Giáo dục muốn hội nhập thì phải chấn hưng từ trong nước

11:47 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Hai, 2007

Đã có thâm niên hơn 50 năm làm công tác trồng người, GSVS Nguyễn Văn Hiệu không chỉ được biết đến là một nhà vật lý cơ học danh tiếng thế giới mà ông còn là một nhà giáo có tâm và suốt đời tận tụy với nghề. Còn một lẽ khác khiến tôi tìm đến với ông để thực hiện cuộc trò chuyện này trước thềm hội nhập bởi ông là một nhà giáo thẳng thắn và dám nói. Những kiến giải của ông về các vấn đề giáo dục dẫu có hơi “động chạm” và “khó nghe” nhưng nó thiết thực và đáng để những nhà quản lý, hoạch định chính sách về giáo dục phải suy ngẫm….

Trong cơ chế bây giờ, chuẩn mực sư phạm của người thầy giáo ít nhiều bị thay đổi, GS có thấy vậy không?

GS,VS. Nguyễn Văn Hiệu: Theo tôi thì chẳng có chuẩn mực nào thay đổi cả, có chăng thì trong ngành sư phạm có nhiều giáo viên không gương mẫu nên xã hội xã hội không trọng những người ấy nữa, nhưng tôi nghĩ trong giới sư phạm vẫn còn rất nhiều người, thậm chí là số đông còn tâm huyết với nghề giáo và những người ấy vẫn được nhân dân kính trọng, đây là điều chắc chắn: Tất nhiên chúng ta vẫn chấp nhận một sự thật, một số thầy giáo, cô giáo không guơng mẫu, không tận tụy với nghề màvụ lợi, chính vì vậy xã hội lên án, mà lên án là đúng, còn tôi nhắc lại những chuẩn mực là không thay đổi. Chỉ có nhiều người không đạt được các chuẩn mực ấy thôi.

Càng ngày vai trò của người thày phải khác, giáo viên không phải giảng sao thì sinh viên nghe vậy mà mà phải định hướng gợi mở cho họ tự tư duy... vậy câu thành ngữ “không thầy đố mày làm nên" có còn giá trị?

Cái đó cũng còn là ước mơ và chỉ đúng với các HS, SV giỏi chứ còn đại trà thì vẫn thầy giảng trò nghe thôi. Phải công nhận là mình chưa đạt trình độ học sinh có thể tự học được nhiều trừ các em giỏi. Tất nhiên ở bậc đại học sẽ phải thay đổi để tăng tính chủ động của sinh viên lên, nhưng trong môi trường họp việc xây dựng một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và có đủ năng lực chuyên môn vẫn là việc quyết định thắng lợi của nền giáo dục.

Gia nhập WTO tất yếu nền giáo dục của chúng ta cũng phải thay đổi tư duy mà bắt kịp xu thế hội nhập, theo GS chúng ta cần phải làm gì?

Muốn hội nhập, trước hết phải chấn hưng chính nền giáo dục của mình trước đã. Muốn ra biển lớn thì cũng phải vững vàng và có sức vóc.

Cụ thể hơn về câu chuyện chấn hưng, thưa GS?

Chuyện đó bao nhiêu người nghĩ rồi, tôi làm sao nghĩ hơn được mọi người

Pháp luật Việt Nam muốn biết chính kiến của Giáo sư?

Có người đề nghị bỏ thi đại học, theo tôi thì chưa thể bỏ được. Các anh ấy bảo nước ngoài đã từng làm vậy nhưng nước ngoài 1.500 người nộp đơn thì chỉ bị loại chừng 300 người thôi. thứ hai là hệ thống học bạ, chứng chỉ của họ rất nghiêm chỉnh nên họ có thể căn cứ vào đó. Họ lại còn xếp loại các trường, mình làm đã làm được như vậy, trong lúc tiêu cực thì tràn lan, học giả mà bằng thật thì làm sao mà xét. Còn chúng ta cứ 10 anh chọn một thì làm sao mà chọn cho công bằng ngoài thi để chọn anh giỏi. Bây giờ anh bỏ thi đi mà chọn nếu làm không nghiêm túc, không khoa học thì có thể những em học giỏi sẽ bị loại và sẽ có rất nhiều học sinh không đạt chuẩn sẽ vào ngồi đầy ở các trường đại học. Hay có người đề xuất là cho mở nhiều trường đại học, mới có ngần đấy trường đã không đủ thầy dạy rồi, thế mở nhiều trường để lấy học sinh lớp 12 đi dạy đại học à? Công việc đào tạo một đội ngũ nhà giáo đã không được tính kỹ từ trước. Năm 1951, khi đang chống Pháp, Chính phủ dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ muốn phát triển giáo dục mới quy định thành lập trường đại học sư phạm. Nhưng nếu trong kháng chiến chống Pháp lập trường tập trung học sinh thì tây nó sẽ đến ném bom nên không thể tổ chức trường học ở Việt Nam được. Lúc đó Chính phủ mới nhờ Trung Quốc cho mượn một miếng đất gần biên giới trong lãnh thổ Trung Quốc để làm trường dạy học, mà lãnh thổ Trung Quốc thì Pháp không thể ném bom được. Chiến tranh gian khổ vậy nhưng Cụ Hồ đã thấy được vai trò của việc đào tạo đội ngũ nhà giáo là phải đi trước.

Xem ra chấn hưng giáo dục là câu chuyện không phải của riêng ngành này?

Sau khi chiến tranh lùi vào dĩ vãng, đất nước trở nên giàu có cộng với cơ chế thị trường… là những nguyên nhân khách quan dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục và việc chấn hưng nó là cấp thiết. Khách quan là một chuyện, tôi nghĩ chủ quan vẫn là tình. Tôi không chỉ đổ tay cho ngành giáo dục, ngành giáo dục chỉ là một bộ phận của xã hội. Tôi nghĩ rằng trách nhiệm chính là thuộc về các cấp ủy Đảng và chính quyền. Tôi hỏi đồng chí nhé có trường học nào mà không có Chi ủy hay Đảng ủy không? Thế thì Chi ủy, Đảng ủy làm gì mà để cho xảy ra các hiện tượng tiêu cực ấy. Không phải tôi ở trong ngành giáo dục mà tự bào chữa cho mình, nếu Đảng ủy, chính quyền các cấp mà không ra tay, các cơ quan giáo dục không làm gì được. Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại QH có bao nhiêu khuyết điểm đã nói hết rồi, nhưng tôi thì tôi nói thế này: Muốn chấn hưng giáo dục thì Đảng phải ra tay! Cơ chế xã hội mình không cho phép ngành giáo dục tự mình làm hết tất cả mọi việc. Vả lại nói đi thì cũng phai nói lại rõ ràng “Bác sỹ” đã khám đúng bệnh và kê đúng thuốc cho ngành Giáo dục, vấn đề là thuốc đắng quá uống một lúc cũng khó. Nó liên quan đến quyền lợi vật chất của nghiều người trong ngành để chấp nhận uống thuốc đắng là một việc không dễ dàng chút nào!

Giáo dục trong giai đoạn hội nhập rất cần những giảng viên giỏi mới đảm bảo thành công trong đào tạo, nhưng bây giờ người ta kêu nhiều quá về trình độ của không chỉ cử nhân mà thạc sỹ, tiến sỹ. Những thạc sỹ, tiến sỹ này lại trở thành những giảng viên, như vậy sản phẩm của họ là các sinh viên sau này cũng không thể nào giỏi được. Bao giờ mới thoát cái vòng luẩn quẩn này, thưa Giáo sư?

Điều đó là đúng. Bây giờ thì phải chấn chỉnh thôi, nhưng mà quan trọng nhất ngành giáo dục phải tăng cường thanh tra, phải tăng cường trách nhiệm của đội ngũ làm công tác quản lý giáo dục mà ở đây trước hết là Hiệu trưởng, Hiệu phó các trường, rồi phải xây dựng đội ngũ nhà giáo theo đúng tinh thần Chỉ thị 40 Ban bí thư. Ở bên Pháp, thạc sỹ chỉ có đi dạy cấp 3 thôi, nhưng nhà nước mình còn nghèo, nhu cầu học tập của dân thì rất lớn mà ngân sách mình thì không đủ để đào tạo cho nên chất lượng cũng phải lên dần chứ không thể đòi hỏi ngay một lúc được. Nhưng cái chính và mấu chốt là thế này, dạy phải cho ra dạy, một chương trình thạc sỹ đã có rồi thì phải dạy cho nghiêm chỉnh, thi cử cho nghiêm chỉnh và khi họ học xong phải có lượng kiến thức cho tương xứng với cái bằng mà họ nhận.

Vậy các trường CĐ – ĐH phải làm gì để đảm bảo chất lượng đào tạo thời hội nhập?

