Đừng để người dân lẻ loi

Văn phòng luật sư Người Nghèo
11:40 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Ba, 2009

Nếu như các cơ quan chức năng đã tốn không biết bao nhiêu công sức, khó khăn để đưa vụ việc xả nước thải trái phép của Vedan ra ánh sáng thì nhiệm vụ tiếp theo có ý nghĩa không kém phần quan trọng cả về pháp luật lẫn đạo lý là buộc công ty này phải khắc phục hậu quả do hành vi phạm pháp của họ gây ra.

Đến nay, đã có 5.000 - 6.000 đơn yêu cầu đòi bồi thường của bà con nông dân thuộc Đồng Nai, TPHCM và nếu được thụ lý thì có thể nói đây sẽ là vụ kiện lớn nhất trong lịch sử tố tụng dân sự tại nước ta. Trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết đối với thủ tục sơ thẩm thuộc về tòa án nhân dân cấp huyện.

Có ý kiến cho rằng trong trường hợp cần thiết thậm chí có thể kiện Vedan ngay tại Đài Loan, nơi công ty mẹ của Vedan đóng trụ sở, sau đó yêu cầu công nhận bản án đó tại Việt Nam. Đây là một ý kiến thú vị cần được nghiên cứu, xem xét.

Như vậy, việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp không đến nỗi quá phức tạp nhưng điều đáng nói là quá trình thực hiện yêu cầu bồi thường thiệt hại lại có nguy cơ bị đùn đẩy, rơi vào bế tắc. Theo Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai, gần 4.000 đơn yêu cầu Vedan bồi thường thiệt hại của bà con nông dân ở tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có ai nhận trách nhiệm giải quyết.

Người dân yêu cầu trực tiếp với Vedan thì bị né tránh, còn đơn gửi đến các tòa án huyện hoặc ủy ban nhân dân các cấp thì bị từ chối nhận. Việc tòa án không nhận đơn với lý do người khởi kiện chưa có đủ chứng cứ chứng minh bị thiệt hại, nếu đúng như Hội Nông dân cho biết, thì điều đó chẳng những không phù hợp về mặt pháp lý mà còn vi phạm nghiêm trọng quyền khởi kiện vụ án dân sự đã được quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004. Vả lại, đòi hỏi trên là vô lý bởi lẽ làm sao có thể bắt buộc đương sự phải chứng minh đầy đủ thiệt hại khi họ đang trong quá trình gửi đơn kiện và việc xét xử chưa xảy ra?

Ngoài ra, việc bắt buộc người dân phải gửi đơn đến Vedan, nơi đây giải quyết không thỏa đáng mới được kiện ra tòa cũng là cách hiểu gây ngộ nhận, khiến cho vụ việc càng phức tạp. Theo Luật Bảo vệ môi trường, để giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường, người dân có thể chọn một trong ba cách: tự thỏa thuận của các bên; yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại tòa án.

Điều đó có nghĩa không nhất thiết phải khiếu nại Vedan trước rồi mới được khởi kiện sau như một số ý kiến gây ngộ nhận mà có quyền kiện thẳng vụ việc ra tòa, nhất là khi các bên đã không tự hòa giải được với nhau để giải quyết.

Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường sẽ không đơn giản vì khi vụ án được thụ lý, bên khởi kiện phải thực hiện hàng loạt thủ tục về pháp lý cần thiết, đặc biệt là nghĩa vụ chứng minh thiệt hại; mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật của Công ty Vedan...

Trong khi đó, người khởi kiện phần lớn lại là bà con nông dân, kiến thức luật pháp cũng như điều kiện để theo đuổi vụ kiện của họ rất hạn chế. Vì vậy, việc Hội Nông dân trở thành đầu mối đại diện cho bà con nông dân trong vụ kiện này là điều cần thiết.

Nhưng hội sẽ rất khó thực hiện nhiệm vụ của mình nếu như cứ phải hành xử theo cơ chế “thông qua và xin ý kiến Tỉnh ủy mới có thể làm được” mà không được thực hiện trọn vẹn quyền hạn, trách nhiệm với tư cách là một đại diện ủy quyền trong vụ kiện. Hội cũng sẽ khó mà hoàn thành được nhiệm vụ của mình nếu như không có sự hỗ trợ mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần, trí tuệ từ phía xã hội, chẳng hạn sự góp sức của các luật sư, các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ môi trường...

Chỉ riêng việc viết đơn khởi kiện, nếu chỉ tiêu mỗi ngày/một đơn thì với 5.000 - 6.000 trường hợp một văn phòng luật sư phải mất trên 10 năm mới có thể hoàn thành nhưng nếu có nhiều văn phòng, nhiều luật sư hợp lực trợ giúp thì chắc chắn công việc sẽ thúc đẩy nhanh hơn.

