách chủ thể nhận thức có thể biết được những gì về thế giới. Đây là vấn đề mang tính nhận thức luận thuần túy được nghiên cứu trong triết học lý luận của Cantơ (trong Phê phánlý tính thuần túy).

Vấn đề thứ hai là con người phải làm gì đế đem lại hạnh phúc cho chính mình. Đây là vấn đề thục tiễn, được nghiên cứu trong triết học thực tiễn (trong Phê phán lý tính thực tiễn).

Vấn đề thứ ba là thế giới tinh thần, ước mơ, khát vọng vươn tới sự hoàn thiện, tới tương lai. Vấn đề này bao hàm cả khía cạnh lý luận lẫn khía cạnh thực tiễn, được nghiên cứu trong mỹ học Cantơ (trong Phê phán năng lực phán đoán).Sau này, l.Cantơ cho rằng, ba vấn đề này, về thực chất, có thể quy về một vấn đề - vấn đề con người.

Là người vốn chịu ảnh hưởng của triết học duy lý, I.Cantơ cho rằng, trong đời sống của con người và xã hội thì lý tính thuần túy là có giới hạn. Nghĩa là, cuộc sống của loài người nói chung và con người nói riêng không chỉ phục tùng lý tính lý, luận, mà còn phục tùng một lý tính khác: lý tính thực tiễn. Với quan niệm này, I. Cantơ muốn xây dựng một khoa học vế lý tính thực tiễn (đạo đức học) khoa học đưa ra các quy tắc, nguyên tắc mang tính phổ biến, tất yếu và bắt buộc đối với tất cảmọi người. Theo đó, các chân lý đạo đức học cẩn phải được luận chứng một các lý độc lập không phụ thuộc vào các chân lý của niềm tin. Nói cách khác, các chân lý đạo đức phải dựa vào ánh sáng tự nhiên của lý tính con người giống như khoa học. Nhưng, I. Cantơ cũng nhận thức một cách rõ ràng rằng, đạo đức học không thể giống như khoa học tự nhiên. Và, để giải quyết mâu thuẫn đó, ông đề nghị coi đối tượng của đạo đức học là một và là thống nhất, tức là, đạo đức học có đối tượng của mình là loài người nhưmột. Với việc xác định đối tượng của đạo đức học như vậy, I.Cantơ đã làm nổi bật lên tính chất nhân văn, cố kết loài người thành một khối thống nhất để hướng tới những giá trị đích thực của con người. Luận điểm này có thể coi là một trong những tiền đề, là hạt nhân của tư tưởng coi thế giới là ngôi nhà chung và nhân loại có chung giá trị đạo đức được thể hiện qua các công ước quốc tế.

Khi xác định loài người là một thì hành vi đạo đức của mỗi người cụ thể phải mang trong mình các đặc điểm chung của loài, tức là đạo đức học phải xác lập các quy tắc ứng xử chung cho loài và cho mỗi người. I.Cantơ gọi các quy tắc như vậy là “mệnh lệnh tuyệtđối", hay“nguyến tắc tối cao của học thuyết về phẩm hạnh". “Mệnh lệnh tuyệtđối” biểu thị khái niệm về bổn phận tuyệt đối và phổ biến; nó có thể được mọi người lĩnh hội như nhau. Tuy nhiên, I. Cantơ không dựa vào “mệnh lệnh tuyệtđối” để suy diễn ra mọi quy tắc đạo đức có nội dung kinh nghiệm cụ thể, bởi theo ông, làm như vậy là phủ định tính tự chủ, ý chí tự ràng buộc của con người vốn' là chủ thể thực tiễn. Do đó, theo ông, nhiệm vụ của đạo đức học không phải là ở chỗ xác định nguyên tắc đạo đức bao hàm nội dung kinh nghiệm cụ thể, mà là phát hiện ra nguyên tắc tối cao, đơn thuần hình thức. I.Cantơ trình bày "mệnh lệnh tuyệtđối” ấy như sau: “Con người cần hànhđộng theo quy tắcmà khi tuân thủnó, có thểđể cho nó trởthành quy tắcchung"(1).

