Giả mạo trong nghệ thuật có thật sự đáng bị lên án?

11:54 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Bảy, 2010

Trong khi phần đông ý kiến lên án việc giả mạo trong nghệ thuật, thì một số người lại cho rằng không phải tác giả mà chính chất lượng của tác phẩm mới là yếu tố cần được quan tâm.

Một cuộc triển lãm khá đặc biệt đang được diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh, nơi người xem sẽ khám phá những khía cạnh khác nhau của vấn đề này.

Năm 1923, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh mua về một bức tranh chân dung được cho là của một hoạ sĩ người Ý từ thế kỷ XV. Sau hơn hai thập kỷ trưng bày, đến năm 1948, bảo tàng mới phát hiện ra rằng đó chỉ là một tác phẩm giả mạo.

Một trường hợp khác là một bức tranh “giả mà không phải là giả” mang phong cách của danh hoạ người Ý, Pietro Perugino (1446 - 1524). Tuy nhiên, hoá ra đó là một bản sao chép của... một danh hoạ khác sinh sau hai thế kỷ là Sassoferrato (1609 - 1685).

Một số người cho rằng những chi tiết như thế chỉ là... nhỏ nhặt. Điều quan trọng hơn, theo họ, chính là một bức tranh mang giá trị như thế nào, chứ không phải là ai đã làm ra nó.

Trong khi đó, số đông còn lại tin rằng, danh tính tác giả là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến cảm nhận của người xem đối với bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào. Tuy nhiên, việc xác định được chính xác mối liên hiện giữa một tác giả và một tác phẩm không hề là một việc dễ dàng.

Một trong những ví dụ “nổi tiếng” khác là bức tượng “The Faun” của hoạ sĩ người Pháp, Paul Gauguin (1848 - 1903). Được Viện Nghệ thuật Chicago mua lại với giá 125.000 đôla Mỹ và coi là “một trong những hiện vật mới quan trọng nhất trong lịch sử 20 năm gần đây” của viện, được trưng bày trong 10 năm v.v…, phải đến tận năm 2007, người ta mới biết rằng “The Faun” thực ra được đúc bởi Shau Greenhalgh vào những năm cuối thế kỷ 20 tại Bolton (Anh).

Bức tượng "The Faun" - từng được coi là tác phẩm của Paul Gauguin

Trong một khoảnh khắc, tất cả những tung hô, phân tích của giới phê bình trước đây về tính độc đáo của tác phẩm có liên quan đến cuộc sống cá nhân của Gauguin ra sao .v.v… đột nhiên trở nên vô giá trị. Và mặc dù bức tượng giả của Greenhalgh (cũng có thể được coi là một “bậc thầy” với hàng nghìn tác phẩm nghệ thuật giả mạo bán cho rất nhiều bảo tàng, nhà sưu tầm trên toàn thế giới, thu về gần 1 triệu bảng Anh - cho đến ngày bị bắt) thật ra khá hấp dẫn - nhưng một khi tác giả của nó không phải Gauguin, ý nghĩa của nó hầu như không còn.

Bức chân dung “Woman at a Window” từ thế kỷ 16

Cuộc triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh cũng cho người xem thấy được các phương pháp được sử dụng để xác định tính chân thực của một bức tranh. Trong một số trường hợp, khoa học chỉ ra rằng tác phẩm là thật trong khi bề ngoài của nó lại không mang lại cảm giác như vậy. Như bức tranh “Portrail of Pope Julius II” của danh hoạ Raphael (1483 - 1520) từng bị cho là đồ giả nhưng những kiểm nghiệm năm 1969 lại chứng minh rằng đó là một sản phẩm nguyên gốc. Hay như bức chân dung “Woman at a Window” từ thế kỷ 16 khi mới được mua về, mang một phong thái rất khác biệt với hình ảnh một người phụ nữ tóc nâu có ánh mắt nghiêm nghị, đoan trang. Tuy nhiên, những biện pháp kỹ thuật bóc tách lớp chỉnh sửa cho thấy đó thực ra là một cô gái tóc vàng với cái nhìn khêu gợi - có lẽ là của một gái bán hoa.

Ngoài khoa học, một phương pháp khác thường được sử dụng để kiểm chứng một tác phẩm chính là cặp mắt của các chuyên gia thẩm định. Thế nhưng, đây cũng không phải là một sự đảm bảo, thậm chí nhiều khi còn xảy ra sự bất đồng giữa máy móc và con người. Năm 1985, Bảo tàng J Paul Getty tại Malibu (California - Hoa Kỳ) trả 7 triệu đôla cho bức tượng khoả thân mang tên “Getty Kouros”, được cho là một kiệt tác từ thế kỷ VI trước Công nguyên. Vượt qua được các biện pháp kiểm chứng khoa học nhưng “Getty Kouros” lại vấp phải sự phản đối của các chuyên gia, cho rằng bức tượng mang một cảm giác “không thật”.

Bức tượng khoả thân mang tên
“Getty Kouros”

Đề cập đến “Getty Kouros” trong một cuốn sách của mình, tác giả Malcolm Gladwell cho rằng, mặc dù có khả năng đó là một bức tượng giả, nhưng để xác định được điều đó đòi hỏi một quá trình khó khăn, lâu dài, thậm chí là phi thực tế. Việc “Getty Kouros” có nhiều điểm trông “không thực”, không có nghĩa là nó thực sự “không thực”.