Trên thế giới, đã từng có những vụ kiện có hàng trăm luật sư “sắp hàng” xin được tham gia trợ giúp pháp lý và họ coi đây như một vinh dự vì bằng việc giúp đỡ những người yếu thế họ đang thực hiện thiên chức góp phần tạo lập, mang lại lẽ công bằng cho xã hội. Nhưng để đạt được lẽ công bằng nhanh hơn cả, ít tốn kém hơn cả, cách tốt nhất cho các bên có lẽ là bằng con đường hòa giải, thay vì phải đấu nhau tại tòa.

Trong trường hợp hòa giải thành, Công ty Vedan chấp nhận các yêu cầu về bồi thường thiệt hại thì không chỉ bà con nông dân, xã hội mà ngay cả chính bên bị đơn cũng bớt đi gánh nặng về công sức, tiền bạc, thời gian... phải theo đuổi vụ kiện.

Thử hỏi, nếu 5.000 - 6.000 đơn kiện được thụ lý, Vedan sẽ phải xử lý như thế nào trước áp lực công việc khổng lồ ấy? Và rồi liệu Vedan có còn đủ uy tín để tồn tại trên thương trường? Ngược lại, nếu hành xử một cách có thiện chí, uy tín có thể lấy lại được và đây chính là cơ hội “vàng” để Vedan làm việc đó.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay, mâu thuẫn và phương pháp giải quyết

    09/08/2019Nguyễn Tấn HùngThực hiện công bằng xã hội đòi hỏi phải nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hoà các mối quan hệ lợi ích. Song, ở đây lại thường nảy sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải được nghiên cứa và giải quyết. Đó là các vấn đề: 1) Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, 2) Mâu thuẫn giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Nhà nước, 3) Mâu thuẫn giữa lợi ích nhà đầu tư và lợi ích người lao động, 4) Mâu thuẫn trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo.
  • Tính minh bạch

    01/07/2016Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupMinh bạch là một trong những nguyên lý quan trọng nhất để khẳng định sự lành mạnh của cả thể chế lẫn xã hội...
  • Sân golf và bài toán yên dân

    20/09/2014Nguyễn Trần Bạt“Khi lấy yên dân làm mục tiêu thì ta sẽ lựa chọn được những yếu tố thích hợp cho sự phát triển. Yếu tố nào không làm phương hại đến nhân dân, không loại bỏ đại bộ phận những người lao động, vừa thoả mãn được sự tiên tiến của đòi hỏi thế giới mà vẫn khuyến khích, dìu dắt được sự phát triển năng lực của người Việt thì là yếu tố thích hợp cho Việt Nam.”
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Đồng thuận xã hội

    17/06/2014Nguyễn Trần BạtCó một thuật ngữ được báo chí và truyền hình sử dụng khá nhiều trong những năm gần đây, nhưng lại đang được hiểu một cách không đầy đủ, đó là đồng thuận. Có thể khẳng định, cho đến nay khái niệm này vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện....
  • Chính khách và lòng dân

    23/10/2010GS. Tương LaiQuý Khang Tử hỏi Khổng Tử về chính trị. Khổng Tử đáp: “ Chính dã, chính dã. Tử suất dĩ chính, thực cảm bất chính?”. Chính trị là chính đính. Ông lãnh đạo dân một cách chính đính thì ai dám không chính đính. Nhưng, thế nào là chính đính? Nói kỹ e dài dòng, xin lại dẫn Khổng Tử cho gọn và súc tích, lại khá cập nhật.
  • Góp đôi lời bàn về tam nông hiện nay

    02/07/2008Vũ Ngọc TiếnVấn đề tam nông đến thời điểm này, khi mà công cuộc đổi mới đã đi được chặng đường 22 năm ta mới đặt ra cấp thiết, theo tôi là quá muộn. Song dù muộn vẫn còn hơn không...
  • Đừng để người nghèo bị gạt ra bên lề

    12/04/2008Nguyên thủ tướng Võ Văn KiệtNgười nghèo trên thực tế chỉ được thụ hưởng rất ít các kết quả tăng trưởng, trong khi chính họ phải gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Muốn đất nước có được sự phát triển bền vững, tôi cho rằng chúng ta không thể thiếu những chính sách cốt lõi để giải quyết căn cơ vấn đề dân nghèo...
  • Bàn về xã hội dân sự

    15/08/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsultKhái niệm xã hội dân sự từ lâu đã trở thành một khái niệm quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng khi quá trình toàn cầu hoá đang làm thế giới xích lại gần nhau hơn. Và khi các giá trị cá nhân ngày càng được khẳng định thì một xã hội dân sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của con người ngày càng trở nên cần thiết...
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Chính sách "sản phẩm hướng người dùng" là trọng tâm

    12/03/2004Bùi Quang MinhMicrosoft, dưới sự lãnh đạo của Gates, đã đặt nhiệm vụ trọng tâm là liên
    tục tạo ra và cải tiến các phần mềm sao cho chúng ngày càng "thân
    thiện" hơn, hiệu quả cao hơn do đó là hấp dẫn hơn đối với người sử dụng.
    Đấy là chính sách "sản phẩm hướng người dùng"...
  • xem toàn bộ