Đi trước thời đại

Báo Lao động
08:07 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Ba, 2008

Ngày 14.3 cách đây 125 năm, Karl Marx qua đời ở London, để lại nền tảng tư tưởng và tinh thần cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân lao động và tiền đề lý luận cho cuộc cách mạng vô sản và xã hội chủ nghĩa ở nhiều nơi trên thế giới...

Chủ nghĩa Marx có ảnh hưởng sâu rộng tới những trào lưu tư tưởng và có tác động mạnh mẽ tới lịch sử nhân loại kể từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nay. Những phân tích và luận điểm của Marx về quá trình phát triển của xã hội loài người đều đi trước thời đại và vì thế ngày nay vẫn có giá trị thời sự hơn bao giờ hết trên thế giới.

Không phải ngẫu nhiên mà đúng vào ngày kỷ niệm này, các phương tiện thông tin đại chúng ở Châu Âu lại nhắc nhiều đến Karl Marx. Theo thời gian ở trên châu lục này, sự phân biệt giữa giá trị bất diệt của những tư tưởng và luận thuyết của Marx với việc vận dụng chúng trên thực tế ở Liên Xô và Đông Âu trong thế kỷ 20.

Nhà triết học người Đức và chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa Marx Wolfgang Fritz Haug cho rằng những gì Marx viết trong "Tuyên ngôn Đảng Cộng sản" hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi đối với người đương thời và "có những đoạn đọc tưởng như thể Marx có một "cỗ máy thời gian" để vượt lên trước và miêu tả ngày nay chúng ta đang sống như thế nào".

Hay như Ian Hunt - Giám đốc Trung tâm Triết học ứng dụng của Trường Đại học Tổng hợp Flinders Nam Australia, đánh giá: "Những luận điểm của Marx về bản chất bóc lột của mối quan hệ giữa nhà tư bản sử dụng lao động và người lao động vẫn đúng cho tới ngày nay".

Hoặc Max Webber, nhà lý luận chính trị người Đức và tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về chủ nghĩa Marx, cũng cho rằng Marx đi trước thời đại, đã đề cập đến "toàn cầu hoá từ rất lâu trước khi các nhà kinh tế học cánh hữu bắt đầu suy ngẫm về chủ đề này".

Ông Webber viết: "Không có những phân tích của Marx, không thể hiểu được chủ nghĩa tư bản và toàn cầu hoá, không thể đi tới được những kết luận có cơ sở về cái lợi và bất lợi. Những nghiên cứu của Marx về toàn cầu hoá có giá trị lâu bền nhất vì chỉ ra rằng chủ nghĩa tư bản rất năng động nhưng sự năng động này gây ra khủng hoảng như chúng ta thường xuyên chứng kiến.

Marx đã viết rằng có thể xử lý những cuộc khủng hoảng này bằng cách kiểm soát hệ thống hoặc thậm chí cả thay đổi nó và thị trường tự do không phải là giải pháp". Theo ông Webber, "Marx phản đối độc đoán. Marx đề cập đến việc xây dựng nền dân chủ thực sự - nơi mà tiếng nói và lá phiếu của nhân dân là cội gốc thực thụ của quyền lực chính trị và kinh tế, chứ không phải giới chủ lớn hay tiền tệ". Thế đấy, ở những nơi trong quá khứ cố tình làm lu mờ tầm vóc và ảnh hưởng của Marx thì nay đang dần phải trả lại cho Marx vị trí xứng đáng.

Những ngày kỷ niệm về Karl Marx cũng còn là dịp để thế giới hiểu thêm về chủ nghĩa Marx. Tại Việt Nam, chủ nghĩa Marx - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục soi rọi con đường đi vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Nghiên cứu chủ nghĩa duy vật biện chứng ở Việt Nam

    29/06/2007Phạm Văn ĐứcBài viết đề cập đến hai nội dung cơ bản: một số thành quả và vấn đề đặt ra từ việc nghiên cứu chủ nghĩaduy vật biện chứngở Việt Nam. Trêncơ sở luận giải, làmrõ các kết quả trong nghiên cứu nguyênlý vềsự phát triển, về các quyluật và các phạmtrù cơ bản... của phép biện chứngduy vật...
  • Phương pháp tiếp cận di sản kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin

    04/06/2007Trần ThànhChủ nghĩa Mác- Lênin là mộtkhoa học vàdo vậy,nó phải được đối xử như mộtkhoa học. Trên thực tếở những mứcđộ khác nhau, việc nghiêncứu, nhận thức, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin chưađược đối xử như mộtkhoa học.Vì vậy, để phát huy vai trò và đảmbảo sức sống củanó, chúng cần phải nhận thức lạidi sản kinh điển.
  • Quan điểm của C.Mác về sự phát triển của hệ thống máy móc và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế tri thức

    30/09/2006Đỗ Thế TùngVào thời đại của C.Mác, mới chỉ cómột vài nước đang xây dựng nền kinh tế công nghiệp, chưa xuất hiện kinh tế tri thức. Nhưng những điểm mà C.Mác rút ra từ việc phân tích sự phát triển của hệ thống máy móc rất phù hợp với những đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức hiện nay...
  • Ph. Ăngghen với việc hình thành quan niệm duy vật về lịch sử

    18/08/2006Hoàng Hải BằngTừ nửa đầu những năm 40 củathế kỷ XIX, Ph.Ăngghenđã có những nghiên cứuđộc lập và tiên dẫn đến quan niệmduy vật về lịch sử. , cônglao của Ph.Ăngghen trong việc xây dựng chủ nghĩaduy vật lịch sử là đặc biệt quan trọng, mặcdù ôngluôncoi thành tựu ấy là kết quảdo sự laođộng sángtạo của riêng C.Mác...
  • C. Mác với sách

    07/08/2006Hữu Giới... Đọc sách chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc đời hoạt động của C.Mác - nhà tư tưởng, nhà bác học và nhà cách mạng thiên tài, lãnh tụ của giai cấp vô sản toàn thế giới. Mác đã dành nhiều thời gian đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: "Sách là nô lệ của tôi nhưng cũng là người thầy của tôi"...
  • Phép biện chứng duy vật với việc khắc phục những sai lầm trong tư duy ở ta

    05/07/2006Đinh Cảnh NhạcVới bản chất khoa học cách mạng và phê phán, phép biện chứng duy vật, như Mác và Engen đã khẳng định: "không chịu khuất phục trước một cái gì cả”. Phép biện chứng duy vật không chỉ đối lập với phép biện chứng duy tâm, mà nó còn là phương tiện chủ yếu để khắc phục, ngăn ngừa các khuynh hướng tư duy dẫn đến nhận thức sai lầm các quy luật khách quan chi phối sự biến đổi của đời sống xã hội...
  • Việc xây dựng Đề cương và ý đồ phát triển phép biện chứng duy vật của Lênin

    21/05/2007Nguyễn Bá DươngĐể góp phần làm rõ những cống hiến của Lênin trong sự phát triển sáng tạo phép biện chứng duy vật, trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin đề cập hai vấn đề:
    1- Về ý đồ dự đinh viết tác phẩm chuyên đề về phép biện chứng duy vật của Lênin
    2- Bốn Đề cương xây dựng phép biện chứng duy vật và quá trình bổ sung, hoàn thiện và phát triển phép biện chứng duy vật của Lênin.
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế

    07/07/2005Nguyễn Thu NghĩaMột trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau....
  • xem toàn bộ