I. Cantơ cũng ý thức một cách rõ ràng rằng, mỗi người đều có những ham muốn, những dục vọng, những ý định hoàn toàn mang tính cá thể, cá biệt và chắc gì họ đã muốn phục tùng các quy tắc ứng xử chung nhân loại. Và, phải chăng quy tắc đạo đức phổ biến, tức "mệnh lệnh tuyệtđối”, chỉ trở thành lý tưởng và ảo tưởng? Theo ông, “ mệnh lệnh tuyệt đối” luôn bảo vệ các quyền và kỳ vọng của nó,nhưng nó thực hiện điều này một cách rất đặc biệt: kêu gọi hành động và hành vi hàng ngày của con người làm liên minh, con người được đề nghị xem xét kỹ bản thân mình và tin tưởng rằng, trong bản thân mình luôn có những khả năng to lớn để vận động đến quy tắc đạo đức phổ biến. Hơn nữa, I. Cantơ còn khẳng định rằng, có những quy tắc đạo đức mà nếu một ai đó không thực hiện, không tuân thủ thì người ấy không còn là con người theo đúng nghĩa của nó.

Theo I.Cantơ, khi mỗi người có ý định thực hiện "mệnh lệnh tuyệtđối" thông qua hành vi của mình thì "mệnh lệnh tuyệtđối” ấy thể hiện dưới dạng quy tắc đạo đức. Còn khi một cộng đồng người hoài người muốn thực hiện "mệnh lệnh tuyệtđối” thông qua hành vi của mình thì "mệnh lệnh tuyệtđối”ấy lại thể hiện ở dạng nguyên tắc đạo đức. Như vậy, quy tắc đạo đức thể hiện ở việc khi một người mong muốn cách ứng xử của mình trởthành cách ứng xử chung của mọi người. Dưới hình thức thứ nhất của "mệnh lệnh tuyệtđối”. I. Cantơ đề nghị: "Người phục tùng bổn phận không phải tự hỏi mình xem quy tắc của mình có thể trở thành nguyên tắc phổ biến hay không, mà hãy tự hỏi mình xem có mong muốn quy tắc ứng xử của mình trở thành nguyên tắc phổ biến hay không(2).

Ở đây, I. Cantơ đã hướng tới con người đang hành động, tới cá nhân đang thực hiện những hành vi cụ thể. Ông khuyên con người nên có thái độ nghiêm khắc, nghiêm túc và chăm chú nhất đối với các quy tắc ứng xử của mình, tức là đối với các quy tắc chủ quan của lý tính thực tiễn. Ông cũng khuyên con người khi thực hiện hành vi đối với người khác thì hãy đặt ra cho mình câu hỏi: liệu có cần phải để hành vi như vậy được thực hiện đối với chính mình dựa trên chính nguyên tắc ấy hay không? Nói cách khác, khi định làm nhục một người nào đó thì hãy nghĩ: liệu có nên để người ấy (hay một người nào khác) làm nhục mình hay không? Khi thực hiện hành vi và hơn nữa, khi thực hiện quy tắc đạo đức con người phải tự đặt mình vào địa vị mà người khác hiện đang giữ với tư cách đối tượng hành vi của mình. I.Cantơ cũng cho rằng, trong những hành vi đạo đức cụ thể, con người phải vượt trên đỉnh cao nhất bằng tư duy và phải hiểu rằng, mỗi hành vi mà những con người, sự vật, hoàn cảnh cụ thể bị lôi cuốn vào luôn có ảnh hưởng đến toàn bộ loài người. Do đó, cần phải lựa chọn số phận, phẩm giá của loài người trong mỗi hành vi cụ thể.

Dưới dạng nguyên tắc đạo đức, "mệnh lệnh tuyệtđối” được I.Cantơ trình bày một cách khái quát như sau: "Hãy hành động như sao đó để nhân loại do anh hay do bất kỳ ai khác đại diện luôn được xác định là mục đích và không bao giờ chỉ như là phương tiện"(3).

