Giá trị và sức mạnh của Chính trực

09:22 SA @ Chủ Nhật - 20 Tháng Bảy, 2014

Viết những điều này…lòng như chảy máu….nhưng bừng lên niềm tin vào sức mạnh của sự Chính trực ( không liên quan gì đến chức vụ, giàu nghèo, giới tính, tuổi tác…mà gắn với từng người cụ thể dù là ai ),với ý nghĩa : Chính Trực cho Con người sức mạnh : Chân thành để chọn mang được điều hữu ích, có Chân Tín để làm được việc lớn, giữ Chân hành để qua khổ nạn, và hun đúc Chân Đạo để có thể hóa giải sai lầm và hiểm nguy.


1. Khi Chính học không đủ mạnh thì Dân trí chẳng thể cao, khiến người bị huyễn hoặc mà nhầm đưa xương chó lợn lên bàn thờ Liệt sĩ , thì không lạ gì có kẻ hạ đẳng lại nhảy lên được ngôi Chính danh cao đến thế, còn người Chính sĩ thì hồn hoang xác lạc…..

2. Kẻ bói toán u minh, truyền bá hắc tín, tung tẩy đông tây nam bắc, lại no đủ nhờ tham sân si của chúng sinh tự phải xưng là con, gọi bọn họ là Thày, thì hiểu tại sao Trí thức lại phải bần tâm kiếm miếng ăn thừa của bao kẻ dư tiền bạc coi mảnh bằng là chút làm sang

3. Khi người dân chả tin vào điều gì nữa về cần lao của mình và liêm chính của kẻ quan chức…lại thấy đền chùa miếu mạo mọc lên như nấm….Khi đó Phật cũng không dám nghe thấy lời trong những tiếng thì thầm của muôn người đến cầu xin….

4. Sống luôn cần cái Thật, thế mà huân chương, sự học và giá trị là giả và mua bán được ngay tại cửa nơi làm ra nó, thì lời tuyên thệ, danh hiệu, chất lượng….có gì tốt đẹp sẽ hình thành được đây ? Tất cả là sự bày trò để chen nhau sống trong lừa loạn

5. Vì điều xấu không được nhận dạng, chui lẩn vào trong sự mơ hồ của ‘cơ chế trách nhiệm’ được gán cho những khái niệm to đùng, thì kẻ xấu có đất mênh mông để tung hoành. Xã hội khó sửa sai và phá bỏ nó cho được, dần biến mất chính trực và liêm xỉ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mười Điều của Tinh thần Quốc Gia

    19/12/2019Nguyễn Tất ThịnhTôi hay đọc, tìm hiểu về các Quốc gia và quan sát những nơi đã đến, để chiêm nghiệm về quá trình lịch sử hướng tới văn minh ở đó. Tôi muốn tổng kết lại những điều dưới đây như một thực tế đã nhìn thấy, cũng như bộc lộ sự khao khát về xã hội tươi đẹp của mình. Mười Điều bao gồm từ chính trị, đến làm ăn, cách sống của một Đất nước, trong đó từng người ở vị trí của họ...
  • Đơn điệu đời sống tinh thần hậu hiện đại

    11/09/2017Ngô Tự LậpTrong nhiều cuốn sách, đặc biệt là sách về triết học và luật học, cho đến tận ngày hôm nay, người ta vẫn còn truyền tụng câu nói của Voltaire về cuốn “Luận về nguyên do của sự bất bình đẳng” của Rousseau: “Tôi hoàn toàn không đồng ý với anh, nhưng tôi sẵn sàng hy sinh tính mạng để bênh vực quyền tự do phát biểu của anh”.
  • Thắp lại tinh thần phụng sự Tổ quốc

    30/04/2016Lê Ngọc Sơn (thực hiện)"Phụng sự Tổ quốc" không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một mệnh lệnh dành cho mỗi người dân, trong những thời điểm đất nước gặp khó khăn, thử thách. GS Chu Hảo, Giám đốc NXB Tri Thức, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ, chia sẻ cùng Sinh Viên Việt Nam.
  • Xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội - bắt đầu từ đâu?

    20/01/2016GS. TS. Phan Hồng GiangKhông thể có một đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh - là nền tảng tinh thần của xã hội - nếu những con người cụ thể của hệ thống chính trị lại bị tha hóa ở một bộ phận khá phổ biến. Từ đây, nhiều chuẩn mực giá tri văn hóa - đạo đức bị đảo lộn, đánh tráo: thay cho sự cao cả của lý tưởng sống - là sức mạnh trần trụi của đồng tiền; thay cho chủ thuyết tư tưởng to tát là những toan tính đầy thực dụng...
  • Tinh thần nghiệp dư và những biến dạng hôm nay

    13/11/2015Vương Trí NhànBước vào một cuộc chuyển đổi mà không được chuẩn bị, cả cộng đồng đang sống kiểu nghiệp dư như vậy... Sự nghiệp dư hóa vẫn ngày ngày diễn ra trên diện rộng và có những biến dạng theo những chiều hướng kỳ cục .
  • Phải có tấm lòng chính trực

    01/03/2014Matsushita KonosukeTrong kinh doanh có rất nhiều điều quan trọng liên quan tới tâm thể của người kinh doanh nhưng một trong những điều căn bản nhất mà tôi luôn nghĩ đến và gắng sức giữ gìn, đó là một tấm lòng chính trực. Chỉ khi người làm kinh doanh có một tấm lòng chính trực thì những điều mà tôi đề cập trên đây mới thực sự có nghĩa, người làm kinh doanh mà thiếu đi tấm lòng chính trực thì không bao giờ có được sự phát triển lâu dài.
  • Thiếu Sơn, nhà văn chính trực

    06/08/2013Nguyễn Thị Thanh XuânĐã hơn 100 năm ngày Thiếu Sơn (1908 – 1978) ra đời và 30 năm ngày nhà văn mất, tôi đọc lại Ông...
  • Tinh thần người công dân, người chủ nhân của đất nước

    23/07/2011Bùi Quang MinhBài viết này không phải để đáng bóng tên tuổi anh, bởi vàng bạc, kim cương... đã tự nó theo thời gian đã "bóng loáng" trong lòng mọi người. Bởi vậy, chẳng cần nêu tên tuổi, chỉ cần nêu bài học rút ra...
  • xem toàn bộ