Định mệnh và tự do

09:31 CH @ Thứ Ba - 09 Tháng Năm, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Ý niệm định mệnh đóng một vai trò to lớn trong các trước tác thời xưa. Định mệnh hình như là một số phận tất yếu mà không ai có thể thay đổi được. Vậy định mệnh khác với ý niệm thiên hựu trong tôn giáo, hay ý niệm khoa học về tất định như thếnào? Tất cả những ý niệm này có phủ nhận khả thể tự do của con người không?

G.R.

G.R. thân mến,

Đối với người Hy Lạp cổ, định mệnh là chuỗi các biến cố tất yếu và không lay chuyển được. Định mệnh ấn định cho mỗi người một phần số riêng. Ý niệm này được nhân cách hóa trong Ba Nữ thần Định mệnh(1), chia cho mỗi đứa trẻ sơ sinh phần sung sướng hay khổ sở. Đôi khi định mệnh được đồng hóa với ý chí của thần Zeus(2), Cha của các vị thần và loài người. Nhưng thường thì định mệnh được nghĩ tới như một sức mạnh phi nhân cách, nằm trong trật tự của vạn vật và quyết định số phận của cả thần thánh và con người.

Người Hy Lạp cổ có thái độ kính sợ và tôn trọng mang tính chất tín ngưỡng đối với định mệnh, coi đó là sự thể hiện quyền lực tối cao vượt quá ý chí và hành động của con người. Cá nhân không thể thay đổi định mệnh của mình. Cái gì tới, sẽ tới. Trong bi kịch Sophocles(3), Oedipus(4), tuyệt vọng tìm cách thoát khỏi sự kết áncủa số phận, đã làm đúng những điều để cho số phận xảy ra. Tất cả những gì mà một cá nhân có thể làm là chấp nhận số phận đã định đoạt một cách đường hoàng, như Oedipus đã làm, khẳng nhận phẩm cách con người và sự nhận thức bi kịch của mình.

Ý niệm thiên hựutrong Kinh Thánhtương tự như ý niệm định mệnhcủa người Hy Lạpkhi cho rằng số phận con người là do ý chí của một sức mạnh siêu nhân. Tuy nhiên, điều mà Kinh Thánh nhấn mạnh là ý chí và chủ đích riêng tư của Chúa, trong khi ý tưởng thiên hựu thần thánh bao hàm và cần đến ý niệm tự do của con người. Ý chí của Chúa được thực hiện thông qua ý chí và hành động con người.

Thật bí ẩn, ở chừng mực nào đó mà con người không thể thấu hiểu nổi, thiên hựu kết hợp sự tiền định thần thánh với tự do con người. Trong Kinh Thánh, con người có thể phản đối ý chí của Chúa hoặc cưỡng chống lại sứ mệnh đã được thần thánh giao phó, nhưng sau cùng ý chí của Chúa cũng sẽ thắng vượt và con người sẽ phục tùng nó. Dự án của Chúa gạt qua một bên mọi dự án của con người và bắt ý chí con người phục tùng ý chí của Ngài. Nhưng thiên hựu không phải bất biến như định mệnh. Nó dành chỗ cho tự do con người.

Mặc dù được nhà tiên tri lưỡng lự Jonah của Chúa báo trước thảm họa, dân chúng thành Nineveh(5)vẫn được cứu thoát, vì họ biết hối lỗi. Dự định của Chúa là cứu chuộc, chứ không phải kết án. Trí khôn và sức mạnh siêu việt của Chúa đem điều thiện ra từ cái ác, đem sự đón nhận ra từ sự khước từ. Các nhà tiên tri ngoại giáo, trái lại, nói trước những gì bị kết án sẽ diễn ra và không thể diễn ra khác đi được.

Nhà thơ La Mã Virgil, trong anh hùng ca Aeneid,đến gần với quan niệm về thiên hựu của Kinh Thánh. Aeneaslãnh một sứ mệnh được thần thánh giao cho là dẫn đưa những người dòng dõi thành Troy(6)còn sống sót về Ý và xây dựng nền tảng của Đế Quốc La Mã(7). Chàng là phương tiện nhân tính của các vị thần trong việc thực hiện mục tiêu lịch sử vĩ đại đó. Aeneasbị cám dỗ lẩn tránh sứ mệnh của mình, nhưng rồi ngay sau đó chàng được chính các vị thần nhắc nhở về số phận của chàng. Thần thánh sẽ thúc ép chàng, tuy nhiên chàng được tin là có những đức hạnh để tự mình phục tùng. Cứu cánh mà chàng mong muốn phụng sự là mang đến cho thế giới một thời hoàng kim của luật pháp và hòa bình La Mã.

Thuyết Tất định khoa học trình bày một cách nói hiện đại về định mệnh. Theo đó, phần số của con người – về mặt cá nhân và về mặt xã hội – được tất định bởi những qui luật xã hội và kinh tế không thể thay đổi được. Nó cho rằng kết quả tối hậu sẽ là một tình trạng bình đẳng, tự do, và ái hữu tuyệt đối. Nó mời gọi con người hợp tác với những qui luật tất yếu trong việc hiện thực hóa một xã hội tốt đẹp được định trước. Tương tự, các nhà phân tâm học trường phái Freudkhẳng định rằng tư tưởng và hành vi cá nhân bị tất định về mặt tâm lý học, nhưng cho dù như thế họ vẫn nghĩ rằng liệu pháp phân tâm học có thể biến đổi và đem lại tự do cho cá nhân.



