Giải phóng sức đất

07:13 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Giêng, 2009

Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì việc sửa lại triệt để luật đất đai là việc quan trọng nhất. Không giải phóng được sức mạnh của đất đai để phát triển đất nước là một tội lớn.

Khoảng giữa 2003, 4-5 tháng trước khi quốc hội bàn và thông qua "Luật đất - đai", ngày 26-11-2003, tôi đã hoàn tất - bản dịch cuốn "Sự bí ẩn của Tư bản" - của Hernando de Soto và gửi bản dịch - cho chủ tịch Quốc Hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường. Một số người quen trong ban nghiên cứu của Thủ tướng và nhiều học giả khác. Tôi những hy vọng cuốn sách sẽ giúp các nhà làm luật cho ra luật đất đai, thực sự giải phóng sức đất để phát triển đất nước. Đáng tiếc điều đó đã không xảy ra, tuy chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An khi đó đã rất tâm đắc vài cuốn sách và hình như đã cho sao thành nhiều bản để cho nhiều người tham khảo. Cuốn sách đã được Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành với đầu đề "Bí ẩn của vốn" năm 2006, song nó lại là sách "tham khảo" và "không bán".

Cuốn sách muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi "Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở Phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác"? Câu trả lời cũng là sự bí ẩn của tư bản, của sự giàu có, ý tưởng cốt lõi của cuốn sách, là: ở các nước Phương Tây đã hình thành một hệ thống pháp luật, định chế khá tốt để công nhận, bảo vệ, chuyển giao quyền sở hữu tài sản tư, để thực thi các hợp đồng tư liên quan đến quyền tài sản; còn ở các nước thế giới thứ ba đi theo con đường tư bản hay đi theo đường khác thì không có hệ thống như vậy hay hệ thống đó hoạt động không hiệu quả. Đó là một trong những nguyên nhân chính giải thích sự nghèo đói, bất bình đẳng và kém phát triển của các nước thế giới thứ ba. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì phải thiết lập hệ thống thể chế hiệu quả về quyền tài sản.

Tài sản tư là các thực thể vật chất hay tinh thần mà một cá nhân có do:

1. Chiếm đoạt từ tự nhiên (thí dụ chiếm đất hoang và/ hoặc "trộn" lao động của mình để phát triển nó (trồng trọt trên đất được khai hoang hay sáng tạo ra sản phẩm tinh thần).
2. Nhận được qua trao đổi tự nguyện (được thừa kế, hay qua chuyển nhượng từ người khác và trộn" lao động của minh để tăng giá trị của tài sản. Tài sản tư đó thuộc quyền sở hữu (quyền định đoạt, chuyển nhượng, kiểm soát) của người chủ.

Tất cả các tài sản này tạo thành "tầng tài sản". Sự bí ẩn của tư bản là ở chỗ, trên "tầng tài sản" này người ta tạo ra "tầng thông tin" gồm các chứng thư tài sản. Sự luân chuyển (mua, bán tài sản thực sự xảy ra trên tầng thông tin này. Thí dụ, khi mua bán nhà đất, người bán giao cho người mua chứng thư quyền tài sản đối với nhà đất, người mua trở thành chủ sở hữu mới của căn nhà.

Có hệ thống pháp luật bảo vệ quyền tài sản, giúp cho việc lưu thông hữu hiệu các chứng thư quyền tài sản chinh là sự bí ẩn của tư bản. Hệ thống đó gồm luật, các văn bản pháp quy, các thể chế tạo thuận lợi cho việc chuyển giao, đăng ký, sửa và cập nhất các chứng thư quyên tài sản. Không có hệ thống như vậy thì không có sự giàu có thì tài sản không hay rất khó biến thành tư bản. Không có hệ thống như vậy thì cơ chế thị trường không hoạt động hữu hiệu.

Tại các nước phát triển, nhà đất chiếm khoảng 50% giá trị tổng tài sản, tại các nước đang phát triển con số này cỡ 75%. Thế mới thấy giải phóng sức đất quan trọng đến thế nào. Muốn cho dân giàu, nước mạnh thì việc sửa lại triệt để luật đất đai là việc quan trọng nhất. Không giải phóng được sức mạnh của đất đai để phát triển đất nước là một tội lớn.

