Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam
Tục ngữ,thơ ca dân gianViệt Nam là kết quả lao động sángtạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ôngta. Chúng ta thấy trongđó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặcdù vậy, tục ngữ,thơ ca dân gianViệt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đứccon người không phảilà dễ dàng,đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơca dân gianViệt Nam giảmđi, mà tráilại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này.
Tìm hiểu tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, chúng ta thấy các tác giả của loại hình văn học độc đáo này đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều xung quanh vấn đề xác định tiêu chí kiểm định đạo đức con người. Sở dĩ như vậy là vì, theo họ, thực tế đã có không ít trường hợp sai lầm trong nhận thức, kiểm định đạo đức dẫn đến sự nguy hiểm và nỗi đau một cách vô lý cho con người; chẳng hạn, như "rắn độc nằm cuộn khúc lại tưởng là rồng vàng" hoặc vàng đích thật chứ không phải thau, nhưng bởi ai đó đa nghi, chắc lép, tăm tối… nên cứ đem ra "thử lửa".
Theo sáng tác phẩm tục ngữ, thơ ca dân gian Việt
Thực tế khách quan đó có thể là những biến cố lịch sử trọng đại, như chiến tranh chẳng hạn. Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần"(1) là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh. Nghĩa đen của những triết lý trên là như vậy. Với nghĩa bóng thì những câu triết luận đó có nội dung, ý nghĩa rộng hơn nhiều: vua, chúa, minh chủ... có thể là các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, viện, vụ, trường phổ thông, trường đại học... thời nay; "tôi ngay", "trung thần" ở đây là nhân viên, đảng viên, cán bộ cấp dưới của những vị lãnh đạo; "nước loạn", "đại loạn" có thể chỉ là những mâu thuẫn, đấu tranh trong nội bộ một cơ quan, một nhóm người này với nhóm nhỏ người kia.
Theo các tác giả của tục ngữ Việt Nam thì trong hoà bình yên vui, phẩm chất đạo đức của con người ít được bộc lộ và do vậy, khó nhận biết đâu là người trung, đâu là kẻ xu nịnh; chỉ trong những hoàn cảnh khó khăn, khi có sự biến lịch sử, đất nước lâmnguy… bản chất kiên trung, tấm lòng son đỏ hoặc tim đen của con người mới được kiểm chứng cụ thể, rõ ràng. Lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã có nhiều nhân chứng, sự kiện làm tường minh những triết lý đạo đức trên đây. Khi giặc Nguyên xâm lược nước ta hồi thế kỷ XIII, vì hèn nhát và bạc nhược, Trần ích Tắc đã bán rẻ hoàng tộc, phản bội Tổ quốc và nhân dân, cam tâm đầu hàng giặc để đổi lấy tước vị bù nhìn - An Nam quốc vương. Nhưng, cũng trong bối cảnh lịch sử ấy, với câu nói bất hủ: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu tôi đi đã", Trần Quốc Tuấn đã đem lại niềm tin, ý chí sắt đá, quyết chiến cho nhà vua và thể hiện phẩm chất củamột bề tôi trung; hơn thế, trở thành người anh hùng của dân tộc.
Hàng loạt những công việc, hành động cụ thể khác của con người được tục ngữ, thơ ca dân gian Việt
Đáng tiếc là, trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, vẫn có một số người được học hành tử tế, thậm chí còn có hàm vị khoa học khá cao hẳn hoi nhưng lại không được như nhân vật Cò trong bài ca dao ngụ ngôn nói trên, tức là không dựa vào việc làm, hành động cụ thể để bình xét, kết luận về phẩm chất đạo đức của ai đó. Họ chỉ nghe nói, nghe phản ánh lại một cách thiếu suy xét, chẳng cần thẩm tra…để rồi đi đến nhận xét, kết luận không đúng về phẩm chất đạo đức của người khác.
