Ghi nhớ ưu điểm của người khác là Phúc Đức của chính mình

08:40 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Bảy, 2021

Có thể chúng ta đều phạm một lỗi lầm chung là người khác đối với mình tốt mười điều nhưng có một điều chưa tốt, thì mười điều tốt đó bị lãng quên.

Chúng ta ghi nhớ khuyết điểm và lỗi lầm của người khác thì càng lúc càng thấy họ xấu đi.

Người khác giống như một tấm gương phản chiếu, nếu chúng ta phùng mang trợn mắt với nó, thì nó phản chiếu lại cũng như vậy.

Hai bên cùng nhau thấy cảnh tượng xấu hơn.

Người khác có chút khuyết điểm, thì trong mắt mình nó lại bị phóng đại đến vô hạn như cây đinh trong con mắt, gai nằm trong gân thịt, nên phải nhổ bỏ thì mới cảm thấy vui mừng.


Ghi nhớ ưu điểm của người khác, khoan dung khuyết điểm của họ , sau thời gian dài thì trong mắt của chúng ta mọi người đều tốt trong lòng của chúng ta chứa đựng sự tốt đẹp thì thế giới này mỹ lệ biết nhường nào.

Ghi nhớ ưu điểm của người khác, thì sẽ có nhiều bạn bè.

Ghi nhớ ưu điểm của người khác, nhìn họ mỗi lúc đẹp hơn, dung hòa hơn.

Ghi nhớ ưu điểm của người khác, thì gia đình nhất định hòa thuận hạnh phúc.

Ghi nhớ ưu điểm của người khác, sống với tấm lòng cảm ơn, thì cuộc sống vui tươi gấp trăm vạn lần khi chỉ nhớ khuyết điểm của họ.


Như vậy làm sao ghi nhớ ưu điểm của người khác? 

Nên nghĩ rằng: ghi nhớ cái khuyết điểm của người khác chính là lấy cái xấu của họ để trừng phạt chính mình, làm cho cuộc sống của mình không hạnh phúc, luôn bị chìm  đắm trong khổ đau.


Ghi nhớ ưu điểm của người khác, sống với cái tâm cảm ơn biết ơn, thì bạn trở thành  người có hạnh phúc nhất trên thế giới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hạnh phúc không thể tìm thấy nếu không có đạo đức!

    26/06/2020Chỉ khi chúng ta biết gìn giữ các giá trị văn hóa; biết yêu thương, biết sẻ chia, rộng lượng, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cộng đồng thì mới có thể tìm thấy hạnh phúc cho mình và tạo nên một xã hội hạnh phúc...
  • Người Việt và triết lý sống “phúc đức tại Mẫu”

    11/08/2019Nguyễn Thị Minh TháiChữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.Chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu...
  • Hạnh phúc

    26/07/2019Cao Huy ThuầnThứ nhất, hạnh phúc là sống trong hạnh phúc của người khác. Thứ hai, hạnh phúc là sống vì hạnh phúc của người khác. Thứ ba, hạnh phúc là dâng hiến...
  • Làm thế nào để dập tắt những suy nghĩ tiêu cực trong bạn?

    26/05/2019Elizabeth BernsteinCó thể do cấu trúc gen, não bộ hoặc những trải nghiệm cũ, hầu hết chúng ta đều tự nói với mình quá nhiều điều tiêu cực mỗi ngày. Chúng ta thường mất thời gian luẩn quẩn trong những ý nghĩ tiêu cực, thiếu hiệu quả hết ngày này sang ngày khác...
  • Năm mới suy nghĩ về hai chữ Phúc và Đức

    13/02/2019Đức ThiệnPhúc bao giờ cũng đi đôi với Đức. Ai cũng trách phúc lợi, phúc lộc nhưng lại quên phúc đức, phúc thiện. Muốn được phúc phải có đức và ngược lại, đó là quy luật. Nội dung của đức phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội, tôn giáo...
  • Suy ngẫm về hạnh phúc và cách để đạt hạnh phúc

    23/01/2017TS.Trần Việt Dũng“Hạnh phúc là gì?”, “Những yếu tố gì ảnh hưởng đến hạnh phúc?”, và cuối cùng “Làm cách nào để hạnh phúc?” Đó là 3 vấn đề mà tác giả luận bàn trong bài viết này.
  • 15 lối suy nghĩ lệch lạc mà ai cũng có ít nhiều

    12/08/2015Hồng Liên biên dịchBạn có biết suy nghĩ cũng ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn? Suy nghĩ theo hướng tích cực và lạc quan sẽ mang đến cho bạn một nội tâm an hòa và cơ thể tràn trề sức sống. Nhưng suy nghĩ lệch lạc lại khiến bạn có cái nhìn tiêu cực về bản thân và những người xung quanh. Vậy, làm sao để nhận biết những suy nghĩ lệch lạc ấy?
  • Tìm về cội nguồn hạnh phúc đích thực của cuộc sống

    19/02/2015Theo nghiên cứu xã hội học, 75% dân số ở các quốc gia phát triển và yên bình nhất thế giới như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan… tự nhận mình có cuộc sống hạnh phúc. Họ có đầy đủ tiền bạc, đầy đủ điều kiện vật chất, xã hội ổn định, phúc lợi xã hội tốt… đảm bảo cho cuộc sống “hạnh phúc”, nhưng khi mất đi những vật chất đó, thì họ lại không còn cảm giác hạnh phúc ấy nữa. Những người dân Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ… rất nghèo đói nhưng lại luôn lạc quan, yêu đời, vẫn luôn ngập tràn hạnh phúc…
  • Nghĩ

    11/06/2010Nguyễn Văn BìnhThuở nhỏ tôi thường mơ thấy cây duối sau nhà bay lên trời, dưới gốc của nó có một đám mây màu vàng ngà đỡ. Không nhìn thấy rễ cây nhưng tôi cảm giác chúng đang ngủ trong đám mây ngà ấy, giấc ngủ dịu dàng mềm mại chẳng vướng bận bởi các ý nghĩ. Lớn lên, lao vào đời sống với bao nhiêu tác động xô đập của xã hội...
  • xem toàn bộ