Công bằng cho người sáng tạo

12:35 CH @ Thứ Ba - 31 Tháng Mười, 2006

Có ba loại chuyện thường chiếm phần áp đảo trên các báo hiện nay,đó là chuyện tham nhũng, chuyện đâm chém cướp giết và chuyện các nghệ sĩ "đạo”. Từ "đạo" ở đây không phải là "đạo đức”, (Có đức thì hơn có tài - NguyễnTrãi), không phải là "đạo lý” (Thà đui mà giữ đạo nhà - Nguyễn Đình Chiểu) mà là "đạo chích”. Chẳng lẽ lại nói nhau là "ăn cắp", nên dùng từ "đạo" là một cách tế nhị mà thôi.

Gác lại hai chuyện trên, chỉ nói chuyện các văn nghệ sĩ bị phát hiện "đạo" thì cũng đã dài dòng và đau xót lắm. Mấy chục năm trước không may khi thấy hoặc không may khi biết chuyện đó. Có thể chuyện đó không có. Có thể chuyện đó không ai để ý. Có thể chuyện đó không ai nói ra nhưng rõ ràng là chuyện nghệ sĩ đi "chôm chỉa" của người khác để biến thành của mình là ít thấy. Nhưng từ khi sự nổi tiếng không chỉ là sự tôn vinh của xã hội, là mềm tự hào nghe nghiệp mà còn là "thương hiệu” (nhãn hiệu hàng hóa thì hiện tượng làm tác phẩm giả tức là làm hàng giả cũng xuất hiện theo. Lúc đầu còn lác đác nhưng dần dà, không còn ngành nghệ thuật nào không có chuyện ì xèo.Trước hết là văn học, gần đây nhất là chuyện ầm ĩ quanh việc có hay không việc "đạo văn" trong truyện ngắn của hai tác giả trẻ, chuyện một ca sĩ "đạo thơ" người khác làm ca từ của mình. Trong mỹ thuật, từ lâu chuyện chép tranh nước ngoài mang dự triển lãm, chép bố cục ảnh của thiên hạ làm tranh cổ động, chép tranh dân gian, chạm khắc đình chùa giả vờ kế thừa truyền thống dân tộc, “mượn ý tưởng” của bạn làm của mình… đã thành chuyện "biết rồi, khổ lắm nói mãi!". Trong múa, chục màn múa thì có đến bốn năm màn na ná nhau. Trong kiến trúc, cứ đến một khu phố mới xây dựng ở bất kỳ đâu sẽ thấy la liệt sự sao chép đang ngất ngưởng giữa thanh thiên bạch nhật. Trong điện ảnh, nếu không có sự sao chép vựng về và lười biếng thì lấy đâu ra vô số những ông bà Việt kiều yêu nước, những ông chủ doanh nghiệp suốt ngày bồ bịch, uống rượu tây, gọi điện thoại di động, nhũng bà nỡm thoắt cái là đi tắm và đòi nhảy lên giường, "chuyện thường ngày ở… chợ” trong rất nhiều phim của ta làm hiện nay. Trong nhiếp ảnh, có lần sau khi trao giải A cho một tấm ảnh, Ban giám khảo mới đắng người vì tấm ảnh được giải là từ hai ảnh ghép lại. Trong sân khấu, có một "luật bất thành văn” là nếu vở chưa công diễn thì cấm được kể cốt kịch của mình cho bất kể ai, cấm mang kịch bán cho người khác đọc nếu chưa có một cam kết hoặc đấy chưa phải là một người bạn tin cậy. Trong âm nhạc còn ồn ào hơn. Biết bao giấy mực đổ ra, biết bao tai tiếng trút xuống sau những vụ "đạo nhạc" được phát hiện. Người ta đã in sang để kinh doanh 10 đĩa CD gồm hàng chục bản nhạc do nhạc sĩ nước ta “đạo” của các tác giả trong nước cũng như ngoài nước, Tây, Tàu đủ cả người ta phẫn nộ vì tình trạng vi phạm bản quyền âm nhạc, sau đó hình như trên mặt báo có sự phẫn nộ với người bảo vệ bản quyền âm nhạc. Vào những ngày này là chuyện có ông nhạc sĩ bị một số bạn đồng nghiệp chê trách vào"đạo nhạc" của hai nhạc sĩ nổi tiếng nước ngoài trong một bán khởi nhạc mang tên ông mà người viết bài này cũng chưa được nghe hoặc được nghe nhưng quên rồi. Thật rối tinh rối mù, không biết đâu mà lần.