Theo I.Cantơ, quan hệ với chính mình và với người khác không chỉ với tư cách phương tiện, mà còn với tư cách mục đích không có nghĩa là biến hoặc bản thân mình, hoặc người nào đó, hoặc tất cả mọi người thành mục đích trực tiếp của những hành vi của mình. Do vậy, không nên biến con người thành mục đích của những hành vi của mình, bởi chỉ những gì chưa có mới trở thành mục đích, còn con người vốn đã tồn tại thông qua bản thân mình và người khác. Theo đó, chỉ có thể nói về mục đích khi bàn về trạng thái cụ thể nào đó của con người hoặc về phẩm chất của con người. Và, ngay cả khi cho rằng, nói đến mục đích là nói đến trạng thái hay phẩm chất của con người thì cũng không nên biến phẩm chất đó chỉ thành mục đích, bởi khi đó không thể cùng một lúc biến phẩm chất của mình và của một người khác nào đó thành mục đích được. Trên thực tế, nếu luôn coi một vài phẩm chất của mình chỉ như là mục đích thì cũng không nên sử dụng chúng để tạo điều kiện phát triển những phẩm chất như thế ở người khác, bởi điều đó có nghĩa là sử dụng mình như phương tiện. Đối với các sự vật, chỉ có thể quan hệ như với phương tiện, bởi chúng không phải là mục đích tự thân. Việc đặt mục đích, theo I. Cantơ, chỉ có ở con người và thực thể có lý tính nói chung, và cũng chỉ duy nhất họ mới có thể trở thành mục đích tự thân.

Nói về vấn đề này, I.Cantơ viết: "Những vật mà sự tồn tại của chúng mặc dù không phụ thuộc vào ý chí của chúng ta, mà phụ thuộc vào tự nhiên, nếu chúng không được ban cho lý tính và chỉ có giá trị tương đối như là phương tiện, thì chính là do vậy, chúng được gọi là vật”. Trong khi đó thì những thực thể có lý tính được gọi là con người, bởi bản tính của họ đãtách biệt họ như mục đích tự thân, nghĩa là như một cái gì đó mà không được phép sử dụng chỉ như là phương tiện"(4).

Quan hệ với con người như với mục đích tự thân giả định rằng, trong mục đích riêng của mình và trong việc lựa chọn những hành vi, con người cần phải chạy tới mục đích của người khác. Bất cứ mục đích nào của con người cũng là mục đích riêng của mình và trong khi hiện thực hóa nó, con người đối xử với bản thân mình như với chủ thể đang hướng tới mục đích. Chỉ cần vài mục đích không phù hợp với tư tưởng nhân loại, con người cũng đã có thể coi mình là phương tiện, là vật. Bởi lẽ, khi theo đuổi những mục đích đó, họ luôn coi thường những người khác, coi thường những mục đích thuộc về bản chất của mình.

I. Cantơ còn chỉ ra một cách cụ thể mục đích với tư cách bổn phận và mang tính khách quan. Đó là: sự hoàn hảo của bản thân và hạnh phúc của người khác.Ở đây, khi đặt ra cho con người mục đích là sự hoàn hảo của mình,đạo đức đã thực hiện chức năng thúc đẩy sự phát triển tinh thần của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng xã hội; đồng thời, khi giả định mục đích khách quan là sự quan tâm tới hạnh phúc của người khác,đạo đức đã tham gia vào việc cố kết xã hội.

Thông qua "mệnh lệnh tuyệtđối”, I. Cantơ muốn cảnh báo chúng ta rằng, bằng mọi cách phải tránh việc biến con người và loài người chỉ thành phương tiện để đạt tới mục đích của bản thân mình. Trên thực tế, con người thường làm điều này nhất. Nhưng, theo I.Cantơ, ở đâu vả khi nào mà điều đó diễn ra, thì đạo đức kết thúc ở đó. Giải thích thực chất của "mệnh lệnh tuyệtđối”, I.Cantơ đã đi đến kết luận: Hành vi đích thực đạo đứclà hành vi mà trongđó, con người vàloài người thể hiện như mục đích tuyệtđối, như giátrị tự thân.

Tuy nhiên, khi xuất phát từ phương pháp tiên nghiệm (biến ý thức thành đối tượng cơ bản và về thực chất, là duy nhất của sự phân tích triết học; coi các hình thức và cấu trúc của ý thức là những cái có ý nghĩa phổ biến và tất yếu), I.Cantơ đã giải thích nguồn gốc của tư tưởng về nhânloại với tư cách mụcđích tự thânnhư sau: "Nguyên tắc này về nhân loại và về mỗi thực thể có lý tính nói chung với tư cách mục đích tự thân... không phải được rút ra từ kinh nghiệm, mà thứ nhất, được rút ra từ tính phổ biến của nó, bởi nguyên tắc này được phổ biến ở tất cả mọi thực thể có lý tính nói chung và không một kinh nghiệm nào đủ để bao chứa nó; thứ hai, trong kinh nghiệm, nhân loại không thể hiện như mục đích của con người, tức là như đối tượng tự biến mình thành mục đích, mà với tư cách mục đích khách quan, với tư cách nguyên tắc, nó cần phải tạo nên điều kiện hạn chế cao nhất đối với tất cả mọi mục đích chủ quản, do vậy, nó cần sinh ra từ lý tính thuần túy"(5).

