“Ăn” đất là ăn dày nhất

09:55 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Mười Hai, 2006

là phóng viên của một tờ báo địa phương. Cô được bản báo phân công chuyên theo dõi và viết các bài báo dưới dạng phản ánh về nhà đất. Nóichung, cô là người chăm chỉ, luôn biết viết bài theo ý cơ sở, kiểu "âm hưởng chủ đạo là ngợi ca và chiều lòng lãnh đạo". Nhờ có mối quan hệ tương đối xăng xa với một Giám đốc một dự án xây dựng mà cô được hưởng ngay một cái lộc không nhỏ. Em B được anh Giám đốc cho mua rẻ một mảnh đất để xây nhà. Sau một hồi bỏ tiền mua đất và làm một ít động tác mang tính chất thủ tục, chỉ sau ít tháng, cô B đem bán ngay và được hưởng lãi tiền tỷ. Có tiền, B bèn lên cơnchơi ngông bằng cách sắm ngay một ôtô con và biến ông chồng thành một lái xe tại gia. Nếu ai có hỏi vì sao mà phất lên nhanh thế, thì B thành thực trả lời: Nào tôi có tài cán gì đâu. Chẳng qua là tôi nhiệt tình với người ta và gặp được "quý nhân" phù trợ. Tất cả cũng từ đất, từ đất mà lên! Tất nhiên hai từ từ đất mà lêncòn hay hơn hai từ từ lợn hoặc từ chó (nhờ nuôi lợn, nuôi chó) mà lên một thuở.

Anh Đ nhờ quen biết với một ông có chức tước kha khá mà được mua theo giá ưu tiên một mảnh đất ở một đô thị mới. Anh Đ vừa mua xong, ông có chức tước kha khá trên bảo: Nếu cậu muốn bán thì tớ sẽ bán hộ cho. Tớ sẽ bảo một người đến mua... ít nhất cậu cũng cầm về nhà tỷ đồng. Sở dĩ tớ phải làm như thế đểkiếm cớ giúp cậu thôi. Tớ nghĩ đây cũng là một cách cho tiền cậu một cách hợp thức. Vả lại, chỉ có cách này, tớ mới có thể cho tiền cậu được thôi. Được lời như cởi tấm lòng, ngay lập tức, Đ đi vay tiền nóng để mua mảnh đất theo giá ưu tiên, sau đó bán liền tay, thu về một món lớn gấp mấy lần số vốn bỏ ra. Đ bảo: Đúng là tôi đã nên người nhờ biết đầu tư vào quan hệ.

Còn trường hợp của anh L thì hơi khác một chút. Cách đây chừng 5 năm, có một người bạn đến bảo anh: "ông cứ đưa cho tôi chừng 100 trăm triệu đồng, tôi đảm bảo sau nàyông sẽ có một mảnh đất đẹp. Mảnh đất nàyđang nằm trong một quy hoạch, tương lai gần sẽ nằm trên một mặt phố. Khi ấy thì không biết chừng một m2 đất của ông khi ấy phải có giá vài "cây" chứ chẳng chơi. Tôi có quen một bà rất có thần có thế. Bà ấy bảo sẽ giúp tôi mua rê một vài mảnh đất. Vì ông là bạn thân của tôi nên tôi nghĩ đến ông trước tiên. Rồi nhânbảo như thần bảo, bây giờ mảnh đất của ông L đã có giá 4 - 5 "cây" rồi. Và nếu bây giờ ông L nhượng quyền sử dụng đất cho ai đó, chắc chắn sẽ lãi ra không biết bao nhiêu tiền mà kể. Gặp ai, ông L cũng bảo: Mình gặp may là chính. Xét cho cùng thì mình cũng thuộc diện thánh nhân đãi kẻ khù khờ ấy mà!

Tôi dám chắc số người hưởng lợi từ đất kiểu cô B, anh L, anh Đ không chỉ có ba. Và họ đã kiếm được một món tiền khơ khớ như trong mơ vậy.

Nhưng ông bảo khác là khác thế nào? Một người vặn vẹo tôi.

Một người có mối quan hệ trực tiếp, một người có mối quan hệ gián tiếp một người có quan hệ không ra trực tiếp cũng không ra gián tiếp... với chủ dự án. Tôi trả lời.

Nhưng rốt cục thì đều giống nhau. Cả ba cùng "ăn ra" mà không tốn công tốn của gì lắm. Có phải thế không?