Những chuyện như vậy còn nhiều nữa và qủa thật là không dễ lần đến tận cùng. Vả lại, lần đến tận cùng đi nữa thì liệu có ích gì? Điều dáng nghĩ là nên nghĩ thế nào đây trước nhũng chuyện trên. Cách thứ nhất là cách nghĩ của không ít người, cần phải công khai những chuyện chôm chỉa bất lương này ra trước công chúng để ngăn chặn một thói xấu đang lây nhiễm ngày càng nặng nề trong giới sáng tác văn học - nghệ thuật, đề bảo đảm quyền lợi và sự công bằng cho những người làm những nghề này. Phải công khai vạch mặt những người kiếm chác được cả địa vị, tiền bạc, danh tiếng trong nghề bằng những mánh lới ngoài nghề để tiếng thơm là tiếng thơm đích thực, như lâu nay vốn có với những tài năng thật. Sự công khai, minh bạch cũng rất cần thiết trong thời buổi đồng tiền đang len lỏi, đang khuynh đảo văn chương, nghệ thuật nếu quả thật còn mong muốn có một nền văn chương, nghê thuật. Việt Nam đáng tự hào. Cách thứ hai là buồn, rất buồn, chỉ vậy. Không ai bắt một người cứ phải làm nghệ sĩ nếu người ấy không muốn và không có tài. Niềm hạnh phúc duy nhất mà người nghệ sĩ có được là tác phẩm của mình làm ra đúng là của mình, dù nó hay hay dở, dù được công chúng đón nhận như thế nào. Thế nhưng trong giới nghệ sĩ lại có những người không coi trọng niềm hạnh phúc thiêng liêng ấy. Họ sáng tác, làm nghề vì tiền, vì danh hão, vì những thứ ngoài nghệ thuật và tiếc thay, nhiều người trong số này lại thành đạt hơn những người thực sự có tài năng. Tuy thế, họ là kẻ đáng thương, đáng khinh hơn đáng ghét. Đáng thương nào hơn khi chính những nghệ sĩ ấy khi tỉnh rượu, lúc tàn canh tự thấy nhục nhã, khinh bỉ sự nghiệp của mình. Buồn còn bởi một lẽ, những chuyện cứ cho là rất xấu đó sao đến bây giờ (thường vào các kỳ bầu bán, thưởng Huân chương, phong danh hiệu, trợ cấp tiền) mới được nói ra? Sao lúc thường đối xử với nhau tử tế, êm đẹp thế mà khi có biến, hoặc khi người ta đã chết rồi, không cãi lại được nữa thì mới nói.

Giữa hai luồng suy nghĩ ấy, chọn cách nào đây? Mình ít chính kiến, mình chọn cả hai, cả hai cách nghĩ đều đáng để nghĩ…

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả

    12/06/2016Vương Trí NhànLàm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó...
  • Quản lý tài sản vô hình

    13/10/2006Ngọc HuyQuản lý tài sản hữu hình đã là một thách thức. Quản lý tài sản vô hình, thách thức càng lớn hơn nhiều. Đối với các doanh nghiệp trẻ, tài sản vô hình chiếm một "tỷ trọng" rất lớn trong sự thành công, bởi lúc này, những tài sân hữu hình như tài chính, vốn liếng, trang thiết bị, công nghệ, sản phẩm… chưa phải là thế mạnh của họ. Những người được gọi là "tay trắng làm nên" hầu hết đều là những người biết cách biến tài sản vô hình thành sức mạnh, trong khi tài sản hữu hình hầu như chưa có gì...
  • Đạo lý và kinh tế

    01/01/1900Hoàng Vân HảiKinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, làm gia tăng phúc lơi chung của cộng đồng khi vận hành trong cơ chế đạo lý, luân lý dựa trên tình yêu thương con người, tôn trọng con người, tôn trọng con người, bình đẳng, dân chủ, tín nghĩa, thành tâm giữa người với người.
  • Đạo đức và tài năng

    12/09/2006Nguyễn Văn LinhBằng niềm tin vững mạnh, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, chúng ta đã lựa chọn và kiên định mục tiêu, con đường phát triển và lối sống sáng sủa của dân tộc, đã xác định những tinh thần vô giá và cao đẹp Việt Nam...
  • Đời và Đạo

    05/12/2005Phương TâmChuyện Chơi Trực tuyến (Game Online) gần đây được báo chí xúm vào hùa nhau râm ran một hồi. Đám nói Đông, một vài kẻ bảo Tây. Ở đây không nói chuyện Đông hay Tây mà nói chuyện quan hệ của cái Đông với cái Tây ấy...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Ý thức đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của đời sống xã hội

    18/11/2005Trịnh Minh HổTrong những năm gần đây, vấn đề đạo đức với tư cách là đối tượng nghiên cứu của đạo đức học đã được bàn đến trên nhiều công trình bài viết chuyên khảo cúng như từ nhiều chuyên ngành liên quan. Mặc dù vậy không ít các vấn đề lý luận của đạo đức, trong đó có những vấn đề hết sức cơ bản vẫn tồn đọng và chưa được quan tâm giải quyết.
  • Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

    02/11/2005Lê Huy ThựcTục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là kết quả lao động sáng tạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ông ta. Chúng ta thấy trong đó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặc dù vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đức con người không phải là dễ dàng, đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam giảm đi, mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • xem toàn bộ