Như vậy, theo I.Can tớ, nguyên tắc chỉ ra tư tưởng về nhân loại như về mục đích tự thân là bắt nguồn từ lý tính thuần túy và không đề cập đến mối liên hệ thực tế giữa con người với nhau trong quá trìnhhoạt động sống của họ. Đây cũng là một trong những hạn chế trong học thuyết đạo đức của ông. Hạn chế tiếp theo của ông là, khi thừa nhận nhu cẩu hạnh phúc là mục đích hiện hữu thực tế trong mỗi cá nhân và nhân đanh lý tính thực tiễn, khi loại nó ra khỏi hệ thống đạo đức, ông lại cho rằng, nhu cầu đem lại hạnh phúc cho người khác là mục đích tất yếu và có ý nghĩa phổ biến. Giải thích điều này, ông cho rằng, "mặc dù hạnh phúc riêng là mục đích mà mọi người đều có (nhờ vào sự thôi thúc của bản năng), nhưng đừng bao giờ coi nó là bổn phận. Cái gì mà mỗi người mong muốn thì không phải là bổn phận; bổn phận là cái bắt buộc phải thực hiện"(6).

Từ những điều đã trình bày trên đây, có thể nói, mặc dù còn có những điểm duy tâm, mâu thuẫn, nhưng những luận điểm cơ bản trong học thuyết đạo đức của I. Cantơ, đặc biệt là "mệnh lệnh tuyệtđối” nguyên lý đạo đức đóng vai trò nền tảng - đã đem lại cho học thuyết đạo đức của ông một giá trị lớn lao. Đạo đức học Cantơ đã đưa ra nguyên tắc về phẩm giá tuyệt đối của cá nhân, đề cao giá trị của con người và của cả loài người, coi con người là mục đích của đạo đức, đề cao sự tự do của cá nhân và góp phần thức tỉnh sự tự ý thức của con người. Đạo đức học Cantơ kêu gọi lương tri nhân loại, không phân biệt giai cấp dân tộc, chủng tộc… hãy hướng tới những giá trị chung của loài người, hướng tới một nền hòa bình vĩnh cửu. Nó là sự kết tinh những giá trị đạo đức chung của loài người nhằm đem lại tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên thế gian này. Những tư tưởng đó của I.Cantơ mang tính vạch thời đại, vượt thời đại và ông xứng đáng được thế giới tôn vinh là một trong những người có công lớn tạo nên văn hóa hòa bình - văn hóa của hiện tại và tương lai mà loài người luôn khát khao hướng tới.


(1) Xem: I.Cantơ. Tác phẩm gồm 6 tập, tr.4. Nxb Tư tưởng, Matxcơva, tr. 261.

(2) I.Cantơ. Sđđ, tr. 260.

(3) I.Cantơ. Sđđ, tr. 270

(4) I.Cantơ. Sđđ, tr. 269

(5) I.Cantơ. Sđđ, phần I, tr. 272

(6) I.Cantơ. Sđđ, phần II, tr. 320

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu

    22/10/2005Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultToàn cầu hoá là một quá trình tương tác trên quy mô toàn cầu của các loại hình hoạt động xã hội trong đó có loại hình hoạt động chính trị. Thể hiện cơ bản nhất của toàn cầu hoá là sự hợp tác toàn cầu. Xây dựng nền văn hoá chính trị có quy mô toàn cầu chính là xây dựng hệ ngôn ngữ chính trị để tất cả những người đại diện trên thế giới này có thể đối thoại, và cũng chính là loại bỏ những mặt dị biệt thái quá đồng thời thời tìm kiếm những mặt chung nhất liên quan đến lợi ích toàn cầu làm xuất phát điểm cho những cuộc đối thoại đó.
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác