Đừng nghĩ mình quá quan trọng

06:02 CH @ Thứ Tư - 23 Tháng Tám, 2006

Đã có quá nhiều câu nói lừng danh về sự ẩn giấu đằng sau các gia sản lớn, nhiều đến mức đôi khi chúng ta ngại nhắc lại vì thế thời đã đổi, không phải bất cứ thứ gì đã đúng ngày hôm qua cũng nhất nhất đúng y như thế ngày hôm nay. Tại Kharkov thủ đô cũ của xứ Ucraina trong tháng 8/2006 này, được chứng kiến những thành quả mà cộng đồng người Việt ở đây tôi thêm một lần cảm nhận được rằng, gì thì gì cũng không thể công nhận là đằng sau những gia sản lớn bao giờ cũng là các nỗ lực rất không tầm thường thậm chí có thể nói là phi thường của những trí tuệ sắc bén và nhanh nhạy, cộng với ý chí vươn lên không được lúc nào mệt mỏi (lên ngựa rồi, không tiếp tục phi thì không thể nào xuống ngựa một cách an lành được). Một điều thú vị khác tôi cũng kịp nhận thấy là thường thì những người làm được việc trông bề ngoài cực kỳ khiêm nhường và giản dị, nói năng nhỏ nhẹ, tác phong đơn giản, giàu suy tưởng nhưng kiệm lời, nghiêm nghị nhưng hiếu khách… Họ là những “chuyên gia hàng đầu” của việc “đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy” tức là rất biết người biết của, ai xứng đáng tới đâu thì đối xử tới đấy… Đó cúng là ấn tượng của tôi đối với kỹ sư Lê Viết Lam, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Việt Nam tại Kharkov. Cuộc trò chuyện cuối tháng này diễn ra trên đất Ucraina, trong căn phòng được bài trí thoáng đoãng hài hòa Đông -Tây của Công ty Vinamex và Viết Lam là Giám đốc.

Học giỏi nghề này, làm giỏi nghề khác

PV:Hình như Anh Lam sang Liên họcv ào đầu thời cải tổ của Gorbachev?

Kỹ sư Lê Viết Lam (KS LVL):Đúng thế, tôi sang đây từ năm 1987, ở Trường Đại học Giao thông đường sắt Moskva.

PV:Nếu tôi nhớ không nhầm, thời ấy, các SVViệtNam được gửi sang học bên này thường phảivào các nghề theo sự phân công của tổchức, chứ không hẳn theo sở trường cá nhân. Và vì thế, sau khi tốt nghiệp, không ít người trong chúng ta đã chuyển sang làm nghề khác hợp với nănglực của mình hơn…

KS LVL: Thực ra, trước khi sang Moskva tôi đã học ở Bách khoa Nội một năm, khoa Cơ khí năng lượng dệt. Cũng được dạy về động cơ ôtô nên sang đây học về chế tạo bánh xe lửa thì cũng không có gì lạ lắm (cười)

PV:Tôi biết rằng anh xuất thân trong một gia đình thuần tuý tríthức, cha mẹ đềulà những người có học hàm học vị cao.Vậy tại sao, tốt nghiệp Đại họcrồi, anh chuyển sang làm kinh doanh? Tôi vẫn nhớrằng, lứa SV hồi ấy dẫu biết "phi thương bất phú”nhưng đại đa số vẫn thích làm công việc mà mình được đào tạo hơn... Theo nếp nghĩ truyền thống, ngườitrí thức Việt Namngại dính dáng tới chuyện cơmáo gạo tiền và thường là hãnh diệnvì mình “chung thuỷ” với chữ nghĩa... Tất nhiên, bây giờ,không ít những người bạn của tôi, kể cả những người từng tốt nghiệp toáncơ khí ở Trường Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomơnosov cũng chuyển thành doanh nhân hết...