Tôi nghĩ là phải thu hút được nhân tài về trường của mình.

Đã có thời gian GS làm Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghê, chính sách và kinh nghiệm thu hút người tài của GS là gì?

Tôi làm Hiệu trưởng đi mời người tài về trường còn hơn cả Lưu Bị đi mời Khổng Minh. Khi tôi có quyết định làm Hiệu trưởng, tôi muốn mời Giáo sư Phan Đình Diệu về làm giáo viên trường tôi, Lưu Bị đi mời Khổng Minh ba lần, còn tôi đi mời thầy Diệu đến bốn lần tại nhà riêng ở nước ngoài thì thầy mới nhận lời, vì tôi muốn trường tôi có nhiều giáo sư giỏi, muốn vậy thì phải đi mời, thậm chí mời họ về làm cả chủ nhiệm bộ môn.

GS nghĩ gì về thị trường giáo dục khi chúng ta gia nhập WTO?

Điều này thì khá rõ ràng, người học sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn vì các nhà đầu tư giáo dục sẽ vào Việt Nam, hình thức du học tại chỗ, học Việt Nam lấy bằng nước ngoài, chất lượng giáo dục ngoại sẽ hấp dẫn nhiều người học. Giáo dục của họ là đào tạo ra nhưngc con người làm được việc và có kỹ năng tốt, đáp ứng được yêu cầu cao của các nhà tuyển dụng. Tình thế này đặt giáo dục đại học của chúng ta vào một sự cạnh tranh sống còn, nhất là các trường đại học dân lập. Giáo dục ĐH, công lập lẫn dân lập không năng động, không đổi mới, không chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục thì rất dễ bị thất bại trên chính sân nhà của mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cải cách hướng tới một Việt Nam tự do và trí tuệ

    03/08/2014TS. Lê Đăng DoanhNếu không có cải cách mạnh mẽ sẽ rất khó có một xã hội phát triển. Chỉ có dân mới cải cách được bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước không thể tự cải cách được chính mình...
  • Tại sao giáo dục Việt Nam khủng hoảng và đâu là lối thoát?

    19/02/2013Nguyễn Đình ĐăngNguyên nhân dẫn đến tấn bi kịch hiện nay của giáo dục Việt Nam nằm ở đâu? Phải chăng gốc rễ của vấn đề nằm ở hai điểm chính: Thứ nhất là truyền thống học để làm quan của người Việt và thứ hai là thái độ không tôn trọng (nếu không nói là coi rẻ) cá nhân con người trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là thái độ chưa thực sự tin tưởng trí thức...
  • Còn có thể đi tới triệt để hơn

    07/07/2012Nguyên NgọcCó lẽ chưa bao giờ sự quan tâm của xã hội đối với giáo dục lại tập trung, sôi nổi, ráo riết như những ngày này, thể hiện qua dư luận của nhiều tầng lớp nhân dân phát biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo hoặc của các tổ chức trong và ngoài ngành giáo dục, hoặc ở các diễn đàn độc lập của những người tự thấy cần lên tiếng một cách có trách nhiệm về vấn đề trọng đại và đang quá nhiều bức xúc này...
  • Lại bàn về giáo dục

    15/01/2011Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt Nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia.
  • Tối ưu trong khoa học kỹ thuật kinh tế và đời sống

    02/02/2007Hoàng TụyNếu trước đây hơn 30 năm, trong hoàn cảnh chiến tranh, nước ta vẫn đi đầu ở Đông Nam Á về giáo dục, y tế và một số lĩnh vực khoa học (trong đó có vận trù học và lý thuyết tối ưu) thì ngày nay chúng ta không còn giữ được vị trí đó, thậm chí có mắt đã tụt hậu so với họ và có xu hướng ngày càng tụt hậu xa hơn. Đã đến lúc không còn chỗ để thụt lùi thêm nữa. Tình hình phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh kinh tế ngày càng gay gắt đang đặt ra cho chúng ta một sự lựa chọn khắc nghiệt: hiệu quả, tối ưu hoặc là sa sút là lụn bại.
  • Phải nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền giáo dục

    16/03/2006Giáo sư Nguyễn Văn ĐạoĐiều quan trọng nhất để chấn hưng giáo dục (GD) là phải đổi mới căn bản tư duy về GD, dám nhìn thẳng vào sự lạc hậu của nền GD VN so với thế giới và so với yêu cầu của đất nước và của thời đại mới.
  • Trung thực: nền móng của cải cách giáo dục Việt Nam