Trong tục ngữ Việt
Cuộc sống xã hội vốn phong phú, đa dạng, phức tạp; vì thế, đạo đức của con người cũng có nhiều cấp độ, sắc thái khác nhau. Để kiểm tra, thẩm định và có kết luận chính xác về phẩm chất đạo đức con người quả là không đơn giản chút nào. Thậm chí, có trường hợp, theo sáng tác tục ngữ Việt
Trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, có nhiều triết lý về kiểm định đạo đức của con người bằng cách dựa vào cảm nhận trực quan và suyluận, tức là thông qua nhận biết cảm tính, trực tiếp bằng giác quan (tai nghe, mắt nhìn) rồi có sự suy xét, rút ra kết luận về phẩm chất trừu tượng đó. Nếu chỉ bằng những nhận thức cảm tính mà không có sự suy luận, người ta có thể không tránh khỏi cái nhìn có tính ngộ nhận về phẩm chất đạo đức của ai đó. Hai sáng tác dưới đây đều nói về một chàng trai có vợ xinh đẹp, đảm đang, nhưng do si tình và giả dối, đã tán tỉnh,lừa bịp một cô gái khác. "Vợ anh như trúc, như thông/ Như hoa mới nở, như rồng mới thêu/ Anh còn lưỡng lự trăm chiều/ Gan ai là sắt dám gieo mình vào/ Vợ chồng như ngọc, như ngà. Anh còn ruồng rẫy nữa là thân em"; "Vợ anh như bát cơm xôi/ Anh còn chẳng chuộng nữa tôi cơm hàng/ Vợ anh tay bạc tay vàng/ Anh còn chẳng chuộng nữa nàng tay không..."(7). Bằng trực quan sinh động, các cô gái trong các câu ca dao trên đã có nhận thức đúng về mình, về người khác, cụ thể là về vợ của người đang tỏ tình, tán tỉnh, dụ dỗ mình. Các cô thấy mình kém người cùng giới được đề cập ở đây cả về sắc và về tiền tài. Vậy mà những người vợ xinh đẹp, giàu có đó vẫn bị chồng tỏ ra hững hờ, không mấy yêu chiều, quan tâm. Bởi thế, hai cô gái trong các câu ca dao đang khảo sát ở đây từ chứng kiến thực tế đã suy luận có lý rằng, các cô kém hẳn những người vợ kia thì cũng khó tránh khỏi bị đối xử ghẻ lạnh, hoặc ruồng bỏ nếu như trao gửi tình yêu cho người nói muốn xây đắp hạnh phúc lứa đôi với mình. Tóm lại, chỉ với thủ pháp làm lời độc thoại cho những cô gái trẻ, tác giả ca dao đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, từ nhận.thức cảm tính cộng thêm phép suy luận sẽ xác nhận được phẩm chất đạo đức của con người là chân thật hay giả dối, là thủy chung hay chỉ có trước mà không có sau.
Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia”(8) đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.
Để nhận biết được phẩm chất đạo đức của con người, cần phải có một quá trình - đó là triết lý đầy tính sáng tạo, tính thực tiễn của tục ngữ Việt
Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra nhận xét rằng, trong kho tàng tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam đã có nhiều triết lý, luận điểm xoay quanh các tiêu chí kiểm định đạo đức con người, như: dựa vào thực tế khách quan, những biến cố lịch sử, những công việc cụ thể, những thử nghiệm hoặc nhận thức cảm tính và suy luận...
Nhưng, cũng phải thấy rằng, phẩm chất đạo đức của con người, do bản chất của nó, vốn là cái sâu sắc, ẩn kín trong mỗi cá nhân. Chính vì thế mà việc kiểm định đúng đắn tất cả các phẩm chất đạo đức của con người là không đơn giản, dễ dàng; thậm chí, không thể kiểm địnhđược trong mộtsố trường hợpcụ thể.Thực vậy, về vấn đề này, tục ngữ Việt Nam có những triết lý: "Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người"; "Sông sâu, sào ngắn khôn dò, người khôn ít nói khó đo tấc lòng"(10) hoặc "Hoạ hổ hoạ bì, nan hoạ cất / Tri nhân tri diện, bất tri tâm" (nghĩa là: Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ/ Biết mặt người, không biết được lòng người)(11). Đặc biệt, đối với những người ma mãnh, tinh ranh, quỷ quyệt, độc ác..., tục ngữ Việt Nam cho rằng, rất khó có thể kiểm tra được đạo đức của họ. Những câu tục ngữ: "Dò sông dò bể dò nguồn, biết sao được bụng lái buôn mà dò"; "Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng"; "Sông sâu còn thể bắc cầu, lòng người nham hiểm biết đâu mà dò"(12) đã diễn tả sự khó khăn không dễ vượt qua đó. Sự hạn chế như vậy trong nhận thức đạo đức của con người là điều dễ hiểu. Vấn đề là ở chỗ, cần phải có tinh thần cảnh giác, thận trọng và sáng suất để tránh dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Kẻ vô đạo đức nhưng lại biết che đậy thường không ngại làm những việc mà có thể gây cho người lương thiện không ít khó khăn, trở ngại; thậm chí, cả sự tổn thất, mất mát lớn nữa. Không chỉ với người có tố chất đặc biệt như trên mới là đối tượng khiến cho tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian Việt
Thừa nhận hạn chế nói trên trong nhận thức, kiểm định phẩm chất đạo đức con người, thiết tưởng, ý nghĩa của tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam không hề giảm đi mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này.
Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt
(l ) Tuyển tập văn học dân gian Việt
(2) Sđd,t.IV, q.l, tr.169.
(3) Sđd,t.III, tr.830.
(4) Sđd, t.IV, q.1, tr.100.
(5) Sđd, tr.49.
(6) Sđd, tr.50.
(7) Sđd, tr.769
(8) Sđd, tr.37, 59, 126
(9) Sđd, tr.151
(10) Sđd, tr.98, 137.
(11) Sđd, tr.85, t.IV, q.2, tr.924.
(12) Sđd, tr.62, 137.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Con người hiểm độc
01/01/1900Phạm Quỳnh