KS LVL: Đó cũng tuỳ cách nghĩ. Vớitôi mọi sự diễn ra tự nhiên thôi. Thời tôi là SV, một hai năm đầu cũng chí thú học hành lắm, vì học bổngcũng tạm đủ chomình trang trải những nhu cầu thiết yếu nhất, nhưng sang năm thứ ba thì mọi sự trở nên khó khăn hơn nhiều. Đời sống của chính người Viết khi ấy cũng kẹt nhiều thứ. Thế là cũng đành phải kết hợp việc học với việc kinh doanh, phần để tự lo cho mình, phần để giúp đỡ gia đình ở trongnước. Anh cũng quá biết đời sống các gia đình trí thức Vệt Nam thời ấy như thế nào...Tôi tiếng là sinh ra và lớn lên ở Nội, nhưng cũng đã từng theo cha mẹ về ở vùng nông thôn Hà Bắc một số năm vì ba tôi là nhà khoa học về nôngnghiệp, và làm việc ở Trường Đại học Nông nghiệp II. Thành rangay tù bé tôi đã có ý thức lớn lên phải làm gì giúp cho cha mẹ mình đỡ bị bó buộc về vật chất để dành nhiêu thời gián cho công tác nghiên cứu hơn...

PV:Đã có thời tôi nghĩ rằng, càng là con nhà trí thức, càng khó thành công khi chuyển sang kinh doanh, vì nếp nghĩ trí thức thường làm cho chúng ta dễ trở nên cảnh vẻ, sĩ diện, ngại va chạm...

KS LVL: Cũng tuỳ người thôi anh ạ. Tôi cũng có nhiều người bạn, có người từng đoạt giải thường trong các kỳ thi toán quốc tế hẳn hoi, đầu óc cực kỳ sáng lángnhưng khi chuyển sang kinh doanh thì không mấy thành công. Làm việc này, cái quan trọng nhất là đừng bao giờ nghĩ rằng mình là người quá quan trọng... Thật ra, khi mớisang Moskva, mỗi khi phải đứng xếp hàng mua thứ đồ này đồ nọ để gửi về nước giúp gia đình, tôi cũng cảm thấy "nóng mặt” lắm. Mình cũng có lòng tự ái chứ, để dân nước bạn nghĩ rằng mình là nguyên nhân dẫn tới cảnh thiếu một số loại hàng hóa của họ thì đâu có dễ chịu gì. Nhưng khi ấy đã không còn cách nàn khác, đành phải "muối mặt” vậy thôi. Hơn nữa, cung chính khi ấy mình càng nung nấu ý nghĩ là, một khi người Việt mình trí lự cũng chẳng thua kém gì ai thì mình không thể chịu cảnh nghèo mãi được. Chúng ta xứng đáng được mọi người tôn trọng, không chỉ trên chiến trường mà cả thương trường nữa.

PV:Và vì thế, anh đã quyết định đi làm kinh tế chứkhông về nướcđể làm một kỹ sư đường sắt?

KS LVL:Tốt nghiệp Đại học năm 1992, biết là về nước sẽ rất khó tìm được việc hợp sở trường, tôi đã quyết định ở lại làm kinh tế vài năm chỉ với ý nghĩ là cố gắng tích lũy đượcítvốn cho tương lai, vừa đỡ đần gia đình, vừa tự lo và tạo được sức bật cho mình khi về nước...

PV:Khởi nghiệp của anh là làm việc gì?

KS LVL:Thì cũng như nhiều người, tức là tôi cùng vài anh em bạn thân cũng có một phòng ở DOM 5 (một Trung tâmthương mạilừng danh của người Việt ở Moskva hôiđó - ĐHQ),tự nhập hàng về bán, tự làm cửu vạn, tự lo liệu bảo ban nhau mọi điều...

Duyên nợ Kharkov

PV:Ở Moskva làm ăn như thế cũng được, vì sao anh lại chuyển xuống Kharkov, thành phố thực ra là hẻo lánh trong“bản đồ địa thương mại” Liên bang Xô Viết cũ?

