Einstein - chiến sĩ vì hòa bình

12:00 CH @ Thứ Sáu - 26 Tháng Tư, 2019

Ngày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.

Ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima và 3 ngày sau đó (9/8/1945) quả bom nguyên tử thứ hai đã rơi xuống đầu nhân dân thành phố Nagasaki. Gần 200.000 người dân vô tội Nhật Bản đã trở thành nạn nhân của vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Di chứng phóng xạ vẫn còn kéo dài đến ngày nay.

Thực ra, khi ký tên vào lá thư, Einstein chỉ không muốn cho Đức quốc xã có trước một loại vũ khí hủy diệt. Ông suy tính đơn giản rằng Chính phủ Mỹ không bao giờ sử dụng loại vũ khí khủng khiếp đó trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi an ninh của nước Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng. Einstein, một người luôn luôn kiên định theo chủ nghĩa hòa bình, đã bị lừa.

Những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Einstein tận dụng mọi cơ hội kiên quyết lên án chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên sự độc quyền vũ khí hạt nhân, lên án mọi hành động gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ chủ xướng.

Năm 1948 trong Lời kêu gọi đối với giới trí thức ông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và trước đó một năm, tại phiên họp long trọng của Liên Hiệp Quốc ở New York, Einstein kêu gọi mọi người phải nỗ lực để đạt tới “Sự hiểu biết trọn vẹn giữa các dân tộc, các quốc gia có các chính kiến khác nhau”.

Ngày 31/1/1950 Tổng thống Mỹ Truman công bố chương trình chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom khinh khí. Ngày 12/2/1950 Einstein đã lập tức lên tiếng trên đài truyền hình cảnh báo nhân dân Mỹ và toàn thế giới hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân này.

Lời cảnh báo của nhà bác học có uy tín quốc tế lớn nhất lúc bấy giờ đã dấy lên phong trào phản đối việc chế tạo bom khinh khí ngay trong lòng nước Mỹ và trên toàn thế giới.

Ngay ngày hôm sau báo chí ở Mỹ và nhiều tờ báo trên thế giới đã chuyển tiếp lời cảnh báo của Einstein. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vẫn tiếp diễn giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô.

Einstein ý thức rằng lời kêu gọi lẻ loi không có ảnh hưởng lớn, nên dù sức khỏe đã giảm sút đến mức đáng lo ngại, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của Russel ra lời kêu gọi do một số nhà khoa học có uy tín quốc tế cùng ký tên... và Lời kêu gọi Russel - Einstein đã ra đời. Einstein đã ký tên vào lời kêu gọi ngày 11/4/1955, một tuần trước khi qua đời trong niềm tôn kính và tiếc thương của toàn nhân loại.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