Muốn thế phải thay đổi tư duy triệt để, từ bỏ tận gốc quan niệm đất thuộc sở hữu toàn dân. Chính quan niệm này đã cản trở sự phát triển của đất nước. tạo cơ hội cho tham nhũng, gây ra bất bình đẳng và rất nhiều vấn đề xã hội trong thời gian qua. Phải công nhận quyền sở hữu tư nhân về đất, phân rạch ròi đất tư và đất công. Phải có hệ thống đăng ký thống nhất, đơn giản, dễ sửa đổi và dễ cập nhật đối với các chứng thư quyền tài sản (mà trước hết là nhà đất). Không có sự đột phá này về tư duy thì hệ thống quyền tài sản còn chắp vá, không hoạt động hữu hiệu và không giải phóng được sức đất để phát triển đất nước. Không giải quyết tận gốc vấn đề quyền tài sản tư đối với đất, tất cả những nỗ lực cải cách trong lĩnh vực này sẽ chỉ là cải cách nửa vời.

Cuốn sách của de Soto cũng phác thảo ra những chỉ dẫn ban đầu cho các nhà chính trị, các nhà lập pháp làm thế nào để xây dựng các hệ thống pháp luật như vậy. Một hệ thống quyền tài sản được thiết kế tốt, có thể tiếp cận được cho tất cả mọi người, cùng với những qui định pháp lí liên quan chính là những cái giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu: "Dân giàu; nước mạnh; xã hội dân chủ, công bằng và văn minh". Phải vứt bỏ tất cả những gì cản trở chúng ta đạt mục tiêu ấy mà trước tiên là quan niệm sai lầm rằng dết dai thuộc sở hữu toàn dân.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại

    31/01/2018Hân HươngDân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào...
  • Đừng lãng phí tài nguyên đất

    21/01/2009Nguyễn ChiếnCuộc khủng hoảng lương thực trong năm 2008 cho thấy, thế giới đang bước vào một chu kỳ phát triển mới, trong đó nông nghiệp được chú trọng hơn sau nhiều thế kỷ bị đứng sau sự ưu tiên cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.
  • Bờ xôi ruộng mật chính là hồn Việt

    06/05/2008GS, TS Nguyễn Lân DũngTừ chỗ không đủ ăn đến chỗ là nước đứng thứ nhì về xuất khẩu gạo, vào loại xuất khẩu hàng đầu về nhiều nông phẩm nhiệt đới như cao su cà phê, tiêu, điều và gần đây thủy sản cũng chiếm vị trí rất cao trong xuất khẩu... thì rõ ràng là nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã có một bước chuyển mình rất lớn...
  • Văn hóa sinh thái, nhân văn và hệ thống tự nhiên, con người, xã hội

    11/05/2007Vũ Minh TâmNhận thức đúng đắn mối quan hệ hữu cơgiữa con người và tự nhiên, xác định một cách có ý thức tích cực các hoạt động thực tiễn của con người phù hợp với các quy luật của tự nhiên, đó là cơ sở để giải quyết mọi vấn đề sinh thái, môi trường sinh thái nhân văn (xã hội) toàn cầu đang trong thực trạng báo động, kêu cứu.
  • “Ăn” đất là ăn dày nhất

    29/12/2006Duy ĐiềnThứ trưởng Đặng Hùng Võ nêu ra năm chiêu thức ăn đất phổ biến hiện nay và ông còn gọi đó là hiện tượng tham nhũng đất đai...
  • Đất ơi, buồn không?

    01/01/1900Kiên ĐịnhTheo số liệu thống kê, trên 75% số vụ khiếu kiện trong xã hội liên quan đến đất đai, nhà cửa, trong đó có không ít vụ khiếu kiện vẫn kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa dược giải quyết. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế rằng: Thị trường nhà đất Việt Nam kém minh bạch nhất thế giới
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • xem toàn bộ