KS LVL:Thủ đô Viết thời đó thường xuyên phải chịu các biến động, có lúc khá thuận lợi cho việc buôn bán của bà con mình. Nói một cách công bằng, bà con ta không phải là những người quá giỏi buôn bán nhưng do mình quenvới cơ chế chợ từ nhỏ nên năng động hơn nhiều so với các cư dân Xô Viết. Tuy nhiên, tôi đã rất nhanh chóng nhận thấy rằng, môi trườngMoskva không phù hợp lắm cho mình, bởi tại đó có quá nhiều sự cạnh tranh, quá nhiều"anh tài", quá nhiều những người có sẵn vốn kinh doanh và các mối quan hệ từ trước khi mình bước chân vào DOM 5...Nếu mình cứ tiếp tục làm ăn cò con, "du kích” thì sẽ khó mà ngóc tên được. Hơn nữa, tình hình an ninh ở Moskva lúc đó không được đảm bảo tốt lắm, mọi người ai cũng nơm nớp lo bị trấn lột, cướp bóc... Bản thân tôi lúc đó nghe chuông điện thoại réo phải nhìn thấy số quen thì mới bốc máy… Rồi mỗi khi ai gõ cửa phòng, phải nhìn qua lỗ kiểm tra, thấy mặt quen mới mở cửa…

PV:Tôi có đọc một bài viết về những đồn thổi rợn người trong cộng đồng người Việt Moskva trong giai đoạn ấy. Nào là chuyện cô con gái 14 tuổi của một doanh nghiệp kiêm thi sĩ, gửi cho vợ chồng người bạn xuống Sochi thì bị bắt cóc không sao tìm lại được… Nào là chuyện một “soái” chủ chợ có trong tay vài triệu USD phải “hồi cố”, sống maidanh ẩn tíchtrong kháchsạn Việt Nammà vẫn lo nơm nớpbị trả thù...Rồi dăm bữa nửa tháng lại là một vụ bọn đầu trọc hành hung người Việt giữa thanh thiên bạch nhật…

KS LVL: Anh bảo sống thế mãi thì chịu làm sao được? Thế là tới tháng 8/1993, tôi theo anh Pham Nhật Vượng, người quen biết từ lúc học tiếng Nga ở Thanh Xuân trước khi sang Moskvadu học, về Kharkov.

PV:Là những người mới tới, các anh có gặp những “phản lực” nào không ngay tư phía cộng đồng Việt Nam ở đây?

KS LVL: Chúng tôi xuống đây mang theo mô hình kinh doanh chợ như ở Moskva. Anh Vượng làm Giám đốc, còn tôi giúp việc cho anh ấy, cũng là làm công ăn lương thôi. Dần dà cũng mở ra được các quan hệ với cộng đồn, với chính quyền sở tại... Năm 1996, chúng tôi đã lập ra chợ Barabarosha rộng tới cả chục ha, dành cho bà con người Việt và cả những người dân địa phương tới buôn bán. Kharkov ngày càng thu hút được đông anh em mình từ các nơi khác, như Minsk, Kiev... tới sinh sống...

PV:Ôi cái thuở ban đầu,chưa biết ai sẽ trở thành ai…

KS LVL: Hồi đó, bọn tôi còn trẻ lắm: Vượng 25 tuổi, còn tôi mới 24, có thể nói là “vắt mũi chưa sạch". Bọn tôi hồi đó đâu phải là doanh nhân có tiếng tăm gì nên mọi người chưa tin tưởng ngay là phải... Mọi việc cứ phải làm từ từ, làm tới đâu chắc tới đó...Nhờ các mối quan hệ cũ có từ Moskva, chúng tôi thiết lập dần các đường dây chuyển hàng về Kharkov, giúp cho vùng đất này trở thành trung tâm phân phối hàng cho các chợ ở cả vùng Đông Bắc Ucraina, từ Donetsk đến Odessa mọi người đều tới đây lấy hàng...Rồi chúng tôi mở nhà máy làm mì ăn liền. Lúc đầu, hàng bán cũng trầy trật, có khi cả tháng không hết một "công", tưởng "sập tiệm" tới nơi... Sau chúng tôi đổi chiếnlược kinh doanh, tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo mới cải thiện được tình hình...