(1)
Ba Nữ thần Định mệnh(Three Fates): theo thần thoại Hy Lạp đó là ba vị nữ thần Clotho (Người quay tơ), Lachesis (Người chia phần), và Atropos (Người không lay chuyển).

(2)Zeus: theo thần thoại Hy Lạp là vị thần cai quản tất cả thần linh Hy Lạp trên đỉnh Olympia, là vị thần của bầu trời, tương tự như thần Jupiter trong thần thoại La Mã.

(3)Sophocles(496? – 406? tr. CN): nhà viết kịch Hy Lạp. Bảy bi kịch trong số 123 vở kịch của ông hiện vẫn còn nguyên vẹn, trong đó có Electra, Oedipus Rex,Antigone.

(4)Oedipus: theo thần thoại Hy Lạp là con trai của Jocasta và Laius, Lãnh chúa xứThebes. Chàng đã vô tình giết cha và lấy mẹ làm vợ. Khi hiểu rõ việc mình làm chàng tự móc mắt mình.

(5)Nineveh: thủ phủ của Đế quốcAssyria cổ đại (705 BC – 612 BC), nằm bên dòng sôngTigris.

(6)Troy: một thành phố của Hy Lạp cổ nằm cạnh bờ biển Aegean, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay. Là nơi diễn ra Cuộc chiến 10 năm thành Troy được mô tả trong các tác phẩm thơ của Homer, thành phố này, còn gọi là Ilium, sẽ mãi mãi chỉ là huyền thoại nếu như đống đổ nát của nó không được nhà khảo cổ học Heinrich Schliemann phát hiện vào năm 1870. Giờ đây người ta cho rằng thành phố này được xây dựng trong Thời đồ đồng vào năm 3000 tr. CN.

(7)Đế quốc La Mã(Roman Empire): những vùng lãnh thổ đặt dưới sự cai trị của các vua chúa La Mã từ năm 27 tr. CN đến năm 395. Năm 395, những vùng lãnh thổ này bị chia đôi thành Byzantine hay Đế quốc Đông La Mã và Đế quốc Tây La Mã.

Nội dung liên quan

  • Ý nghĩa của tự do

    04/12/2013Dr. Mortimer J. AdlerTrước khi tôi thử trình bày những gì làm cho ý niệm tự do có ý nghĩa sâu xa trong đời sống con người, hãy cho tôi thử truyền đạt một số cảm tưởng về phạm vi của ý niệm này. Trong lịch sử tư tưởng phương Tây, tự do có một số ý nghĩa rõ rệt. Tôi sẽ cố trình bày những ý nghĩa này cho bạn một cách ngắn gọn nhất. ...
  • Tự do - Sản phẩm của cải cách hay cách mạng?

    22/10/2010Nguyễn Trần BạtTự do luôn luôn là khởi nguồn của mọi sự phát triển, cải cách cũng hướng tới sự phát triển hay mục tiêu của cải cách là phát triển. Do đó, tự do là hạt nhân, là linh hồn của các cuộc cải cách. Trước hết, tự do không chỉ là điểm xuất phát mà còn là điểm mấu chốt của cải cách...
  • Khái niệm Tự do trong triết học Hegen.

    28/11/2005TS. Đỗ Duy HợpNếu đề tài về con người là đề tài trung tâm của triết học, thì tự do là hạt nhân, là trung tâm tạo ra nguồn cảm hứng chủ yếu cho những tìm tòi triết học. Đề cập tới đề tài này, chúng ta không thể không trở lại với Hêgen, với quan niệm của ông về tự do. Bởi lẽ, quan niệm về tự do của ông đã để lại một dấu ấn quá sâu rộng trong những tìm tòi lời giải đáp cho vấn đề tự do...
  • Về Tự do với tư cách phạm trù của triết học xã hội

    19/11/2005Đinh Ngọc ThạchToàn bộ kinh nghiệm lịch sử chỉ rõ rằng, tự do là giá trị thiêng liêng và là đặc tính bản chất của con người, là cơ sở bản thể luận của đời sống...
  • Tự do - Điểm khởi đầu của mọi sự phát triển

    30/09/2005Nguyễn Trần BạtKhi nói tự do là linh hồn của mọi cuộc cải cách chính là nói đến tinh thần xuyên suốt các cuộc cải cách. Cải cách kinh tế nhằm tạo ra tự do kinh tế. Tự do kinh tế đi trước để con người được nếm các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, cảm nhận được các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị, tức là cải cách kinh tế giúp con người nhận ra lợi ích của tự do chính trị...
  • Ý chí tự do và thuyết tất định

    31/08/2005Những người phủ nhận ý chí tự do thường làm thế vì họ giải thích mọi hiện tượng tự nhiên bằng một chuỗinhững nguyên nhân. Họ cho rằng bởi vì con người là một phần của tự nhiên, hắn không thể được miễn trừ khỏi chuỗi các nguyên nhân phổ quát này. Những người ủng hộ ý chí tự do thì thường phân biệt giữa hành vi con người và mọi hiện tượng tự nhiên khác. ...
  • Biện chứng của tự do

    21/07/2005Nguyễn Trần BạtTự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển...
  • xem toàn bộ