Có khá nhiều tác phẩm khác cũng rơi vào tình huống tương tự. Bức tranh “The Fortune Teller”của hoạ sĩ người Pháp Georges de la Tour (1593 - 1652) vào những năm 70 của thế kỷ XX, từng bị coi là giả, nhưng sau đó người ta nhận thấy rằng những chi tiết tưởng là giả như màu sắc rực rỡ, tư thế nhân vật gượng gạo... hoá ra lại là những đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của de la Tour.

Thậm chí ngay cả những tác phẩm nguyên gốc cũng có thể chứa đựng những yếu tố... không nguyên gốc. Những cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trên bức tranh từ đầu thế kỷ 16, “The Sunset” của Giorgione (1477 - 1510) - một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia Anh - cho thấy, một số điểm quan trọng nhất thật ra lại là những chỉnh sửa mang tính phỏng đoán của chính những chuyên gia bảo tồn. Điều này không phải là bất bình thường, đặc biệt đối với những bức tranh có niên đại lâu đời.

Bức tranh “The Fortune Teller”- Georges de la Tour (1593 - 1652)
Bức tranh “The Sunset” - Giorgione (1477 - 1510)
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhức nhối, nghiêm khắc với vi phạm bản quyền

    24/01/2007
  • “Xử lý” như thế nào đối với những kẻ “đạo” tranh?

    03/01/2007Theo NĐ31/2001/NĐ-CP của Chính phủ thì khung hình phạt dành cho những tác giả “đạo” tranh thấp nhất là từ 3 đến 10 triệu đồng, cao nhất là từ 50 đến 70 triệu đồng.
  • Lại thêm một vụ đạo tranh

    03/01/2007Tác phẩm Hà Nội - cái nhìn hôm nay của tác giả Vũ Đức Toàn sáng tác năm 2002, được chọn in trong cuốn sách Mỹ thuật Hà Nội, được sao chép tới 99% tác phẩm Domingo de Delft sáng tác năm 1956 của họa sĩ nổi tiếng người Argentina Torres Aguero
  • Vải thưa vẫn che được "mắt thánh" !

    03/01/2007Hải ĐăngHiện tại, trong giới mỹ thuật, nhiều họa sĩ Việt Nam nổi tiếng và ăn khách trên thị trường cũng đau đầu với những tác phẩm "ăn cắp bản quyền" của mình bày bán thản nhiên ở các hè phố như hàng lưu niệm. Vi phạm bản quyền đang có dấu hiệu lan sang nhiều lĩnh vực: nhạc, văn học, hội họa. Trước khi bước vào những hiệp hội và ký những luật bản quyền quốc tế, chúng ta có nên xem lại năng lực và trách nhiệm quản lý văn hóa quốc nội chăng?
  • Lan tràn nạn "đạo" tranh

    03/01/2007Quang ThiTưởng rằng sau vụ bức tranh Bình minh trên công trường của sinh viên Lương Văn Trung sao chép tác phẩm Brigada của tác giả Nga Cuznhexov bị phát hiện và xử phạt đã khép lại một năm lùm xùm trong giới mỹ thuật với những vụ đạo tranh, đạo ảnh. Nhưng vẫn chưa hết…

  • Đạo tranh, đạo ảnh - chuyện thường ngày ở… nhiều nhà xuất bản

    03/01/2007Mấy ngày gần đây, báo chí lại sôi lên xung quanh sự kiện bức tranh cổ động "Tất cả trẻ em nghèo được học" vi phạm bản quyền. Cụ thể, bức tranh đã được cấu thành từ bức ảnh "Lớp học vùng cao" của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh...
  • "Đạo tranh" vẫn đoạt giải thưởng Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc?

    03/01/2007Hoà Bình - Kim AnhĐằng sau những giải thưởng mỹ thuật toàn quốc 2005, có không ít ý kiến cho rằng một số tác phẩm không xứng đáng vì chất lượng nghệ thuật kém, thậm chí có tác giả sao chép tranh của hoạ sĩ nước ngoài...
  • Về các vụ đạo tranh, Chánh Thanh tra Bộ VHTT Phan An Sa có ý kiến

    03/01/2007Vân PhongMột số vụ vi phạm bản quyền trong lĩnh vực mỹ thuật xảy ra mới đây đã được giới nghề và dư luận hết sức quan tâm. Vậy, cơ quan chức năng đã có những biện pháp nào để xử lý? ông Phan An Sa - Chánh Thanh tra Bộ VH-TT,cho biết:
  • Công bằng cho người sáng tạo

    31/10/2006Vũ Duy Thông...chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy...
  • Biết rồi khổ lắm nói mãi

    29/09/2006Lê Tiến ĐạtXin “cầm nhầm” một câu của cụ Cố Hồng trong số đỏ để nói về đạo. Đạo nhạc, đạo văn, đạo thơ, đạo tranh, đạo sách giáo khoa, đạo từ điển, đạo nghiên cứu khoa học… bất kể cái gì thời nay cũng có thể đạo được hết. Dào ôi, đạo là cái chuyện…
  • xem toàn bộ