PV:Tôi biết, bây giờ, Phạm Nhật Vượng và Lê Viết Lamđã làchúng đại diện uy tín nhất của cộngđồng người Việt ở Kharkov khôngchi ở SNG mà cả ở Việt Namnữa. Tập đoàn Technocom của các anh mới đây có Công tynước ngoài muốn mua thương hiệu MIVINA với giá hơn 1 tỉ USD...

KS LVL: Đúng vậy!

PV:Tôi cũng biết là khu đô thị LàngThời đại với hàng trăm căn hộ đạt tiêu chuẩn Châu Âu vừa khánh thành cũng là khuđô thị riêng biệt đầu tiên trên thế giới dànhcho người Việt, một"ốc đảo Việt” trong lòng xứ sở Ucraina. Rối hàng loạtdự án vật chấtvà tinh thần đangđược triển khai ở quê hương... Theo anh, đâu là bí quyết của các anh để trong một khoảng thời giankhông quá dài đã tạo lậpđược cơ ngơichư thế nơiđất khách quê người?

KS LVL: Khi mới xuống đây, chúng tôi cũng đã bị cạnh tranh rất quyết liệt cả từ phía một số người Việt "cựu trào". Thế nhưng, chúng tôi ngay từ đầu đã tin rằng, nếu mình có cách làm hợp lý và hữu lợi cho chính đồng bào mình và cho cả các cư dân địa phương thì cuối cùng thể nào mình cũng được công nhận. Trước khi bọn tôi xuống đây, bà con ta đi chợ chi có cái ô che trên đầu, ngày khô ráo đã thế mà ngày mưa tuyết cũng thế. Hàng hóa bày trên một cái bàn, tối đến là xếp vào rồi mang về...Chúng tôi đã lập ra mô hình chợ container, tức là tối đến, bà con có thể xếp hàng vào container khóa lại và để tại chỗ... Rồi phát triển lên, chúng tôi xây quầy hàng như ở chợ Barbasova mà anh có thể đã thấy.

PV:Muốn bứt lên trước pháiđưa rađược công nghệ tiện lợi và tiên tiến hơn?

KS LVL:Có lẽ là như thế... Mặc dù chúng tôi hồi đó rất trẻ nhưng có lẽ chính vì trẻ nên trong mọi việc chúng tôi có cách ứng xử mạnh dạn hơn, dám chấp nhận rủi ro...Và đã làm việc gì thì luôn cố gắng làm tốt hơn người khác kể cả người bản xứ.

PV:Phảivì thế nên hiện nay trong Technocom, chỉ có bộ phận lãnh đạo làngười Việt, còn lại tuyệt đại đasố 3.000 côngnhân đềulà dân địa phương?

KS LVL:Là đơn vị sản xuất do người Việt lập ra nhưng giờ Technocom đang thực hiện chuyển giao dần công nghệ cho người Ucraila, chúng tôi chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt cho người Việt Nam.

PV:Quan hệ của cộng đồng người Việt với chính quyền sở tại ra sao?

KS LVL:Hiện nay rất tốt, bạn rất ủng hộ ta. Ngay từ đầu anh Vượng và tôi đã nhất trí với nhau rằng, muốn ở lại Kharkov lâu dài thì phải làm những việc có lợi cho cả cán bộ và nhân dân địa phương Kharkov nữa, chứ không chỉ cho riêng cộng đồng người Việt.Bạnc ảm thấy bạn có lợi vìsự có mặt của chúng ta thì bạn sẽ giúp chúng ta hết lòng. Tôi xin kể một chuyện vui, nhà hàng Thăng Long mà chúng tôi đã lập ra để quảng bá nghệ thuật ẩm thực Việt Nam hiện là nơi mà rất nhiều quan chức bạn lui tới, thậm chí có không ít quan chức cấp trung ương mỗi khi xuống Kharkov cũng muốn tới nàh hàng Thăng Long để thưởng thức các món ăn Việt Nam và Châu Á.