Thì đấy là bản chất cuối cùng của sự việc. Nhưng...

Nhưng sao?

Mối quen mà đã hưởng lợi ghê hưởng lợi gồm theo kiểu ăn theo từ đất như thế. Còn làm chủ dự án xây dựng hoặc có thần có thế... thì sao nhỉ. Thì sẽ ăn rất dày, đến mức không thể nào tưởng tượng nổi chứ sao?

Thật thế ư?

Thì tôi cứ suy ra như thế.

Nhưng muốn "ăn" đất thì người ta phải có võ. Hay nói một cách khác: Phải có chiêu có thức hẳn hoi.

Về hiện tượng này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường Đặng Hùng Võ đã chỉ rõ trong một bài phỏng vấn. Thứ trưởng Đặng Hùng Võ nêu ra năm chiêu thức ăn đất phổ biến hiện nay và ông còn gọi đó là hiện tượng tham nhũng đất đai.

Thứ nhất, tham nhũng đất đai dựa vào các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đó là những chương trình khuyến khích, tạo quyền lợi cho người dân, đặc biệt là người nghèo, phát triển quỹ đất. Trong trường hợp này có thể đất đến tay một số người nhất định, đúng đối tượng thuộc chương trình, nhưng không phải đến tất cả và đến tay một số quan chức với tỷ lệ lớn.Ví dụ như các chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc 327, nhiều nơi thuyết minh có thể phủ xanh bằng cây công nghiệp...nhưng thực tế, đất lại rơi vào tay quan chức hoặc người nhà quan chức để làm trang trại cây lâu năm.

Thứ hai, tham nhũng đất đai từ các khu tái định cư. Đáng lẽ chỉ những người nằm trong diện tái định cư mới được vào đây, nhưng lại có nhiều người là quan chức, người nhà quan chức... cũng được vào. Thậm chí, có nơimột dự án tái định cư mà có một vị lãnh đạo có tới 2-3 suất đất, suất tên mình, suất tên vợ, suất tên con.

Thứ ba, tham nhũng đất đai tại các khu giãn dân ở các khu dân cư nông thôn. Bình thường người được vào khu giãn dân là những người có nhu cầu về nhà ở, nhưng sự thật có nhiều người không thuộc diện này mà vẫn được vào và thường là những người quen biết hoặc là họ hàng của các vị lãnh đạo hay chính các vị lãnh đạo.

Thứ tư, tham nhũng đất đai biểu hiện dưới dạng một quyết định thu hồi đất cho một dự án rộng hơn mức cần thiết của dự án. Phần còn lại sau 1-2 năm, khi không còn ai biết nữa, thì họ đem chia chác cho nhau.

Thứ năm, biểu hiện tham nhũng đất đai mang tính lớn hơn là mặc dù không có dự án nhưng vẫn thu hồi đất của dân rồi để đấy. Sau đó họ cố tình thuyết minh dự án chậm hoặc dự án không có, rồi đem chia cho nhau. Tức là ngay từ đầu, họ đã chủ định thu hồi đất của dân cho mình. Ngoài ra, có thể kể đến dạng tham nhũng từ việc nhận nhà đất của các doanh nghiệp thực hiện dự án phát triển nhà ở dưới hình thức quà biếu, quà tặng.

Trong bài phỏng vấn này, Thứ trưởng Đặng Hùng Võ còn chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng đất đai và biện pháp xử lý tình trạng tham nhũng đất đai.

Ông Đặng Hùng Võ cho rằng: Nguyên nhân sâu xa là do bất động sản có khả năng sinh lợi rất nhiều chỉ cần trong tay có một mảnh đất thì hôm sau kiếm được giá gấp đôi. Nguyên nhân nữa là do hệ thống quản lý đất đai lỏng lẻo, chưa giám sát được những trường hợp tham nhũng. Để ngăn chặn hiện tượng này, sự công khai hóa vị trí tái định cư, công khai hóa danh sách những người được xét duyệt vào khu giãn dân, khu tái định cư, công khai hóa dự án, quyết định giao đất, đặc biệt là giao đất ở, thu hồi đất... phải được thực hiện. Tất cả những công khai hóa ấy sẽ làm cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trở nênhợp pháp.

Đúng là chỉ cần công khai hóa thôi, thì mọi chuyện đã đơn giản đi rất nhiều và sẽ góp phần bịt được ít nhiều kẽ hở tham nhũng.