    30/12/2005Phạm Xuân Anh"Trung thực nền giáo dục" chính là nền móng của CCGD nước ta hiện nay. Theo quan điểm chủ quan của tôi thì CCGD mà chúng ta đang tiến hành tựa như “xây nhà từ nóc” vậy. Chính vì vậy, những giải pháp chấn hưng giáo dục đều thất bại hoặc không mấy thành công. Tôi có cảm giác rằng nhiều ý kiến, biện pháp CCGD của nhiều tập thể, cá nhân đưa ra vừa qua khi họ đang ở trên… mây để quan sát nền giáo dục nước nhà vậy...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Mười vấn đề lớn của giáo dục

    21/11/2005Nguyên NgọcMột xê-mi-na độc lập về cải cách giáo dục, do giáo sư Hoàng Tụy đề xướng và chủ trì, được nhiều nhà khoa học và văn hoá trong ngoài nước tham gia thảo luận về các nội dung: Đánh giá thực trạng giáo dục, nêu những vấn đề giáo dục lớn hiện nay cần giải quyết và đề xuất các phương hướng chính chấn hưng giáo dục...
  • Mệnh lệnh từ cuộc sống

    02/07/2005Hà Thạch HãnCâu chuyện giáo dục lại nóng lên! Khi 23 nhà giáo, nhà khoa học mà đứng đầu là GS Hoàng Tụy “dâng sớ” đề nghị Thủ tướng Chính phủ cải cách và hiện đại hóa nền giáo dục, mọi người đều đồng thuận, hưởng ứng...
  • Lạm bàn về giáo dục

    09/07/2005Phạm Duy HiểnKhông riêng gì ở Việt nam, giáo dục hiện đang là bài toán khó, ngay ở những nước tiền tiến nhất trên thế giới. Trong xã hội hiện đại, thành bại là do vốn văn hoá, khoa học, công nghệ của con người quyết định, nên giáo dục đương nhiên là mặt trận xung yếu nhất của mọi quốc gia. Nơi đây những người lãnh đạo cao nhất của đất nước thường phải vào cuộc.
  • Sàng lọc giáo viên - cuộc "cách mạng" đầu tiên trong giáo dục

    24/11/2003Làm quản lý bao giờ cũng có người ủng hộ, người chống. Nhưng làm để người ủng hộ nhiều hơn người chống là được”. Ông Lê Doãn Hợp, bí thư Tỉnh ủy Nghệ An đã thẳng thắn mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên TTCN. Làm chủ tịch tỉnh rồi bí thư tỉnh ủy, ông luôn dành nhiều tâm huyết cho lĩnh vực giáo dục với một mục tiêu xác định: Nghệ An sẽ “đi nhanh” bằng giáo dục, một tỉnh nhiều khó khăn như Nghệ An muốn phát triển trước hết phải phát triển giáo dục để nâng cao cả “dân trí” và “quan trí”... (Ông Lê Doãn Hợp - Bí thư tỉnh ủy Nghệ An)
  • Chấn hưng giáo dục - chấn hưng quốc gia

    10/02/2003Trong bài viết này, tôi muốn phân tích một nguyên nhân cơ bản đã làm hỏng nền giáo dục của ta trong hai mươi năm qua mà hậu quả của nó bây giờ đã bắt đầu nặng và trong tương lai nếu tiếp tục thực hiện như bây giờ thì chưa lường hết được thảm họa của nó.
  • Chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa nền giáo dục

    08/02/2003Tôi có được đọc bản Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cần nói đây là một văn bản được soạn thảo công phu, xuất phát từ ý tưởng tốt đẹp muốn đem lại cho đất nước một nền giáo dục tiên tiến, phục vụ yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi bước vào thế kỷ 21. Song rất tiếc, đọc xong bản dự thảo, tôi chưa thấy được rõ nét bằng cách nào từ chỗ yếu kém hiện nay nền giáo dục của ta có thể vươn lên đáp ứng yêu cầu đó. Tôi có cảm tưởng đây là một bản kế hoạch dựa trên cơ sở nền giáo dục đang phát triển lành mạnh, đúng hướng, trong một thời kỳ lịch sử bình lặng của nhân loại và đất nước, cho nên cái gì cũng tính toán chi li, như thể chúng ta nắm chắc hết mọi yếu tố cần
  • xem toàn bộ