PV:Theo anh, anh đánh giá điều gì là cao nhất trong “cách chơi” của người Việt ta?

KS LVL:Sự tín nghĩa, có trước có sau. Anh là người chuyên viết bình luận quốc tế, anh chắc cũng biết rằng chính trường Ucraina thời gian vừa qua liên tục có những biến động. Chỉ trong một thời gian ngắn mà thay đổi không biết bao nhiêu quan chức ở các cấp. Quan điểm của chúng tôi là chơi với ai thì cũng phải nhất quán, lúc thịnh cũng như lúc suy. Cũng đã từng xảy ra trường hợp, có ông quan chức mớilên muốn chúng tôi đối xử tốt với ông quan chức vừa rời ghế nhưng chúng tôi không chịu: "ông thử nghĩ xem, “quan nhất thời", nếu chúng tôi đối xử tồi với người vừa ra đithì làm sao ông có thể tin rằng chúng tôi sẽ đối xử tốt với ông khi ông không còn ở cương vị hiện nay nữa?”. Thế là ông ấy phải chịu lý của chúng tôi và càng trọng chúng tôi hơn. Bản chất Ucraina là rất nhân hậu! Người Kharkov lại càng tử tế.

Tiền không quý bằng sự tôn trọng

PV:Thực ra, nhìn bên ngoài cả Phạm Nhật Vượn và Lê Viết Lam đều rất thư sinh, mắt sáng, cườitươi, nhưng trong mọi hoạt động của cộng đồng người Việt ở Kharkov tôi đều nhìn thấy rõ dấu ấn thủ lĩnh của hai anh. Từ đầu xuất hiện bảnlĩnh đầu đànđó? Trong trường Đại học hay trong trường đời?

KS LVL: Tôi bao giờ cũng đề cao việc học ở trong trường đời hơn là trên ghế giảng đường. Giảng đường đào tạo cho mình cơ sở lý luận, một tầm nhìn và một phong cách ứng xử, còn trường đời thì đào tạo cho ta một “con người” cụ thể, giải quyết công việc hàng ngày thì đều ngụp lặn trong trường đời. Thực ra, chỉ anh Vượng mới là người có tính cách bạo dạn và quyết liệt, chứ tôi vốn là một người mềm tính, thậm chí đôi khi côn nhút nhát nữa. Tuy nhiên, rốt cuộc thì cuộc đời cũng nhào nặnchúng ta. Vượng bây giờ vẫn quyết đoán như cũ nhưng sâu và đằm thắm bơn, còn tôi giờ thì cũng tự tin và mạnh mẽ hơn, nhất là khi hai anh em phải đưa ra những quyết định liên quan tớiđời sống chung của cộng đồng người Việt ở đây… Tất nhiên, không bao giờ được nóng vội, cần phải biết cách hòa hợp với mọi người để dần dà hướng họ theo cách mà mình cảm thấy là đúng.

PV:Thương trường ở đâu cũng là chiến trường. Xin hỏi thật, đã bao giờ các anh phải xử tệ với ai chưa?

KS LVL: Anh nói thương trường là chiến trường thì đúng quá rồi. Nhưng thật may, chưa bao giờ bọn tôi phải “quá tay” với ai cả. Mâu thuẫn thì thực ra cũng có nhiều, nhưng không đến nỗi sinh tử theo cái kiểu anh sống thì tôi chết hoặc ngược lại. Cái mà làm chúng tôi đau đầu nhất là giáo dục ý thức cho mọi người để làm sao họ tin vào những quyết định đúng đắn của mình.