Hãy nêu cái việc mua nhà chung cư ở một số khu đô thị mới ở Hà Nội trong nhiều năm qua làm ví dụ. Tôi dám chắc không mấy ai trong số chúng ta mua được một căn hộ kiểu nàyvới giá gốc.

Tại sao? ông bạn tôi lại vặn vẹo tôi.
Bởi mọi người mua nhà đều phải qua trung gian, không ai được mua theo kiểu trực tiếp cả.

Tức là bọn có một thời dân gian gọi là chitromex chứ gì? Nhưng người ta làm thế để làm gì nhỉ?

Để kiếm lời. Có thế mà ông cũng hỏi. Rồi bọn trung gian như kê ở giữa tha hồ mà tâng giá. Và trong quá trình "tác nghiệp", bọn này nghĩ ra đủ trò.

Trò gì?
Khan hiếm giả tạo.
Khan hiếm giả tạo là sao?

Lúc nào bọn này cũng bảo: Số căn hộ bán ra sắp hết rồi hoặc không còn mấy, ai không chi thêm tiền là không mua được đâu. Chưa kể còn có trường hợp...

Trường hợp gì?

Có người đến nói nhỏ với một người: Tôi vừa mua được một căn hộ theo giá quy định. Nếu ông muốn mua thì chi thêm cho tôi ít nhất là một trăm triệu đồng. Theo tôi, giá nàycũng là "mềm" đấy.

Nhưng đấy là những chuyện xưa rồi. Bây giờ, thị trưởng nhà đất đang đóng băng. Bây giờ, nhiều chỗ địa phương đã cho bán đấu giá quyền sử dụng đất đai rồi.

Tôi không nói đến chuyện bán đấu giá quyền sử dụng đất đai. Tôi chỉ nói đến chuyện bán những căn hộ ở các chung cư thuộc một khu đô thị mới nào đó, nhất là ở Thủ đô. Còn lâu người dân mới mua được giá gốc nhá.

Nếu ông muốn mua ở Hải Dương chẳng hạn, tôi sẽ chỉ chỗ cho... Hiện Công ty Nam Cường đang hạ giá... liên tục mà chẳng có ai nhòm ngó. Nghe nói bây giờ hễ cứ nợ ai dưới bất kỳ hình thức nào là Nam Cường sẽ sẵn sàng trả tiền bằng đất đai đấy.

Ai dại gì mà đi mua đất mua nhà của một Công ty đang đầu tư nhầm địa chỉ. Thế ông đã đến khu đô thị ở Hải Dương chưa?

Đến rồi. Tôi đã tận mắt chứng kiến chất hoang vắng ở đây. Cả hai khu đất rộng lắm mà chưa thấy một ngôi nhà nào mọc lên.

Ông nói thế là chưa đúng. Cũng đã có một "tòa nhà mồi" mọc lên. Chỉ buồn cười mỗi nỗi là "tòa nhà mồi" nàyxây đến 3 - 4 năm rồi mà vẫn chưa xong.

Chính vì thế mà nó chưa dụ được ai chăng?

Ông đã "đi" lạc đề rồi. Chúng ta đang bàn đến những chuyện có liên quan đến hiện tượng "ăn" đất. Vậy mà ông cứ dây cà ra dây muống mãi. Tôi để nghị chấm dứt chuyện Nam Cường đầu tư sai địa chỉ ở đây có được không?

Được quá đi chứ! Nhưng ông có công nhận: "ăn" đất là ăn dày nhất không?
Đúng rồi. Mà tham nhũng đất đai cũng là tham nhũng ghê gớm nhất đấy.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Đất ơi, buồn không?

    01/01/1900Kiên ĐịnhTheo số liệu thống kê, trên 75% số vụ khiếu kiện trong xã hội liên quan đến đất đai, nhà cửa, trong đó có không ít vụ khiếu kiện vẫn kéo dài qua nhiều năm vẫn chưa dược giải quyết. Điều này cũng phù hợp với đánh giá của Tổ chức minh bạch quốc tế rằng: Thị trường nhà đất Việt Nam kém minh bạch nhất thế giới
  • Đất đai: Tài nguyên hay tài sản?

    26/11/2005Tường AnhỞ ta, cho đến nay, có lẽ chưa có một lĩnh vực nào xảy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiện tụng, xung đột như lĩnh vực đất đai. Cũng chưa có đạo luật nào bổ sung, sửa đổi lại tốn nhiều giấy mực và thời gian tranh cãi như Luật Đất đai...