PV:Cá nhân tôi cũng từng gặp những trườnghợp, khi mình chân thành, tử tế quá thì mình lại hay bị nghi ngờ, không hiểu gã này có động cơ gì xấu đằng sau không, bởi lẽ, làm gì có ai lại tử tế đến độ ấy?

KS LVL:Khi chúng tôi nhận thức được rằng, muốn cộng đồng người Vệt có một chỗ đứng vững vàng lâu dài ở Kharkov thì phải làm thẻ định cư. Và chúng tôi liên hệ với chính quyền địa phương và thuyết phục được họ đồng ý làm việc này. Thế nhưng, khi đó, một số bà con lại nghi ngờ rằn, có lẽ mấy ông này bày ra trò làm thẻ định cư để ăn tiền “hoa hồng”. Rốt cuộc là những người như thế đã bị lâm vào cảh “một tiền gà ba tiền thóc”. Nếu để chúng giúp làm thẻ định cư thì chỉ mất rất ít tiềnlệ phí, khoảng 200 USD, còn về sau, khi đi tự làm chui thì tốn phí đã lên gấp nhiều lần, có lúc là khoảng 3000 - 4000 USD. Nói có danh dự, đơn giản là chúng tôi với trách nhiệm của những người lãnh đạo và muốn cộng đồng mình vững mạnh nên mới đứng ra giúp làm thẻ định cư thôi chứ tịnh không tơ hào một xu “tiền cò" nào...

PV:Đúng là có lẽ khi minh vô tư quá thì lại dễ bị nghi ngại!

KS LVL: Thực ra, cũng không trách bà con mình được. Qủa tình là có khôngngười Việt chỉ muốn coi Kharkov là nơi mình sang tạm thời để tích lũy vốn thôi đây không có nhiều người xác định đây là nơi mình sẽ trụ lại lâu dài, thậm chí có thể là quê hương thứ hai. Theo quan điểm của bọn tôi, muốn thực sự ăn nên làm ra ở Kharkov, phải gắn bó với vùng đất này như bến đỗ cuối cùng của đời mình. Cứ nhấp nhổm đi ở thì khó có thể tạo nên cơ đồ gì đáng kể.

Bầu bí thương nhau

PV:Tôi có nghe kẻ là, khimới tạo dựng nênkhu chợ Barbasova, các anh đãtạo racơ chếưu đãi cho bà con người Việt mình mua chỗ bán hàng. Tuy nhiên,không phảiai cũng hiểu ngay ra điều này và rốt cuộc là sau đó họ phải mua lại từ những người bản địa chỗ bán hàng với giá đắt hơn nhiều lần?

KS LVL: Quả là có thể. Cần phải có thời gian và những công việc thực tế khác nhau thì bà con ta mới hiểu được thiện chí của chúng tôi, những người luôn quán triệt quan điểm “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung mộtgiàn”. Hơn nữa, bằng kinh nghiệm của chính mình tôi biết, cá nhân chúng tôi chỉ thực sự được người dân bản địa, tôn trọng khi họ tôn trọng tất cả những người Việt NamKharkov. Và cá nhân chúng tôi chỉ mạnh khi toàn bộ cộng đồng người Việt ở Kharkov mạnh. Nói thực, cần phải sống sao để được tôn trọng, có tiền mà không được tôn trọng thì là cả một sự nhục mạ lớn! Khi lập Hội người Việt NamKharkov, chúng tôi đã luôn chủ trương lấy đoàn kết làm trọng, đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại.

PV:Tôicó một cảmnhận là,trong một công việc mà các anh đãvà đanglàm, các anh đều tính đến yếu tố dài lâu. Và tính cả đến việc bằng mọi cách tạo dựng cho người Việt mình ở đâycó được những yếutố làm ăn thuận lợi nhất... Một người đâu phải nhân gian, bác Tố Hữu ngày xưa đã viết thế rồi. Nhưng nếu muốnđoàn kết mộttập thể như cộng đồng người Việt ở đây, một cộng đồng có quánhiều thành phần và những cá thểkhác nhau tớitrái ngược nhau, chắc là phải chấp nhận nhiều thứ lắm nhỉ?

KS LVL: Sống nơi đất khách quê người, phải dám chấp nhận những thử thách. Quan điểm của chúng tôi là phải sẵn sàng chịu mà nếu chúng ta co thể gây dựng từ một đồng ra đồng mốt. Nếu lúc nào cũng chỉ muốn "ăn người” mà không muốn mất mảy may gì thì rất khó, nếu không nó là rất dễ mất cả chì lẫn chài.

Mình là ai, ở đâu và làm gì?

PV:Trong lễ kỷ niệm10 năm thành lập cộng đồng ngườiViệt ở Kharkov tôicó nhìn thấy một băng rôn lớn ghi. Hãy biết mình là ai, ở đâu và làm gì. Đó là phương châm mà anh nghĩ ra ư?

KS LVL: Không phải của cá nhân tôi. Cách đây khoảng 5 - 6 năm, trong một lần họp, anh Nguyễn Trọng Cơ, hiện là Tổng Biên tập “Tuần tin Quê hương" của cộng đồng Việt Nam tại Ucraina, đã nói ra câu này. Chúng tôi thấy thấm thía quá nên lấy đó làm phương châm hành xử chung.Cạnh tranh một cách tự nhiên là đúng, nhưng cần biết mình là ai, ở đâu và đang làm gì. Chúng tôi ở đây đã tự xác định với nhau rằng, cả bộ máy đã hoạt động thành nếp, có thứ tự trên dưới, cùng nhau tuần tự tiến. Không phải ai muốn làm thủ lĩnh cũng được mà đã qua cả qúa trình làm việc mới tạo dựng được như hôm nay. Không phải chỉ vì thích thú cá nhân mà đang ở cuối đội hình bỗng dưng chạy lên cướp cờ thủ lĩnh. Nếu công việc không ổn,đời sống cộng đồng có nguy cơ đi xuống, thì mới cần đảo đội hình, còn khi “cơm đang lành, canh đang ngọt” thì không ai có quyền làm "rối cờ".

PV: Tôi cũng thích "chơi’ kiểu đó. Không tính tuổi, không tính thời hạn nhiệm kỳ,mà phải quan tâm trước hết tới hiệu quả côngviệc. Nếu kém hiệu quả thì mặc nhiênbị đào thải cònkhi mọi sự còn tốt thì phải duy trì trật tựđã ổn định. Không bao giờ nên hy sinh sự bình ổn đangcó, mặc dùchưa hẳn đã mười phân vẹn mười,cho những tính toán mù mờ trông hấp dẫn nhưng dễ làm nổi loạn. Người Ucraina cũngcó câu ngạ ngữ mà tôi đã dịchra tiếng Việt như sau: Thà nắm chắcsẻ trong tay,Hơn mơ chim én đang baygiữa trời...

KS LVL:Đúng vậy anh ạ!

Không để tụt hậu

PV:Nói thực là tôi rất có ấn tượng với việc trong lễ kỷ niệm 10 năm cộng đồng người Việt ở Kharkov thay vì những lời tự khen mình một cách chính đáng vàxứng đáng, anh đã nói rất thẳng đến những nguycơ có thể dẫn tới việc cộng đồng người Việtcó thể tụt hậu trong tươnglai, nếu chúngta không biết tự sủa mình vàcố gắng nhiều hơn nữa trong lối sống, nếp làm việc và tư duy văn hóa... Anh không sợ làm mất lòng những ngườikhác ư?

KS LVL: Ảo tưởng nào cũng dễ dẫn tới thất bại.Theo tôi, yếu tố để người Việt có thể tồn tại lâu dài ở Kharkov là tính chăm chỉ làm việc quên mình vì tương lai. Nhưng chúng ta có điểm yếu dễ dẫn tới tụt hậu là trình độ ngoại ngữ, trình độ và văn hoá chung của nhiều bà con ta ở đây còn thấp.

PV:Có lẽ nguyên do chính là nhiềubà con vẫnkhông coi Khalkov là quê hương thứ hai màđơn thuần chỉlà nơi tích luỹ vốn chocuộc sống mai sau ở quê nhà?

KS LVL:Tôi không rõ điều này đúng đến đâu nhưng hình như ngườiTrung Quốc đã nêu ra một khẩu hiệu: những người Hoa đi ra nước ngoài rồi là quay về đất nước là những người yêu nước, còn những người Hoa đi ra nước ngoài và ở là "ăn nên làm ra" nơi đất khách quê người là những người thực sự vì nước...Tất nhiên, muốn bà con mình an cư ở Kharkov thì cũng cần nhiều yếu tố. Công ty Vinamex của chúng tôi đã xây dựng khu đô thị Làng Thời đại cũng chỉ là để có một nơi trên đất Ucraina mà bà con ta cảm thấy như đang ở quê nhà mình, an toàn, thân thuộc, ấm áp...Có ngẫu nhiên đâu mà chúng tôi đã dựngnên trong khuôn viên Làng Thời đại cá tượng Thánh Gióng như một điểm tâm linh để mọi người Việt ở Kharkov có thể hướng về quần tụ...Theo ý tưởng cứa anh Phạm Nhật Vượng, sắp tới ở đây còn xây dựng cả một ngôi chùa Việt Nam nữa...

PV:Người Việt ở đâu thì non sông núi Việt ở đấy. Tuy nhiên, tôi muón nói thêm điều này, trong lúc anh chủ trương bà con ta ở Kharkov nên hội nhập sâu hơn nữa với người đân địa phương thì mộtkhu đô thị tương đốikhép kín như Làng Thời đạicó vô hình trung gây cảntrở cho quá trình hội nhập tự nhiên đókhông?

KS LVL: Cần thấy rằng, Làng Thời đại xuất hiện do nhu cầu khách quan: nhiều bà con ta sang đây mang nặng trong mình "quốc hồn, quốc tuý” nên khó cảm thấy thoải mái trong môi trường thuần tuý bản địa. Trong lúc chúng ta chưa thể thích ứng ngay về cuộc sống địa phương thì sự tồn tại của Làng Thời đại điều cần thiết và thích thú đối với họ...

PV:Anh có phải là người tin vào tâm linh không?

KS LVL: Rất tin. Làmsao mà không tin được! Đầu năm bao giờ tôi cũng đi chùa...

PV:Khôngcó tín ngưỡng rất khó có đạo đức. Vàrất khó thành công một cách lâu bền.

KS LVL: Tôi cũng tin như thế. Tất nhiên, cần phà hiểu như LãoTử hay Khổng Tử ngày xưa, trước tiên mình phải yêu mình, nhưng yêu mình rồi thì phải yêu cả những người khác nữa. Không yêu mình thì không thể yêu những người khác được.

PV:Vợ chồng anh Lam được mấy cháu?

KS LVL: Gia đình tôi có một con trai.

PV:Anh có xác định ởKharkov tới cuối đời không?

KS LVL: Xác định chứ. Không xác địnhthế làm sao tôi có thể thuyết phục được những người Vỉệt khác ở đây cũng coi Kharkơv là quê hương thứ hai?

PV:Thế anh định sẽ cho con mình khi lớn lên đi học ở đâu?

KS LVL: Tôi muốn cháu sau này sẽ học ở Anh chẳng hạn...Nhưng tôi muốn giáo dục cháu là một người Việt đền tận chân tơ kẽ tóc. Và mang quốc tịch Việt Nam...

PV:Xin cảm ơn anh!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc: